Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi.
2.1.1.1. Về số lượng.
Với 99 bài thơ, tập thơ có tới 71 bài có sử dụng điển tích, điển cố, chiếm 71,7%. Số bài không sử dụng điển tích, điển cố là 28/99, chiếm 28,3%. Như vậy, số bài không sử dụng điển tích, điển cố chưa đến 1/3 tập thơ.
Trong tổng số 99 bài thơ (2 bài trường thiên, 12 bài tứ tuyệt và 85 bài bát cú) có tới 156 lượt điển tích, điển cố được sử dụng. Trung bình mỗi bài
sử dụng gần 2 điển tích, điển cố. Có những bài vận dụng tới 4 điển tích, điển cố như: Mạn hứng II (bài 55):
Mạn hứng II
Ô thỏ thông thông vãn bất lưu; Hồi đầu vạn sự tổng nghi hưu.
Không hoa ảo nhãn miên tiêu lộc;
Tục cảnh kinh tâm suyễn nguyệt ngưu. Nụy ốc thê thân kham độ lão;
Thương sinh tại niệm độc tiên ưu. Bành thương Tang Cốc đô hưu luận; Cổ vãng kim lai lạc nhất khâu. Nghĩa là:
Thấm thoắt quang tâm kéo chẳn lùi; Quay đầu muôn việc thảy nên thôi. Mắt hoa hươu lá ngờ mơ thấy; Cảnh tục trâu phào sợ nguyệt oi. Qua buổi nương già nhà lọ hẹp; Vì dân lo trước dạ khôn nguôi. Cốc Tang thọ yểu đừng bàn nữa; Xưa trước nay sau cũng một bài. Có bài vận dụng tới 6 điển như:
Mạn thành I (bài 64):
Nhãn trung phù thế tổng phù vân; Oa dốc kinh khan nhật Tấn Tần. Thiên hoặc táng tư tri hữu mệnh; Bang như hữu đạo diệc tu bần.
Đỗ Phủ thuỳ lân dĩ ngộ thân. Thế sự bất tri hà nhật liễu; Biển chu quy điếu ngũ hồ xuân.
Làm chơi I
Xem ra cuộc thế thảy mây bèo; Tần Tấn sừng sên chuyện chán phèo. Trời nếu bỏ văn là bởi mệnh;
Nước khi có đạo cũng hiểm nghèo. Trần Bình tự biết làm to được; Đỗ Phủ ai thương bị lẫn nhiều. Thế sự bao giờ xong hết đấy? Năm hồ thuyền lá thú bao nhiêu!
Thậm chí ở bài Đề hoàng ngự sử Mai tuyết hiên Nguyễn Trãi sử dụng tới 8 điển tích, điển cố:
Trãi quan nga nga diện tự thiết, Bất độc ái liên kiêm ái tuyết. ái mai ái tuyết ái duyên hà?
ái duyên tuyết bạch mai thanh khiết. Thiên nhiên mai tuyết tự lưỡng kỳ; Cánh thiêm đài bách chân tam tuyệt.
La Phù tiên tử băng vi hồn;
Khoảnh khắc năng linh quỳnh tác tiết. Dạ thâm kì thụ toái linh lung.
Nguyệt hộ phong song hàn lẫm liệt. Nhược phi phong đệ ám lương lai; Phân phân nhất sắc hà do biệt?
Ngân hải dao quang cánh thanh triệt. Cửu trùng chẩn niệm cập hà manh; Vạn lí cảm y dao trú tiết.
Sương phong quyển địa khí hoành thu; Thân tại Viêm bang tâm Nguỵ Khuyết. Giao nam thập nguyệt noãn như xuân; Mộng trung chỉ hữu hoa kham chiết. Tương tâm thác vật cổ hữu chi; Cao trục thâm kì đạo tiên chiết.
Đông Pha vị trúc bất khả vô;
Liêm Khê ái liên diệc hữu thuyết.
Càn khôn vạn cổ nhất thanh trí;
Bá Kiều thi tứ Tây hồ nguyệt. Dịch thơ là:
Hiên ngang mũ trãi mặt tựa sắt; Không những yêu mai lại yêu tuyết. Yêu mai, yêu tuyết bởi vì đâu? Vì tuyết trắng mà mai thanh khiết. Thiên nhiên mai tuyết hai giống kỳ; Lại thêm bách đài đủ tam tuyệt. Tiên nữ La Phù giá làm hồn;
Khoảnh khắc ngọc quỳnh ra nát bét; Đêm khuya cây ngọc tan long lanh; Trăng ngõ gió song lạnh ráo riết
Nếu không hương ngầm gió thoảng đưa; Một sắc lan man sao phân biệt?
Biển bạc ánh lay trong thấu triệt. Gío sương cuốn đất khí thu hăng.
Thân ở phương Nam lòng Nguỵ Khuyết. Giao nam tháng mười ấm như xuân; Trong mộng chỉ hoa này đáng chiết. Đem lòng gửi vật người thuở xưa; Cao bước dốc mong theo tiền triết. Đông Pha bảo trúc không thể thiếu Liên Khê yêu sen có thuyết hay
Càn khôn muôn thuở niềm trongtrắng Tứ thơ cầu Bá trăng hồ Tây.
Như vậy, với ức Trai thi tập Nguyễn Trãi đã sử dụng một số lượng điển tích, điện cố vô cùng phong phú. Điều đó thể hiện rõ nét ảnh hưởng của phương pháp sáng tác văn học trung đại đối với các tác phẩm của Nguyễn Trãi song cũng chứng tỏ cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi là người đọc rộng hiểu nhiều, thông kim bác cổ, và tài năng nghệ thuật của tá giả trong việc vận dụng các yếu tố văn học nước ngoài nhằm thể hiện tình cảm cảm xúc của bản thân.