II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN
5. Về công tác lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hiện nay, tại Nhà máy in Quân đội chưa tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một hạn chế lớn của Nhà máy vì lập dự phòng sẽ giúp cho Nhà máy chủ động hơn về tài chính với các trường hợp rủi ro xảy ra trong sản xuất - kinh doanh. Dự phòng thực chất là việc ghi nhận trước một khoản chi phí thực tế chưa thực chi vào chi phí kinh doanh của niên độ kế toán để có nguồn tài chính cần thiết bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra cho niên độ kế toán sau. Do đó, Nhà máy nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giúp cho Nhà máy phản ánh chính xác giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên Bảng cân đối kế toán cũng như tình hình tài chính của Nhà máy. Mặt khác, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận dẫn đến giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho từng loại hàng tồn kho và được thực hiện một năm một lần vào cuối năm trên cơ sở kết quả kiểm kê hàng tồn kho và đối chiếu giá gốc với giá thị trường.
Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì Nhà máy phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số sự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Sau khi tiến hành lập dự phòng cho từng loại vật tư, kế toán phải tổng hợp toàn bộ các khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu vào trong Bảng kê chi tiết dự phòng. Bảng kê là căn cứ để hạch toán các khoản dự phòng.
Bảng số 33:
BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG Số TT Loại NVL ĐVT Số lượn g Đơn giá ghi sổ Đơn giá thị trường Chênh lệch Mức dự phòng 1 2 3 4 5 6 7=6-5 8=7x3 … … Tổng cộng
Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho sử dụng TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Kết cấu của TK này như sau:
Bên Nợ: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập.
Bên Có: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập.
Dư Có: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có.
Nội dung phản ánh:
- Cuối niên độ kế toán, khi tiến hành lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu, kế toán ghi:
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Cuối niên độ kế toán sau:
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, kế toán ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+ Trường hợp khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá nguyên vật liệu đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 - Giá vốn hàng bán
Thực tế tại nhà máy hiện nay, không nhất thiết phải lập dự phòng cho tất cả các loại nguyên vật liệu. Nhà máy chỉ nên trích lập dự phòng cho những loại nguyên vật liệu chính, có giá trị lớn như giấy, mực in,…