0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Cảm hứng về quê hương thông qua nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU (Trang 74 -84 )

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Cảm hứng về quê hương thông qua nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước

Đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, có thể thấy rằng, dù sống trong hoàn cảnh nào, nhà thơ vẫn luôn canh cánh một nỗi lòng với quê hương, đất nước. Đặc biệt, khi phải sống một cuộc đời tha hương, lưu lạc, nỗi niềm vọng cố hương càng trở đi trở lại trong thơ ông. Ước vọng được trở về giản dị là thế nhưng với ông lại khó lòng thực hiện. Cảm hứng về quê hương, vì thế, không chỉ được biểu hiện một cách gián tiếp thông qua cảnh đẹp thiên nhiên hay qua suy cảm về gia đình, người thân mà còn được biểu hiện trực tiếp qua nỗi nhớ quê, nhớ nước.

Nỗi nhớ quê hương da diết của kẻ tha phương sống trong xã hội loạn lạc được thể hiện rõ nét trong những bài thơ chữ Hán ở thời kỳ mười năm gió bụi.

Vì luôn canh cánh nỗi lòng của kẻ tha hương nên Nguyễn Du rất nhạy cảm, rất dễ xúc động. Nhìn thấy vầng trăng tròn, thấy khói bay lên từ mấy nóc nhà lác đác bên sông, nghe được tiếng chày đập vải của người khuê phụ, tiếng chim cuốc kêu… ông lại nhớ về quê hương. Những âm thanh ấy, những hình ảnh ấy không chỉ tác động mạnh đến tâm trí của Nguyễn Du mà còn dội mạnh vào tâm trí biết bao thi nhân xưa. Nhà thơ Lí Bạch đời Đường đã không ngăn được nỗi nhớ cố hương khi đối diện với vầng trăng:

Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu lên nhìn vầng trăng sáng, Cúi đầu xuống nhớ về quê cũ.)

(Tĩnh dạ tứ)

Cái đê đầu tư cố hương của Lí Bạch thấm nỗi buồn có chút gì đó nuối tiếc. Nguyễn Du không chỉ buồn, nuối tiếc mà còn đau đớn, xót xa. Vầng trăng sáng khiến ông thổn thức tấm lòng khi ý thức được hoàn cảnh tha hương của mình, khi biết quê hương đang cách xa vời vợi về cả không gian và thời gian. Trong cái buồn bã của thi nhân, chắc hẳn có tiếng thở dài của một con người trầm ngâm, lặng lẽ nhưng tiếng lòng lại luôn tha thiết với quê nhà:

Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm. Ky lữ đa niên đăng hạ lệ,

(Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn, Nghìn đặm nhớ quê, lòng gửi theo vầng trăng.) (Xuân dạ)

Một mình nằm sâu trong núi, cảnh vật xung quanh lại quạnh quẽ. Dưới ánh trăng mùa xuân, Nguyễn Du ý thức được hoàn cảnh xa xứ của mình, ông không thể cầm được nước mắt, lòng nhớ về quê hương:

Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ, Kinh niên biệt lệ nhạn thanh sơ.

(Dưới bóng trăng một mảnh lòng nhớ quê,

Tiếng nhạn đầu mùa khơi lại dòng lệ biệt li từ bao năm.) (Sơn cư mạn hứng)

Mười năm gió bụi ăn gửi nằm nhờ ở quê vợ khiến Nguyễn Du luôn có cảm giác cô độc vì không được sống trên mảnh đất quê hương, không người thân, không điểm tựa, không niềm an ủi. Thi nhân lúc nào cũng trong tâm thế của một kẻ lữ hành trên con đường chưa có điểm dừng chân. Khoảng thời gian mười năm gió bụi gợi ra cảnh ngộ phiêu dạt, long đong của nhà thơ. Dường như không có gì day dứt, dằn vặt hơn việc có quê hương mà không được trở về, cứ phải sống mãi nơi xứ người. Quá nửa cuộc đời, Nguyễn Du vẫn phải sống lang bạt, lưu lạc chân trời góc biển, mong được trở về quê chính là khát vọng lớn lao trong tâm hồn thi nhân lúc bấy giờ cho dù có nói ra hay không:

Thập tải phong trần khứ quốc xa, Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia.

Hành nhân mạc tụng Đăng lâu phú

Cường bán xuân quang tại hải nha (nhai).

(Mười năm gió bụi rời kinh thành đi xa, Đầu bạc phơ phơ ở nhờ nhà người.

Người đi đường chớ đọc bài phú “Đăng lâu”, Quá nửa tuổi xuân đã lưu lạc nơi góc biển.) (U cư II)

Cảnh sống của Nguyễn Du trong thời gian đó là cảnh sống cô đơn, thậm chí hai lần cô đơn, cô đơn giữa thời đại khi không tìm được lối đi cho mình và cô đơn giữa cuộc đời khi ông luôn thiếu vắng tri âm. Giữa cơn phong ba bão táp của thời đại, Nguyễn Du đã phải trải qua nhiều chìm nổi khiến ông lúng túng, không tìm được hướng đi đúng cho đời mình. Ôm ấp chí hướng hoài bão lớn lao nhưng không gặp thời, trở thành kẻ thất thế, tha hương nên ông luôn mang nặng tư tưởng bi quan, chán nản. Cuộc trốn chạy mười năm nơi quê vợ cũng là cách để Nguyễn Du trốn chạy thực tại. Nhưng ở ẩn mà ông vẫn luôn băn khoăn day dứt vì công danh không thành. Lúc này, ông lại nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhà thơ thấy thẹn với người hàng xóm an nhàn ngồi xe con, ngựa kéo đi đủng đỉnh. Có lẽ Nguyễn Du thẹn vì mình không được như người hàng xóm kia, không lo lắng, không vướng vào vòng danh lợi, chỉ cần vui thú với cảnh vật quê hương là đủ:

Dao ức gia hương thiên lí ngoại, Trạch xa đoạn mã quý đông lân.

(Xa nhớ quê hương ngoài nghìn dặm,

Thẹn với người hàng xóm ngồi xe nhỏ cưỡi ngựa hèn.) (Mạn hứng I)

Khi đi xa, nhất là trong hoàn cảnh phải chạy trốn, con người luôn cần một điểm tựa, cần một bến đỗ cho tâm hồn được thanh thản. Bến đỗ yên bình đó chính là quê hương. Có thể nói “mười năm gió bụi” là khoảng thời gian khó khăn nhất, đau khổ nhất cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của Nguyễn Du. Khi đó, nỗi nhớ và ước vọng được trở về quê hương lại trào dâng trong lòng ông. Quê hương như một động lực thúc đẩy ông sống mạnh mẽ hơn và vượt qua mọi gian khổ để một ngày nào đó được trở về với đất mẹ yêu thương.

Quê hương là tiếng gọi thiêng liêng, là nơi tâm hồn cảm thấy yên bình, thanh thản khi được trở về. Quê hương không chỉ là một mảnh đất, một ngôi nhà hay những kỉ niệm, đó là

biểu tượng cho những giá trị muôn đời: truyền thống gia đình và sự che chở của tiên tổ. Vì thế, phải sống xa quê hương là một nỗi bất hạnh không gì bù đắp được.

Cảnh tha hương đã đưa đẩy Nguyễn Du tới nhiều vùng đất, muốn về nhà mà chân cứ phải bước đi, càng đi lại càng xa quê, khoảng cách với quê hương ngày càng kéo dài, mọi sự vật hiện lên qua cái nhìn của thi nhân đều rất xa xôi:

Quỷ môn thạch kính xuất vân côn (căn), Chinh khách nam qui dục đoạn hồn.

(Đường đi khe đá ở Quỉ Môn từ chân mây chạy ra, Khách đi đường xa về Nam như muốn dứt hồn.) (Quỉ Môn đạo trung)

Thời gian làm quan ở Bắc Hà, Phú Xuân hay làm Cai bạ ở Quảng Bình, Nguyễn Du chán ngán cảnh quan trường, ông luôn cảm thấy cô đơn. Những lúc ấy, lòng ông lại hướng về quê hương. Nhà thơ cố nhìn về phía quê nhà nhưng chỉ thấy mây trắng bay đầy trời, hình bóng quê nhà vẫn mịt mờ ngoài tay với, cảnh vật đều nhuốm màu sương khói:

Cực mực hương quan tại hà xứ? Chinh hồng sổ điểm bạch vân biên.

(Nhướn mắt nhìn xem quê nhà ở chốn nào.

Chỉ thấy vài con chim hồng như vài nét chấm trên đám mây trắng.) (Thanh Quyết giang vãn diếu)

Cô độc, nỗi nhớ quê trào dâng trong lòng nhưng không gian xa cách quá, thời gian xa cách quá, ước vọng trở về quê hương của nhà thơ dù có tha thiết đến đâu cũng đành bất lực trước không gian, thời gian ấy:

Bắc vọng gia hương thiên tận đầu.

(Trông về bắc quê nhà ở tận cuối trời.) (Tân thu ngẫu hứng)

Nhưng dù vậy thì nỗi niềm với quê hương của Nguyễn Du vẫn không gì có thể ngăn cản được.

Nguyễn Du luôn day dứt khi không được trở về quê hương. Càng buồn và day dứt hơn khi quê nhà chỉ cách nơi mình ở có một ngọn núi trong dãy Hoành Sơn, đi ba ngày đường là có thể đặt chân lên mảnh đất quê hương mà bốn năm cũng chưa được về thăm lấy một lần. Tuy phong cảnh sông Ròn cũng vô cùng xinh đẹp, nhưng cảnh đẹp ấy cũng không thể giúp Nguyễn Du nguôi ngoai nỗi nhớ quê:

Vọng vọng gia hương tự nhật biên, Hoành Sơn chỉ cách nhất sơn điên. Khả liên qui lộ tài tam nhật,

Độc bão hương tâm dĩ tứ niên.

(Trông ngóng quê nhà xa tựa như ở bên mặt trời, Nhưng chỉ cách một ngọn núi trong dãy Hoành Sơn. Khá thương đường về nhà chỉ mất có ba ngày, Mà riêng ôm lòng nhớ nhà đã bốn năm.) (Nễ Giang khẩu hương vọng)

Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, người đọc có thể thấy khoảng cách giữa quê mình và quê người đôi khi không quá xa nhưng khoảng cách về tâm lí lại rất lớn vì nhà thơ không thể nào hòa nhập được với một vùng đất không phải nơi chôn rau cắt rốn của mình.

Bao nhiêu năm xa nhà xa quê, Nguyễn Du sống cuộc đời gió bụi truân chuyên trong cảnh ăn nhờ ở đậu, cuộc đời lênh đênh, chìm nổi như ngọn cỏ bồng. Bởi vậy, lòng ông lúc nào cũng nhớ về quê hương với một niềm day dứt khôn nguôi. Ông đã viết thơ Làm thay người đi thú lâu năm, nhớ nhà mà như viết tự ruột gan của chính mình, nỗi nhớ của chính mình:

Thập niên hứa quốc quân ân trọng, Thiên lí li gia lữ mộng trì.

(Mười năm dâng mình cho đất nước vì vua ơn nặng, Xa nhà ngoài ngàn dặm, giấc mộng đất khách dài.) (Đại tác cửu thú tư quy I)

Cùng một hoàn cảnh, cùng một tâm trạng, con người dễ đồng cảm, dễ tri âm với nhau. Cho nên, tiếng lòng của nhà thơ đã hòa với tiếng lòng của người lính thú xa quê đang mong ngóng ngày trở về.

Trong Thanh Hiên thi tập Nam Trung tạp ngâm, Nguyễn Du dành tình yêu quê hương cho Tiên Điền, cho Thăng Long. Trong Bắc hành tạp lục, tình yêu ấy còn lớn mạnh hơn nhiều vì quê hương đã được mở rộng ra thành cả đất nước. Mới qua trấn Nam Quan, nhà thơ đã xác định ranh giới giữa hai đất nước:

Lưỡng quốc bình phân cô lũy diện, Nhất quan hùng trấn vạn sơn tâm.

Một cửa ải hùng vĩ trấn giữa lòng muôn vạn núi.) (Trấn Nam Quan)

Ông rất ý thức về chuyện lãnh thổ, điều đó đã thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc của nhà thơ.

Trên hành trình đi sứ, Nguyễn Du càng cảm nhận rõ hơn khoảng cách giữa quê người với quê mình. Không gian rộng lớn, quê nhà lại xa xôi, khoảng cách về địa lí càng khắc sâu nỗi nhớ quê hương. Nhà thơ muốn trở về nhưng đường dài mịt mờ không biết đâu là lối đi. Vốn đã bơ vơ, nay ông lại bị mất cả phương hướng:

- Mang nhiên bất biện hoàn hương lộ, Xúc mục phù vân xứ xứ đồng.

(Mịt mù xa thẳm không nhận ra được con đường trở lại quê nhà, Mây nổi ngợp mắt trông chỗ nào cũng như nhau cả.)

(Nhiếp Khẩu đạo trung) - Dao không thất cố hương.

(Vời trông phía trời xa chẳng thấy quê hương.) (Tương giang dạ bạc)

Đến với thơ ca trung đại, người đọc thường bắt gặp những bài thơ “đăng cao”, “đăng lâu” của thi nhân. Lên cao để tìm được cảm hứng giữa vũ trụ bao la, để được cảm nhận cảm giác sảng khoái khi đứng giữa đất trời. Nguyễn Du trên đường đi vạn dặm cũng nhiều lần đăng cao. Nhưng ông lại không có cảm hứng đó. Cảm giác của ông giống như cảm giác của Đỗ Phủ ngày xưa. Bài thơ Đăng cao của Đỗ Phủ đã diễn tả hết nỗi lòng của nhà thơ lúc lên cao: buồn và ngao ngán vì mãi phải làm khách tha hương, phải sống trong cô đơn, già yếu và lắm bệnh:

Phong cấp, thiên cao, viên khiếu ai, Chử thanh, sa bạch, điểu phi hồi. Vô biên lạc diệp tiêu tiêu hạ, Bất tận trường giang cổn cổn lai. Vạn lí bi thu thường tác khách, Bách niên đa bệnh độc đăng đài.

(Gió thổi, trời cao, tiếng vượn kêu rầu rĩ,

Bến nước trong, làn cát trắng, chim bay liệng vòng. Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc,

Dòng sông dằng dặc, nước cuồn cuộn trôi.

Muôn dặm thu buồn, xót thân thường nơi đất khách, Suốt đời quặt quẹo, một mình lên ngắm trên đài.)

Cùng tâm trạng với Đỗ Phủ, Nguyễn Du đăng cao nhưng tâm hồn lại không có sự an nhiên, tự tại như những nhà thơ đời trước bởi trong tâm can của người khách bộ hành luôn trĩu nặng tâm sự. Đăng cao với Nguyễn Du là để trông về Tiên Điền, về Thăng Long, về đất nước:

Nguy lâu trĩ cao ngạn… …Cố hương không nhất nhai Tây phong ỷ cô hạm,

Hồng nhạn hữu dư ai.

(Lầu cao ngất đứng sừng sững trên bờ cao… …Quê hương một góc trời trống không

Trước ngọn gió tây, một mình đứng dựa lan can,

Vẳng tiếng chim hồng, chim nhạn bay qua thêm buồn.) (Đăng Nhạc Dương lâu)

Nỗi nhớ quê hòa vào nỗi xót xa của kẻ buộc phải xa quê hương. Qua sông Thiên Bình, chứng kiến cảnh những người dân bản xứ vui mừng, thi nhau chỉ về quê nhà của họ, Nguyễn Du lại chạnh lòng thương cho chính mình. Niềm vui của họ đã vô tình đánh trúng niềm khát vọng, mơ ước được trở về của nhà thơ khiến ông buồn não ruột:

Chu nhân thanh chỉ gia hương cận, Não sát thù phương lão sứ thần.

(Nhà thuyền tranh nhau trỏ quê nhà họ ở gần,

Não lòng ông sứ thần già ở phương khác đến, buồn muốn chết đi được.) (Quá Thiên Bình)

Vốn là người yêu thiên nhiên, Nguyễn Du không khỏi rung động trước cảnh đẹp, trong đó có cảnh núi non. Ông tự nhận mình là người yêu núi. Trong thơ chữ Hán, không ít lần nhà thơ ca ngợi cảnh đẹp của núi Hồng. Trên đường đi sứ, khi đi qua núi Tiềm, ông không khỏi rung động và nhớ về núi Hồng vì Tiềm sơn quá giống Hồng sơn. Áng mây, cây tùng, cây bách, tiếng vượn hú, nơi con chim hạc làm tổ, tất cả đều trở thành chất xúc tác làm Nguyễn Du nhớ quê hương hơn:

Biệt hậu tứ hà như. Lai đáo Tiềm sơn lộ, Uyển như Hồng Lĩnh cư. Vân hà viên khiếu ngoại, Tùng bách hạc sào dư.

(Ta vốn có tính yêu núi,

Sau ngày xa quê xa nhà, nhớ biết chừng nào! Hôm nay đi trên đường Tiềm Sơn,

Tưởng như đang ở trong dãy Hồng Lĩnh. Mây ráng bọc ngoài nơi có tiếng vượn hú, Cây tùng, cây bách thừa chỗ cho hạc làm tổ.) (Tiềm Sơn đạo trung)

Nhưng trong hành trình đi sứ, ít khi Nguyễn Du thấy những gì quen thuộc với sông núi quê hương như thế mà ông chủ yếu thấy những điều lạ mắt, người lạ, việc lạ:

- Nhất lộ phùng nhân diện tẫn sinh.

(Dọc đường toàn gặp người lạ mặt.) (Mạc phủ tức sự)

- Nhất lai nhất vãng nhân vô vấn.

(Thuyền qua lại, không ai hỏi han gì nhau.) (Tương Ngô trúc chi ca)

- Thanh âm thù dị bất đắc biện.

(Thanh âm khác lạ quá không hiểu được.) (Thái Bình mại ca giả)

Giữa nơi xa lạ, Nguyễn Du không thể hòa nhập, gắn bó, đặc biệt, với một người đa cảm như thi sĩ thì xứ người ấy càng khác với quê mình. Đó là sự khác nhau về văn hóa, phong tục, lối sống, ngôn ngữ, các điều kiện tự nhiên – xã hội của hai vùng đất… Cả cuộc đời lưu lạc, tha hương nên nhà thơ gặp không ít người lạ, việc lạ, nhưng chưa khi nào ông muốn hòa nhập, làm quen với những cái lạ ấy vì ông luôn coi mình là người phương xa.

Nỗi niềm nhớ quê, nhớ nước của nhà thơ được ghi rõ qua từng bước đi: hai tuần, mấy tuần, mấy tháng, một năm… Trái tim ông vẫn luôn vọng về chốn quê nhà xa xôi, vì thế, ông cứ đếm từng ngày từng tháng khi phải xa quê, xa nước:

(Qua mấy tuần xa đất nước, lòng như chết rồi.) (Mạc phủ tức sự)

Trời đêm, ngắm trăng, nhìn núi, ngồi dựa mui thuyền trông về phía xa xăm, nhà thơ lại đếm thời gian và nhớ về quê nhà:

Ỷ bồng thiên lí vọng,

Hợp nhãn cách niên ti (tư).

(Dựa mui thuyền trông ra nghìn dặm,

Nhắm mắt lại nghĩ đến chuyện đã cách một năm xa nhà.) (Sơn Đường dạ bạc)

Thời gian càng dài, không gian càng xa, lòng Nguyễn Du càng thêm thương nhớ. Điều đó lí giải vì sao rất nhiều lần nhà thơ quay đầu lại tìm đường trở về với quê hương, đất nước:

- Vạn lí hương tâm hồi thủ xứ, Bạch vân nam hạ bất thăng đa!

(Lòng nhớ quê nhà cách xa vạn dặm, quay đầu nhìn lại, Phía nam mây trắng nhiều không kể xiết.)

(Ngẫu hứng)

- Thương tâm thiên lí nhất hồithủ.

(Ngoài nghìn dặm bùi ngùi quay đầu lại.)

(Vũ Thắng quan)

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG VỀ QUÊ HƯƠNG TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU (Trang 74 -84 )

×