Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán cảu công ty TNHH 1TV Tân Khánh An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH 1 thành viên tân khánh an (Trang 47 - 52)

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

2.2.2.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán cảu công ty TNHH 1TV Tân Khánh An

ty TNHH 1TV Tân Khánh An

Trong đơn vị sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền luôn là một trong những tài sản thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh,

thanh toán các khoản chi nhanh chóng. Mỗi doanh nghiệp luôn có 1 lượng vốn bằng tiền nhất định, vốn bằng tiền gồm có tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Cơ chế quản lý vốn bằng tiền của công ty TNHH 1TV Tân Khánh An qua tìm hiểu khá chặt chẽ và hợp lý, cụ thể:

* Quản lý tiền mặt:

-Tồn quỹ tiền mặt hàng ngày không quá 30.000.000 đ nếu không có nhu cầu chi tiêu trước

- Ghi chép sổ quỹ : Sổ quỹ phải được ghi chép hàng ngày theo phiếu thu, Phiếu chi phát sinh trong ngày. Vào cuối ngày, thủ quỹ tự tiến hành kiểm kê và đối chiếu với sổ quỹ. Nếu phát hiện có sai sót thủ quỹ phải báo cáo với kế toán trưởng để tìm nguyên nhân.

-Luân chuyển chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi được lập thành 03 liên, một liên lưu tại gốc, một liên giao cho thủ qũy để vào sổ và một liên giao cho khách hàng( nếu khách hàng cần). Cuối tháng, thủ quỹ đóng chứng từ theo thứ tự phát sinh và giao cho kế toán.

-Kiểm kê quỹ tiền mặt: Định kỳ hàng tháng vào ngày cuối tháng kế toán cùng thủ quỹ tiến hành kiểm kê tồn quỹ tiền mặt và làm thủ tục đối chiếu với sổ sách kế toán.

- Thủ quỹ Không được tiết lộ tồn quỹ cho người không có trách nhiệm biết, không được tự động cho bất cứ một người nào vay mượn tiền khi chưa có ý kiến của kế toán trưởng và giám đốc.

- Mọi mất mát thiếu hụt quỹ do nguyên nhân chủ quan thủ quỹ phải đền bù 100% và còn chịu hình thức kỷ luật theo chế độ khen thưởng và kỷ luật của công ty.

* Chế độ tạm ứng

-Đối tượng được tạm ứng: Cán bộ đi công tác theo Quyết định của giám đốc, cán bộ mua vật tư phục vụ sản xuất, CBCNV ốm đau phải nằm viện, gia đình gặp khó khăn đột xuất . Mức ứng tùy theo từng đối tượng và mục đích cụ thể. Riêng CBCNV ốm đau phải nằm viện hoặc gia đình gặp khó khăn đột xuất mức ứng 01 lần không quá 01 tháng lương thực tế đi làm.

-Thủ tục ứng : Người ứng tiền phải làm giấy tạm ứng có phê duyệt của kế toán trưởng và giám đốc.

-Thời gian thanh toán hoàn ứng: Chậm nhất 05 ngày kể từ ngày nghiệm thu nhập kho vật tư hoặc đi công tác về đến đơn vị, người tạm ứng phải làm thủ tục thanh toán hoàn ứng. Thực hiện đúng nguyên tắc thanh toán hết đợt trước mới được ứng tiếp đợt sau . Khi thanh toán hoàn ứng nếu thiếu người ứng tiền phải nộp lại quỹ, nếu thừa kế toán làm thủ tục trả lại không để nợ dây dưa.

- Chứng từ thanh toán: Giấy đề nghị thanh toán phải đánh bằng máy theo mẫu quy định thống nhất, không viết bằng tay, không sửa chữa , không tẩy xóa . Căn cứ để thanh toán là: Giấy công lệnh có xác nhận nơi đi, nơi đến , các hóa đơn theo quy định của nhà nước hiện hành , Quy định chế độ công tác phí của công ty

Sau đây là bảng kết cấu vốn bằng tiền của công ty trong năm 2008:

Bảng 05 Cơ cấu và tình hình biến động vốn bằng tiền

(ĐVT: Nghìn đồng)

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch

Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền Tỷ lệ(%)

1.Tiền mặt tại

quỹ 17,117 0.42% 366,689 5.87% 349,572 2042.25%

2.Tiền gửi ngân

hàng 4,067,491 99.58% 5,884,472 94.13% 1,816,981 44.67%

Tổng cộng 4,084,608 100.00% 6,251,161 100.00% 2,166,553 53.04%

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền cuối năm 2011 so với đầu năm 2011 tăng 2,166.553(nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 53,04% có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

- Tiền mặt tại quỹ tăng đầu năm là 17,117(nghìn đồng) và cuối năm là 366,6899(nghìn đồng) so với đầu năm tăng 349,572(nghìn đồng) tương ứng

với tỷ lệ tăng 2042,25%. Tiền mặt tại quỹ của công ty luôn chiếm một tỷ lên nhỏ(5,87% tại 31/12/2011) nhưng vẫn luôn đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn. Dự trữ một lượng tiền mặt vừa đủ giúp công ty tránh được nguy cơ tồn đọng tiền mặt. vốn không sinh lời.

- Tiền gửi ngân hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn( trên 90%) trong tổng vốn bằng tiền. Tiền gửi ngân hàng tại thời điểm đầu năm 2011 là 4,067,491(nghìn đồng), tại thời điểm cuối năm 2011 là 5,884,472(nghìn đồng) so với đàu năm tăng 2,166,553(nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 44,67%. Đặc điểm sản xuất mặt hàng của công ty là bao bì và thuốc lá, nguyên liệu sản xuất phần lớn là phải nhập khẩu, do đó lượng tiền gửi ngân hàng của công ty luôn đảm bảo đủ để chủ động mở L/C và thanh toán với khách hàng.

Như vậy qua những tìm hiểu và đánh giá thì khoản vốn bằng tiền tăng lên ở thời điểm cuối năm 2011 là khá hợp lý, công ty luôn đảm bảo khoản vốn bằng tiền cần thiết để thanh toán các khoản nợ đến hạn, thanh toán với khách hàng qua chuyển khoản thông qua tiền gửi ngân hàng, phương thức thanh toán này được áp dụng phổ biến hiện nay. Để đánh giá chính xác hơn việc dự trữ vốn bằng tiền như vậy đã hợp lý hay chưa, ta cùng đi xem xét khả năng thanh toán của công ty.

Biểu đồ 04 Các hệ số khả năng thanh toán của công ty năm 2011 (ĐVT: Lần)

Qua biểu đồ 04 có thể thấy các hệ số khả năng thanh toán cuối năm so với đầu năm đều tăng thể hiện khả năng thanh toán của công ty tốt lên.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 ở cả đầu năm và cuối năm (đầu năm là 1.63 cuối năm là 1.70). Kết quả này cho thấy khả năng trả nợ của công ty tăng so với đầu năm.và được ngân hàng đánh giá kết quả tốt. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lớn hơn 1 còn cho ta thấy tài sản lưu động được tài trợ bằng toàn bộ nợ ngắn hạn và một phần của nguồn vốn dài hạn điều này cho thấy công ty đã đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính.

Tuy nhiên hệ số này cũng chưa phản ánh đúng khả năng thanh toán của doanh nghiệp vì còn phụ thuộc vào hàng tồn kho, nếu hàng tồn kho là những hàng khó bán thì công ty khó có thể biến chúng thành tiền để trả nợ.Vì vậy khi đánh giá khả năng thanh toán của công ty ngân hàng kết hợp sử dụng hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của Công ty mà không dựa vào việc phải bán hàng tồn kho. Hệ số này đầu năm là 0.91,cuối năm là 1.16. Nguyên nhân chính là do tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng vốn lưu động đầu năm cao, nhưng đến cuối năm do công ty đã giảm dự trữ nguyên vật liệu nên tỷ trọng hàng tồn kho giảm đi trong khi đó các khoản phải thu lại tăng do đó hệ số khả năng thanh toán nhanh tăng.

Hệ số thanh toán tức thời: Đây là chỉ số mà các nhà cung cấp, ngưòi lao động, các chủ nợ khác…rất quan tâm, nó có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của công ty, chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong 1 thời gian ngắn, gần như tức thời. Hệ số này đầu năm là 0.11, cuối năm là 0,16. Có thể thấy hệ số thanh toán tức thời cả ở đầu năm và cuối năm là khá thấp tuy nhiên với tình hình thực tế thì công ty luôn đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn.

Nhìn chung công tác quản lý vốn bằng tiền của công ty trong năm 2011 đạt được những kết quả khá tốt, khả năng thanh toán luôn được đảm bảo, mức dự trữ tiền hợp lý tránh được tồn đọng vốn. Bên cạch đó thì công ty cũng cần căn cứ vào kế hoạch cụ thể trong thời gian tới để dự trữ lượng vốn bằng tiền sao cho phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH 1 thành viên tân khánh an (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w