IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
2.2.2.1 Khái quát tình hình sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trước hết ta cần tìn hiểu cơ cấu vốn lưu động có hợp lý hay không? Thông qua phân tích cơ cấu vốn lưu động, phân tính tỷ trọng của từng khoản sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn từ đó tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 04 Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2011
(ĐVT: Nghìn đồng)
Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền trọng(%)Tỷ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I.Tiền và tương đương
tiền 4,084,608 6.93% 6,251,161 9.51% 2,166,553 53.04%
III Các khoản phải thu 28,474,150 48.29% 35,831,894 54.49% 7,357,744 25.84%IV. Hàng tồn kho 26,228,254 44.49% 21,143,339 32.15% -5,084,915 -19.39% IV. Hàng tồn kho 26,228,254 44.49% 21,143,339 32.15% -5,084,915 -19.39% V. Tài sản ngắn hạn
khác 172,033 0.29% 2,528,214 3.84% 2,356,181 1369.61%
Biểu đồ 03: Cơ cấu vốn lưu động của công ty 2011
(ĐVT: Nghìn đồng)
Ta thấy tổng vốn lưu động của công ty tại thời điểm cuối năm 2011 so với đầu năm 2011 tăng 6,795,563(nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 11,53%. Như vậy cuối năm công ty đã tăng cường vốn lưu động tuy nhiên có thể thấy rõ rằng khoản tăng thêm này chủ yếu là do sự tăng thêm của các khoản phải thu ( khoản phải thu tăng 7,357,744 nghìn đồng). Để đánh giá sự gia tăng của vốn lưu động có hợp lý hay không ta cần xem xét chi tiết từng khoản mục trong cơ cấu vốn lưu động.
+ Khoản tiền và tương đương tiền luôn có mức dự trữ ổn định qua để đảm bảo thanh toán các khoản nợ của công ty. Cuối năm 2011 tăng so với đầu năm 2011 là 2,155,553(nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 53,04%. Khoản tăng này là do công ty tăng tiền gửi vào ngân hàng để chủ động mở L/C nhập khẩu hạt nhựa và tăng tiền mặt để thanh toán các khoản nợ dến hạn. Như vậy khoản tiền và tương đương tiền tăng về cuối năm là hoàn toàn hợp lý.
+ Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động cả ở thời điểm đầu năm(48,29%) và cuối năm( 54,49%). Tại thời điểm thời điểm đầu năm là 28,474,150(nghìn đồng) và cuối năm là 35,831,894(nghìn đồng) tăng so với đầu năm 7,357,744(nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là
25,84%. Đây là khoản tín dụng cung cấp cho khách hàng để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên đây lại là lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng và việc thu hồi nợ không hợp lý sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro tồn đọng nợ hay mất khả năng thu hồi nợ.
+ Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thứ 2 trong tổng vốn lưu động, tại thời điểm đầu năm là 26,228,254(nghìn đồng) và thời điểm cuối năm là 21,143,339(nghìn đồng) giảm so với đầu năm 5,084,915(nghìn đồng). Hàng tồn kho giảm chủ yếu là do trong năm công ty giảm dự trữ nguyên liêu, vật liệu. Trong năm 2011 nền kinh tế bất ổn, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào như: giá đầu, giá nhựa… lên xuống bất thường, công ty giảm dự trữ vì lo sợ rủi ro rớt giá. Hàng tồn kho giảm cũng giảm được phần nào chi phí tồn kho, chi phí bảo quản.
+ Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. Cuối năm 2011 tăng so với đầu năm 2011 là 2,356,181(nghìn đồng) với tỷ lệ tăng 1369,61%. Khoản tăng này là do công ty thực hiện ký quỹ mở L/C để nhập khẩu hạy nhựa nên đây là khoản tăng hợp lý.
Như vậy qua những phân tích và đánh giá trên có thể thấy vốn lưu động của công ty tập trung hơn 80% vào các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tỷ trọng của các khoản phải thu vẫn luôn chiếm một mức cao là tăng rủi ro vè thu hồi nợ và tăng chi phí cơ hội của các khoản tín dụng cung cấp. Để đánh giá toàn diện hơn tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ta cùng đi sâu phân tích chi tiết từng khoản mục này.