Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi.
2.2.1. Điển tích, điển cố thể hiện lí tưởng ưu quân ái quốc của Nguyễn Trãi.
tâm sự buồn của người anh hùng sau chiến trận bị lãng quên:
Chỉnh đốn càn khôn tòng thử liễu; Thế gian na cánh sổ anh hùng. Tức:
(Chỉnh đốn càn khôn từ đó là xong;
Thế gian lại có đếm xỉa gì bực anh hùng nữa.)
Đề kiếm- Đề gươm
Tóm lại, qua khảo sát có thể thấy việc sử dụng điển tích, điển cố của Nguyễn Trãi rất đa dạng, phong phú và linh hoạt. Đa dạng về số lượng, đề tài; phong phú, linh hoạt về tần suất sử dụng và cách dẫn điển. Tất cả những đa dạng, linh hoạt đó tạo nên sự độc đáo của riêng tác giả gọi là hiệu quả nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi.
2.2. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng điển tích, điển cố trong ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi. trong ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi.
2.2.1. Điển tích, điển cố thể hiện lí tưởng ưu quân ái quốc của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi là bậc công thần luôn gắn bó vói mọi bước đi của đất nước, của dân tộc. Cuộc đời ông tuy có lúc thăng, lúc trầm, có khi phải chịu tù tội nhưng tấm lòng ông luôn canh cánh một nỗi niềm:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng - bài 5)
Tấm lòng ưu quân ái quốc suốt đời cuồn cuộn như nước triều đông không bao giờ ngừng chảy, không bao giờ thôi cuộn sóng.
Trong bất kì hoàn cảnh nào ông luôn mơ ước xây dựng được một xã hội có vua sáng, tôi hiền, nhân dân no ấm:
Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn, Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền.
(Tự thán - bài4)
Thời Nghiêu Thuấn là một xã hội cổ xưa ở Trung Quốc, ở thời đó vua là một vị vua hiền, nhân từ, xã hội bình ổn, nhân dân no ấm. Xã hội bình ổn đến mức không hề có hiện tượng trộm cắp, người dân ra khỏi nhà không cần phải đóng cửa. Nhân dân no đủ đến mức ra ngoài đường nhìn thấy của rơi người ta không buồn nhặt. Người người vui vẻ, nhà nhà đầy đủ, sung túc. Nguyễn Trãi mơ ước xây dựng xã hội trên và suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp mà mình đặt ra.
Thơ văn là phương tiện để con người giãi bày tâm sự, gợi mở lòng mình với xung quanh, là phương tiện để con người nói lên chí hướng của mình. Nhất là trong văn học trung đại. Người trung đại quan niệm Thi dĩ ngôn chí - làm thơ là phải nói lên cái chí của con người. Tất cả các nhà thơ, nhà văn trung đại khi sáng tác thơ ca đều không nằm ngoài quan niệm ấy. Nguyễn Trãi cũng vậy. Cuộc đời anh hùng, khí phách hiên ngang của ông được phản ánh rất đậm nét trong thơ văn ông, đặc biệt là trong ức Trai thi tập.
Điển tích, điển cố nói về tấm lòng trung quân ái quốc của con người từ xưa đến nay rất nhiều, Nguyễn Trãi đã vận dụng kho điển tích, điển cố phong phú ấy để nói lên lí tưởng của mình. Trong toàn bộ tập thơ, với 156 điển tích, điển cố được sử dụng có tới 41 điển nói về lí tưởng trung quân ái quốc, chiếm 26,28%. Những điển tích, điển cố được Nguyễn Trãi vận dụng
phần lớn là các điển nói về các nhân vật là trung thần của các triều đại Trung Hoa như: Tử Mỹ, Bá Nhân, Vương Thức, Quản Ninh… Đây là các điển tích, điển cố nói đến lòng trung của bề tôi đối với các triều đại, những ông vua- người đứng đầu các triều đại ấy. Đối với Nguyễn Trãi, chữ trung được hiểu hết sức linh hoạt. Trung ở đây không phải chỉ là trung với vua mà còn là trung với nước, mặc dù khái niệm trung với nước còn rất mới mẻ so với thời đại của ông.
Lý tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi thể hiện trước hết ở tấm lòng của kẻ bề tôi nhớ về quá khứ đất nước, ôm mối hận của một triều đại đã tan dã mà ứa lệ nhìn non sông trong tay giặc thù:
Tử Mỹ cô trung Đường nhật nguyệt,
Bá Nhân song lệ Tấn sơn hà. (Loạn hậu cảm tác) Nghĩa là:
Tử Mỹ giữ lòng cô trung với ngày tháng nhà Đường, Bá Nhân ứa hai hàng lệ khóc cho non sông nhà Tấn.
Đây là bài thơ được xác định là làm trong thời kì Nguyễn Trãi còn chưa thành công, khoảng năm 1409- 1410. Đây cũng là thời điểm sau khi nhà Hồ để mất nước khoảng 4 - 5 năm.
Tử Mỹ là tên tự của đại thi hào Đỗ Phủ, người đời Đường. Khi loạn An Lộc Sơn xảy ra, ông lánh vào đất Thục làm thơ biểu lộ lòng trung của mình đối với nhà Đường. Còn Bá Nhân tức Chu Nghĩ, người đời Tấn ở Trung Quốc, làm quan đến chức Thượng Thư tả bộc xạ. Khi nhà Tấn mất ông chạy sang Giang Đông cùng các danh sĩ yến hội ở Tân Đình, nhìn non sông mà ứa lệ khóc than rằng: Phong cảnh bất thù cử mục hữu sơn hà chi dị (Phong cảnh y nguyên mà nhìn ra thì non sông đã khác). Hai từ sơn hà
câu thơ trên, Nguyễn Trãi nhằm kí thác tấm lòng cô trung với triều Hồ và nhỏ lệ khóc than cho non sông nước Việt đã mất vào tay kẻ thù. Tác giả Bùi Duy Tân trong bài Hồ Quý Ly qua thơ văn của Nguyễn Trãi cho rằng có thể thay thế hai câu thơ trên thành:
Nguyễn Trãi cô trung Hồ nhật nguyệt, ức Trai song lệ Việt sơn hà.
Điều này phần nào có thể được người đọc đồng tình vì khi làm bài thơ này, cụ ức Trai mới chỉ thờ một triều đại là triều Hồ. Bên cạnh đó, cụm từ trung với nước ở thời kì đó tuy còn rất mới mẻ song vẫn có thể được chấp nhận bởi ở nước ta sơn hà có nghĩa là tổ quốc, là quốc gia dân tộc, nó là cả non sông đất nước Việt Nam, cả truyền thống văn hoá Đại Việt, nó không thuộc về bất cứ triều đại nào, không gắn với tên riêng của người sáng lập ra triều đại đó. Việc hiểu Nguyễn Trãi nhỏ lệ khóc cho quốc gia Đại Việt là hoàn toàn có lí. Qua đó ta cũng nhận thấy tấm lòng của con người đang băn khoăn muốn đi tìm con đường giải phóng dân tộc ra khỏi ách đô hộ của ngoại bang.
Đó cũng là lí tưởng của con người luôn luôn lo lắng cho dân, cho nước, luôn có tấm lòng tiên ưu, hậu lạc- lo trước, vui sau: Trong bài Hải khẩu dạ bạchữu cảm (Đêm đậu thuyền ở cửa biển) ông viết:
Bình sinh độc bão tiên ưu chí; Tạ ủng hàn khâm dạ bất miên.
(Bình sinh một mình ôm cái chí lo trước; Ngồi ôm chăn lạnh suốt đêm không ngủ.)
Tiên nghĩa là trước hết, ban đầu; độc là duy nhất, chỉ một mà thôi. Tiên ưu: mối ưu tư trước tiên lại gắn với từ độc là duy chỉ có mối ưu tư trước tiên ấy luôn canh cánh bên lòng. Suốt đêm không ngủ hay suốt đời không ngủ vì lo trước thiên hạ, từng lời thơ như thấm đẫm tâm sự của cụ ức
Trai. Đó là một niềm thao thức luôn canh cánh bên mình. Nỗi niềm thao thức vì dân, vì nước, vì cuộc đời con người ấy sau hơn năm trăm năm đến với chúng ta như một lời gửi gấm. Chí khí bền bỉ đến già vẫn không mệt mỏi, tấm lòng ưu ái đến chết vẫn thắm nhưson…[5, 253].
ấy là lúc chưa toại nguyện đường công danh. Còn khi thành công rồi, tưởng đến lúc bản thân sẽ được sống hưởng thụ những thành quả mình đã góp công, góp chí làm nên, lòng vị anh hùng dân tộc vẫn canh cánh nỗi lo cho dân, cho nước:
Hậu lạc tưởng tri chung hữu ý;
Hảo tương sự nghiệp bách niên khan.
(Thứ vận Trần thượng thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường)
Nghĩa là:
Vui sau tưởng cũng rốt cuộc là có ý; Hãy đem sự nghiệp trọn đời mà xem.
(Hoạ vần Trần thượng thư đề thảo đường Nguyễn bố chánh)
Cùng là điển cố được rút ra từ câu nói của Phạm Trọng Yêm, một danh sĩ đời Tống ở Trung Quốc, người nổi tiếng về khí tiết: Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc, nghĩa là: Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Nguyễn Trãi đã nói lên tấm lòng luôn lo lắng cho dân, cho nước dù ở trong bất kì thời điểm nào, khi đất nước còn bị giặc Minh đô hộ, bản thân ông vẫn bị giam cầm, hay khi đất nước đã thanh bình, bóng giặc đã tan. Chỉ với hai chữ tiên ưu, hậu lạc tấm lòng trung trinh, trong sáng của con người tài năng, đức độ Nguyễn Trãi được bày tỏ sâu sắc.
Lý tưởng của Nguyễn Trãi ở đây còn là lí tưởng xây dựng một đất nước vững bền dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Nguyễn Trãi cho rằng:
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ; Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên.
(Quan hải) (Lật thuyền mới biết dân như nước; Cậy hiểm khôn xoay mệnh ở trời.)
Trước hết, có thể nhận thấy Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ chính là lời của Lý Uyên nhắc nhở con mình là Lý Thế Dân về vai trò của dân đối với nước, đối với nền chuyên chính: Dân cũng như nước, nước có thể đẩy thuyền, cũng có thể lật thuyền. Đây cũng là một câu cũ chép trong sách Gia ngữ, là lời Khổng Tử thưa với Ai Công. Nhưng triều đại nhà Đường tồn tại trong mấy trăm năm đã thực hiện lời di huấn ấy ra sao?...? Còn Nguyễn Trãi, ông luôn đề cao sức mạnh của nhân dân. Mở đầu bản Bình Ngô đại cáo ông viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Và trong suốt cuộc đời làm quan của mình ông vẫn một lòng lo cho dân, đề ra việc thực hiện mọi chính sách đều có lợi cho nhân dân. Trong lời tâu với vua Lê Thái Tổ về việc soạn nhạc lễ, Nguyễn Trãi đã bộc lộ một tư tưởng lớn:… Dám mong bệ hạ rủ lòng yêu thương và chăn nuôi muôn dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu, đó tức là cái gốc của nhạc. ở đây Nguyễn Trãi khẳng định gốc của nhạc không phải là sự hài hoà về âm thanh mà là hoà bình, là làm cho dân chúng được an cư lạc nghiệp.
Tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng sôi lên khi nghĩ đến đám dân xanhđầu còn đang cơ cực:
Oải ốc thê thân kham độ lão; Thương sinh tại niệm độc tiên ưu.
(Mạn hứng- bài III)
(Nương thân dưới mái nhà lụp sụp có thể tạm qua lúc tuổi già;
Nhưng nghĩ đến đám dân xanh đầu thì một mình cứ phải lo cái lo trước.)
Dù mong muốn được trở về sống với nơi chim rừng gió núi, sơn thuỷ điền viên nhưng lòng ông vẫn nặng mối tiên ưu, luôn day dứt lo cho nước. Một lần nữa lại có sự gắn kết độc với tiên ưu. Điều đó khẳng định mong muốn thực hiện lí tưởng của bản thân nhằm xây dựng một đất nước nhân dân no đủ, nơi nơi không còn nghe thấy tiếng hờn giận, oán than của người cơ cực trở thành lý tưởng sống duy nhất trọn đời của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
Tình cảm của Nguyễn Trãi, dĩ nhiên không chỉ gắn bó sâu nặng với nhân dân, đất nước mà còn với vua nữa, bởi vì đối với một người yêu nước chân chính trong thời đại của ông thì yêu nước, yêu dân phải gắn với yêu vua. ái quốc, ái dân không thể tách rời trung quân. ở đây Nguyễn Trãi thể hiện lòng trung của mình với một vị minh quân là Lê Lợi, người đã rất tâm đầu ý hợp với ông trong việc vạch mưu tính kế chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho nước nhà, người mà trong suốt những năm bị giam cầm ở thành Thăng Long ông vẫn luôn mong ngóng, đến lúc nghe tin thì bất chấp cả gian nguy của bản thân để tìm đến theo. Việc Nguyễn Trãi tìm đến với Lê Lợi được đánh giá như chim khôn biết chọn cây mà đỗ. Tình cảm Nguyễn Trãi dành cho minh chủ rất sâu nặng, như Y Doãn đối với vua Thang nhà Thương, như Tử Mạnh đối với vua Hán Vũ Đế của nhà Hán…
ý thân phụ chính tưởng Chu công; Xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng.
Ngọc kỉ di ngôn thường tại niệm;
Kim đằng cố sự cảm ngôn công. An nguy tự nhiệm phù vương thất; Tả hữu vô phi bảo thánh cung.
Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất;
ủng Chiêu cẩn khả ấp dư phong.
(Chu công phụ Thành vương đồ) Dịch thơ là:
Người thân phụ chính nhớ Chu công; Y Doãn quyền nghi vốn một dòng. Ghế ngọc trối lời thường để dạ;
Hộp vàng câu chuyện dám khoe công. Tự đương trách nhiệm phò vương thất; Gì chẳng phù trì giữ thánh cung.
Tử Mạnh dám đâu xem phưởng phất? ủng Chiêu cũng chỉ vái dư phong.
(Tranh Chu công giúp Thành vương)
Y Doãn - bậc công thần của nhà Thương, giúp vua Thang đánh Kiệt, vua Thang chết cháu là Thái Giáp vô đạo, Y Doãn đày đi đất Đồng, được ba năm Thái Giáp hối hận, Y Doãn lại đón về kinh đô, Mạnh Tử khen Y Doãn là thánh. Tử Mạnh chính là Hoắc Quang, đại tướng quân của nhà Hán vâng theo di chiếu của Hán Vũ Đế, ủng phò Chiêu Đế. Nguyễn Trãi cũng là bậc công thần phò vua giúp nước qua cả mấy đời vua từ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, sự nghiệp cũng dài lâu như sự nghiệp ủng phò Chiêu Đế của Tử Mạnh hay Y Doãn vậy. Việc so sánh bản thân với Y Doãn, Tử Mạnh cho chúng ta thấy Nguyễn Trãi hoàn toàn ý thức được về tài năng, công trạng của mình đối với đất nước. Ông thấy rằng tài năng của mình có thể sánh
ngang với các vị công thần khai quốc của đất nước Trung Hoa rộng lớn và lâu đời. Đó là điều hết sức tiến bộ trong cách dùng điển của cụ ức Trai, khác với Nguyễn Khuyến sau này:
Nhân hứng cũng vừ toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
(Thu vịnh)
Ông Đào tức ông Đào Tiềm (Đào Uyên Minh, Đào Bành Trạch), tự là Nguyên Lượng, là nhà thơ lớn, học rộng, tính phóng khoáng không chịu sự gò bó. Có lần làm huyện lệnh huyện Bành Trạch thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, được tám mươi ngày, trên quận phái viên đốc bưu huyện. Theo lệ phải mũ áo ra đón. Ông than: Ta không thể vì lương năm đấu gạo mà luồn cúi kẻ tiểu nhân. Bèn từ quan, làm bài thơ Quy khứ lai từ nổi tiếng rồi về sống với ruộng vườn cây cỏ. Nguyễn Khuyến dùng điển về Đào Tiềm là để thẹn cho tài năng và khí phách của mình.
Có những lúc, Nguyễn Trãi còn nhớ đến những kỉ niệm năm xưa khi ở Lam Sơn dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, rèn luyện quân sĩ. Trong đêm đỗ thuyền ở cửa biển, tác giả nhớ đến vua với tấm lòng son:
Tuế nguyệt vô tình song mấn bạch; Quân thân tự niệm thốn tâm đan.
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm) (Năm tháng lãng đi hai mái tóc bạc;
Quân thân nghĩ tới tấc lòng son.)
Hai chữ tâm đan đã nói lên đầy đủ, tron vẹn tấm lòng của một bề tôi trung thành, tấm lòng đỏ như son không bao giờ phai nhạt. ở đây còn có sự đối lập giữa đầu bạc với lòng son. Năm tháng có qua đi, mái đầu xanh sẽ hoà cùng sương gió cuộc đời, ngoại hình có thay đổi nhưng tấm lòng trung
với vua, với nước, hiếu với nhân dân, cha mẹ thì không bao giờ phai. Đó là lời nhắn nhủ, cũng là lời khẳng định.
Ngay cả khi về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng hướng về vua, về nước. Trong bài Mạn thành I, ông viết:
Trọng Ni tam nguyệt vô quân niệm;
Tử Mạnh cô thần lự hoạn tâm. (Trọng Ni buồn vắng vua ba tháng; Mạnh Tử lo cho tôi mồ côi.)
Sách Mạnh Tử nói: Khổng Tử ba tháng không có vua thì có vẻ bâng khuâng, nguyên văn: Tam nguyệt quân vô tắc hoàng như dã. Nghĩa là đã về ở ẩn rồi Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nhớ đến vua. Ông còn bâng khuâng nghĩ đến bản thân, một kẻ cô thần. Bởi Sách Mạnh Tử cũng nói: Độc cô thần nghiệt tử kì tháo tâm giả nguy kì lự hoạn dã thâm, nghĩa là: Chỉ có