Từ hình tượng con người tha hương

Một phần của tài liệu cảm hứng về quê hương trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 40 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Từ hình tượng con người tha hương

Theo từ điển Từ và ngữ Hán Việt của Nguyễn Lân, “tha hương” có nghĩa là nơi “quê người, đất khách”. [39, tr. 629]

Trong Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, “tha hương” được hiểu là nơi xa lạ không phải quê hương mình nhưng buộc phải sinh sống ở đó. [55, tr. 907]

Như vậy, người phải “tha hương” là người buộc phải rời bỏ quê hương, sinh sống ở nơi xa lạ không phải quê hương mình.

Ta thường bắt gặp nỗi niềm tha hương trong thơ ca bởi đó là hiện tượng thường thấy của số phận con người. Con người khi sinh ra, ai cũng có một nơi gọi là quê hương. Có người cả đời được gắn bó với quê hương, nhưng có người vì hoàn cảnh mà phải rời xa mảnh đất ấy để đi lập thân lập nghiệp ở vùng đất khác. Khi phải lìa xa, trong tâm thức của kẻ tha hương luôn là sự hụt hẫng, đau khổ, nhớ thương vì đó là cuộc chia li với cả một thế giới hiện thực gần gũi mà mình gắn bó máu thịt như một phần thân thể. Con người không ai có thể sống thiếu quê hương – mảnh đất nơi ta sinh ra, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Nhiều sự vật thân thiết chốn quê hương đã từng ngày, từng giờ lưu dấu vào tâm thức của con người như mái nhà, mảnh vườn, giếng nước, thửa ruộng, … Vì vậy, cũng dễ hiểu khi những kẻ tha hương thường hướng tâm hồn mình về quê cha đất tổ, về nơi mình được sinh ra. Đó là nỗi niềm hoài hương. Càng đến xứ lạ, nỗi nhớ quê hương càng trở nên sâu đậm. Tất cả những gì thuộc về quê hương đã ăn sâu vào trong tiềm thức, ngấm vào máu thịt, là lẽ sống, là chốn yên bình trong tâm hồn. Dù có khó khăn, dù xa cách, chỉ cần được sống trong cái nôi quê hương yêu dấu ấy, con người cũng cảm thấy ấm áp. Trở về quê hương là ước muốn, là khát vọng, là tiếng gọi tha thiết trong trái tim của bất kì người con nào phải xa quê.

Do tha hương là một hiện tượng mang tính nhân loại như vậy, cho nên không đậm thì nhạt, không nhiều thì ít, các thi nhân đều từng gửi gắm tấm lòng thương nhớ quê hương vào trong tác phẩm của mình. Trong nền thơ ca trung đại Việt Nam trước Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát… đã có không ít những vần thơ nói về hình tượng con người tha hương. Khi đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, ta lại một lần nữa bắt gặp sự hiện hữu thường xuyên của hình tượng này.

Một phần của tài liệu cảm hứng về quê hương trong thơ chữ hán nguyễn du (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)