Điển tích, điển cố thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi (Trang 51 - 56)

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi.

2.2.2. Điển tích, điển cố thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi.

ưu- lo trước thiên hạ [5, 249].

2.2.2. Điển tích, điển cố thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi. Trãi.

ức Trai thi tập có rất nhiều bài thơ viết về thiên nhiên, thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của tác giả đối với những cảnh núi non, sông biển nơi nhà thơ từng đi qua. Tuy nhiên số lượng điển tích, điển cố tác giả sử dụng để nói về cảnh đẹp thiên nhiên lại không nhiều, chỉ có 24/156 điển tích, điển cố, chiếm 15,38%. Niềm vui, nỗi buồn của người nghệ sĩ có tâm hồn trong sáng bay bổng luôn gửi gắm vào phong cảnh đẹp đẽ nên thơ của quê hương đất nước. Một ngọn triều dâng, một con sóng vỗ, một tiếng chim chiều, một dòng nước chảy… tất cả như hoà cùng tâm hồn người nghệ sĩ luôn vượt lên mọi khó khăn của đời thường.

Trước hết là cảnh thiên nhiên mùa xuân nhẹ nhàng, tươi tắn trong bài

Mộ xuân tức sự (Cuối xuân tức cảnh): Nhàn trung tân nhật bế thư trai; Môn ngoại toàn vô tục khách hoài. Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão;

Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.

(Trọn ngày thong thả khép phòng văn; Khách tục bên ngoài chẳng bén chân. Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn; Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân.)

Khung cảnh thiên nhiên gần gũi nơi thư phòng, thư sảnh như trên rất ít được Nguyễn Trãi vận dụng điển tích, điển cố để gợi tả. Với chí khí của con người vượt gió, cưỡi sóng, những phong cảnh thiên nhiên trong thơ ông thường là cảnh núi cao, sông dài nơi ông đã từng đi qua như cửa Thần Phù,

núi Long Đại… Các điển tích, điển cố tác giả sử dụng cũng gợi cái nhìn mênh mông về một khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ, thường là các điển: Càn khôn, kình ba, kình ngao, La Phù, Băng thiềm… Đó là những nơi sắc nước bát ngát, cây khói xa vời mà con người có thể thoả chí tung hoành:

Càn khôn kim cổ vô cùng ý;

Khước tại thương lang viễn thụ yên. (Quan hải) Nghĩa là:

Lẽ của trời đất và xưa nay thực là vô cùng; Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát, cây khói xa vời.

Càn khôn là hai quẻ trong Kinh Dịch. Càn là tượng trưng cho đức tính kiên cường; trời, vua, cha, chồng, con trai là tượng của quẻ càn. Khôn

tượng trưng cho đức tính nhu thuận; đất, bề tôi, mẹ, vợ, con gái là tượng của quẻ khôn. Văn học cổ thường dùng càn khôn để chỉ trời đất vũ trụ. ở đây, Nguyễn Trãi sử dụng càn khôn vừa để chỉ trời đất vũ trụ nói chung, vừa chỉ cái mênh mông bát ngát của thiên nhiên mây trời.

Cái mênh mông bát ngát của thiên nhiên mây trời đặc biệt bộc lộ rõ qua những điển tích, điển cố tác giả sử dụng trong bài Long Đại Nham

(Núi Long Đại):

Khứ niên hổ huyệt ngã tằng khuy; Long Đại kim quan thạch huyệt kì.

Ngao phụ xuất sơn sơn hữu động;

Kình du tắc hải hải vi trì.

Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão; Thế thượng anh hùng thử nhất thì.

Lê Phạm phong lưu ta tiệm viễn; Thanh đài bán thực bích gian thi.

(Hang hùm năm trước đã từng coi; Nay lại hang rồng cũng đến chơi. Ngao đội núi lên thành động đấy; Kình bơi biển lấp hoá ao rồi.

Trong bầu nhật nguyệt trời luôn trẻ; Một thuở anh hùng tiếng để đời. Lê Phạm phong lưu đâu thấy nữa, Vách thơ rêu biếc nửa pha phôi.

Xuất hiện trong bài là các điển tích, điển cố như: Ngao, Kình… thể hiện cảnh hùng vĩ, nên thơ của động và vụng biển:

Ngao phụ xuất sơn sơn hữu động;

Kình du tắc hải hải vi trì.

Có truyền thuyết cho rằng phía đông biển Đột Hải có ba quả núi thần chân không dính vào đâu, là chỗ ở của các thánh, Thượng đế sai mười lăm con ngao (rùa lớn ở biển) đội núi để giữ lấy gọi là Tam đảo, Tam hồ. Người ta cho núi Long Đại cũng là núi tiên do ngao đội. Cũng có tích khác cho rằng núi náy trước đây ở giữa biển nhưng do cá kình bơi lấp biển nên đã thành ao. Hình ảnh ngao phụ, kình du thể hiện quan sát tinh tế của nha thơ. Hình ảnh này kết hợp với các truyền thuyết đã lưu truyền về cá kình, ngao biển càng làm cho câu thơ hấp dẫn người đọc bởi sự phong phú, tráng lệ của bức tranh thiên nhiên nơi sơn thuỷ hữu tình. Phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy lại được chứa đựng trong một bầu không khí thoáng đạt:

Hồ trung nhật nguyệt thiên nan lão; Thế thượng anh hùng thử nhất thì.

Sách Đạo Giáo nói rằng: xưa kia có người tên là Trương Thân nhà thường treo một cái bầu lớn, hoá làm trời đất, trong có mặt trời mặt trăng, đêm chui vào đấy mà ngủ, tự gọi là Hồ thiên, tức là trời trong bầu hay bầu

trời. Nguyễn Trãi dùng điển này nhằm chỉ bầu trời, bầu nhật nguyệt có thể hiểu là bầu trời nói chung chứa đựng mọi cảnh vật thiên nhiên cả núi non, vụng ao… có lẽ không đến nỗi khiên cưỡng. Trong bầu nhật nguyệt ấy còn chứa đựng cả cái tài năng, khí phách của người anh hùng một thuở, ấy mới là điều đáng quan tâm.Vậy đâu chỉ đơn giản là nói về cái hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên. Qua cái hùng vĩ, tráng lệ ấy ta còn nhận ra hình ảnh người anh hùng một thuở tiếng để muôn đời.

Những điển tích, điển cố được thi nhân sử dụng phong phú, sống động nhất để nói về thiên nhiên có thể kể đến là ở bài Đề Hoàng Ngự sử Mai tuyết hiên (Đề Mai tuyết hiên của Hoàng Ngự sử). Trong bài này, Nguyễn Trãi sử dụng các điển như: La Phù, tuần thiềm, Liêm Khê, Bá kiều… nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của mai và tuyết. Mai và tuyết hoà quyện lung linh đẹp như tiên nữ ở núi La Phù. Tất cả những điển tích, điển cố tác giả dẫn ra chỉ để khẳng định vẻ thanh cao, cốt cách trung trinh của mai và tuyết hay còn muốn nói đến cốt cách của người quân tử trong vẻ đẹp của sự đối sánh?

ở bài thơ khác, Nguyễn Trãi sử dụng điển tích, điển cố nói về thiên nhiên để khẳng định cái chí muốn vượt biển, khát vọng tung hoành bốn phương của con người:

Cửu vạn đoàn phong kí tích tằng; Đương niên thác tỷ bắc minh bằng.

(Mạn hứng II) Nghĩa là:

Cưỡi gió lên chín vạn dặm, nhớ xưa đã từng có chí ấy; Bấy giờ toan ví mình với chim bằng biển bắc.

Cửu vạn và bắc minh bằng là điển cố lấy từ trong Sách Trang Tử.

dặm, vỗ cánhcưỡi gió lên chín vạn dặm liền. Nói cánh chim bằng biển bắc

là nói đến khát vọng vươn tới của người quân tử. Con người muốn vươn lên vạn dặm biển khơi để khẳng định cái chí hồ hải của mình. Chí ấy là của con người muốn góp công, góp sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước độc lập, chủ quyền làm cho vua trở thành vua sáng, tôi trở nên tôi hiền, nhân dân no ấm.

Cũng có khi thiên nhiên được nói tới trong thơ ông là cái cao, trong của vầng trăng lạnh, chiếc gương thiềm treo lơ lửng trên cung trời:

Qui lai độc vững lan can toạ;

Nhất phiến băng thiềm quải bích tiêu. (Vãng hứng) (Trở về một mình dựa lan can ngồi,

Một tấm trăng sáng lạnh như băng treo trên vòm trời biếc.) Cảnh thì thật đẹp nhưng có gì như gợi buồn, có gì như một nỗi cô đơn đang tràn ngập trong lòng con người một mình dựa lan can ngồi. Băng thiềm là điển chỉ mặt trăng vì theo truyền thuyết trên mặt trăng có con thiềm thừ. Một tấm trăng sáng lạnh như băng treo trên vòm trời xanh biếc. Tấm trăng soi tỏ người ngồi đấy, giãi bày được cả tấm lòng trong sáng của con người trước cuộc đời. Song có lẽ khi dùng điển này, trong lòng Nguyễn Trãi đã có phần chất chứa bi kịch của con người bị từ chối, bị gạt bỏ ra khổi bộ máy chính quyền do ông dày công gây dựng nên?

Như vậy, so với điển tích, điển cố về lí tưởng trung quân ái quốc thì điển tích, điển cố thể hiện tâm hồn nghệ sĩ và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi có phần ít hơn. Tuy nhiên, với số lượng ít ỏi ấy, thiên nhiên đất nước vẫn hiện lên trong thơ ông tươi mới, sáng trong thể hiện được tâm hồn lãng mạn. tinh tế của vị anh hùng dân tộc. Nguyễn Trãi miêu tả thiên nhiên cũng chính là để ca ngợi, tưởng nhớ đến các bậc anh hùng, hào kiệt

của đất nước; để suy tư về những vấn đề lớn lao của cuộc sống dân tộc, để phát biểu những liên tưởng mang ý nghĩa triết học về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, giữa cái đã qua, đang qua vá sắp tới…[10, 426- 427]. Điển tích, điển cố nói về thiên nhiên thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Trãi có phần ít hơn so với điển tích, điển cố diễn tả lý tưởng ưu quân ái quốc của ông là do nhiều nguyên nhân. Trước hết Nguyễn Trãi là bậc khai quốc công thần, trong ông luôn tồn tại một con người công dân có ý thức sâu sắc về vận mệnh của đất nước, của dân tộc. Nguyễn Trãi làm thơ là để tỏ lòng bày chí, tỏ rõ quan điểm sống, chiến đấu của mình. Hơn nữa thơ về thiên nhiên thể hiện tâm hồn nghệ sĩ chỉ có thể được khi con người cảm thấy thoải mái, thanh thản nhất mặc hồn mình bay bổng với thế gian. Dù ít ỏi nhưng những bài thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi đã thể hiện óc sáng tạo, tâm hồn bay bổng của tác giả, phần nào nói lên tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên đất nước.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi (Trang 51 - 56)