Về đề tài.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi (Trang 33 - 37)

Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi.

2.1.1.2. Về đề tài.

Bên cạnh việc sử dụng phong phú về số lượng, Nguyễn Trãi còn sử dụng hết sức đa dạng đề tài trong các điển tích, điển cố. Đề tài được Nguyễn Trãi sử dụng điển tích, điển cố để phản ánh rất đa dạng: từ tình yêu thiên nhiên đến tình cảm cha con, anh em, bạn bè; từ niềm vui của người yêu nước được thấy non sông đổi mới đến nỗi đau của kẻ cô thần, của người trung thần bị vua chối bỏ…

Nguyễn Trãi sử dụng điển cố để thể hiện những cung bậc rất khác nhau trong tình cảm, cảm xúc của bản thân. Chẳng hạn cảm xúc của con

người trước thiên nhiên mùa xuân trong bài Mộ xuân tức sự: Nhàn trung tận nhật bế thư trai;

Môn ngoại toàn vô tục khách lai. Đỗ vũ thanh trung xuân hướng lão;

Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai.

(Trọn ngày thong thả khép phòng văn; Khách tục bên ngoài chẳng bến chân. Khắc khoải quyên kêu xuân đã muộn; Hoa xoan mưa nhẹ nở đầy sân.)

Bài thơ bộc lộ tâm hồn đa cảm của con người giàu lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc đời, yêu con người. Đây quả là cuộc sống của một vị đạo tiên nơi thư phòng u tịch, không hề bị quấy rầy bởi bước chân khách tục. Mùa xuân đã muộn, đã chín bởi ta đã nghe tiếng quyên kêu. Chim quốc kêu là dấu hiệu đầu tiên cho ta thấy mùa hè sắp đến. Và hình ảnh đẹp nhất có thể nói đến là cảnh Nhất đình sơ vũ luyện hoa khai (Cả sân hoa xoan nở dưới mưa phùn). Hoa xoan là loài hoa nhỏ màu tím thường nở vào mùa xuân dưới trời mưa phùn, hương xoan rất thơm. Chính trong nguyên bản chữ Hán ức Trai thi tập cũng có ghi lời chú rằng: Sách Nhĩ Nhã nói cây xoan tháng ba nở hoa thơm phức cả xuân. Hình ảnh hoa xoan nở trong mưa nhẹ rụng đầy sân là xuất phát từ một điển cố rất xưa và rất phù hợp với tiết xuân ở ta: cuối tháng ba là khi xuân đã muộn. Cái nhẹ nhàng của hoa nở rụng cùng hoà quyện trong cái nhẹ nhàng của hạt mưa lất phất bay cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và những quan sát vô cùng tinh tế của nghệ sĩ. Lời thơ vui vẻ gắn với cuộc sống tươi đẹp.

Trong bài Quan hải (Đóng cửa biển), Nguyễn Trãi cũng thể hiện niềm vui của con người có chí ngao du bốn biển qua hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ:

Càn khôn kim cổ vô cùng ý;

Khước tại thương lang viễn thụ yên. Dịch nghĩa là:

Lẽ của trời đất và xưa nay thật là vô cùng; Vẫn là ở chỗ sắc nước bát ngát cây khói xa vời.

Khi nói đến thiên nhiên dường như thơ ông thương gắn với những cảnh hùng vĩ, nơi con người có thể thoả sức tung hoành. Đứng trước cảnh biển nước mênh mông, tâm hồn Nguyễn Trãi như mở rộng đón nhận làn gió mát, cánh sóng lớn.

Nói về tâm sự yêu nước lại càng nhiều cung bậc. Trước hết, có thể thấy tấm lòng của Y Doãn, Tử Mạnh đối với sự nghiệp phò vua giúp nước:

Y thân phụ chính tưởng Chu công; Xử biến thuỳ tương Y Doãn đồng.

Ngọc kỉ di ngôn thường tại niệm;

Kim đằng cố sự cảm ngôn công. An nguy tự niệm phò vương thất; Tả hữu vô phi bảo thánh cung.

Tử Mạnh khởi năng chiêm phưởng phất;

ủng Chiêu cẩn khả ấp dư phong.

(Chu công phụ Thành vương đồ) Người thân phụ chính nhớ Chu công;

Y Doãn quyền nghi cũng một dòng. Ghế ngọc trối lời thường để dạ;

Hộp vàng câu chuyện dám khoe công. Tự đương trách nhiệm phò vương thất; Gì chẳng phù trì giữ thánh cung.

ủng Chiêu cũng chỉ vái dư phong.

(Tranh Chu công giúp Thành vương)

Thử so sánh sự nghiệp Nguyễn Trãi đã làm cho đất nước, nhân dân cũng có thể thấy nó không hề thua kém sự nghiệp của Chu công đối với nhà Chu, Y Doãn đối với nhà Thương.

Bên cạnh đó là niềm vui của con người chứng kiến cảnh thắng lợi của khởi nghĩa, của đức minh quân khi thống nhất các miền đất nước. Trong bài Hạ tiệp I (Mừng thắng trận I) Nguyễn Trãi viết:

…Sơn thú dĩ văn thu Ngụy Bác, Thần khuê hựu kiến khắc Yên Nhiên. Tòng kim tứ hải xa thư nhất,

Thịnh đức phong công vạn cổ tiền. (…Đồn núi đã nghe thu Nguỵ Bác, Chữ vàng lại thấy khắc Yên Nhiên. Từ nay bốn biển xa thư một,

Công đức còn hơn cổ thánh hiền.)

Năm 1432, Lê Thái Tổ đích thân dẫn quân đi đánh một tù trưởng người Thái là Đèo Cát Hãn ở miền Lai Châu. Lê Thái Tổ đánh bại được Đèo Cát Hãn, lấy đất đặt châu Phục Lễ. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó là nhằm ca ngợi công lao của vua Lê trong quá trình thống nhất đất nước. Việc Lê Thái Tổ đánh thắng Đèo Cát Hãn được ví với việc nhà Đường thu phục trấn Nguỵ Bác. Trấn Nguỵ Bác do nhà Đường đặt ở khoảng huyện Đại Danh tỉnh Trực Lệ ngày nay, đặt chức Tiết độ sứ, sau Tiết độ sứ là Điền Duyệt phản, bị dánh bại. Nhà Lê đánh đuổi Đèo Cát Hãn, nhà Đường đánh đuổi Điền Duyệt là hai sự kiện cách nhau hàng thế kỉ, nhưng việc lấy sự việc trước để nói lên sức mạnh, công đức của thời sau làm cho lời ca ngợi của vị công thần có thêm sức mạnh thuyết phục. Sau khi đánh thắng

Đèo Cát Hãn, vua Lê còn làm một bài thơ khắc vào đá ở thượng lưu sông Đà tại Lai Châu để ghi công. Sự việc này lại được so sánh với việc Đậu Hiến nhà Hậu Hán đánh đuổi Bắc Thiền Vu đến núi Yên Nhiên ở phía bắc tỉnh Ninh Hạ - Trung Quốc, lên núi khắc đá ghi công rồi trở về.

Tuy nhiên có thể xét các điển tích, điển cố theo ba đề tài lớn là: điển tích, điển cố thể hiện lí tưởng trung quân ái quốc; điển tích, điển cố thể hiện tâm hồn nghệ sĩ Nguyễn Trãi và điển tích, điển cố thể hiện nỗi đau bi lịch trong con người ấy.

Cũng phải nói thêm rằng có những điển tích, điển cố ở bài này thì Nguyễn Trãi dùng với đề tài này, nhưng ở bài khác nó lại có ý nghĩa nói lên đề tài khác, tâm sự khác trong tâm hồn tác giả - con người đa tài nhưng có số phận đau khổ, bi kịch. Đó là khả năng sử dụng linh hoạt của Nguyễn Trãi đối với các điển tích, điển cố.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật sử dụng điển tích, điển cố trong ức trai thi tập của nguyễn trãi (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)