Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 74 - 76)

9. Cấu trúc của Luận văn

3.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Về nguồn nhân lực, trước tiên, trong nhận thức của mỗi người Việt Nam cần phải được thay đổi, mỗi người có một nghề theo phân công xã hội. Do vậy, người thợ có tay nghề cao cũng cao quý như bất cứ nghề nào trong xã hội. Để từng bước thay đổi quan niệm ăn sâu vào mỗi chúng ta, các trường học cần phải làm tốt công tác định hướng cũng như làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp cho học sinh.

Nhà nước phải xây dựng được chiến lược đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao cho giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2025 trên cơ sở thực tế phát triển và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020.

Chính phủ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm nghiên cứu để xây dựng kế hoạch dài hạn trong việc đào tạo nghề cho người lao động. Nhà nước cần quan tâm xây dựng và xã hội hoá hoạt động đào tạo nghề để hình thành một mạng lưới các trường dạy nghề được trang bị máy móc đồng bộ và hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy thực hành. Đặc biệt, là đào tạo lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực công nghệ cao như điện tử, sản xuất vi mạch,…đang là vấn đề cập thiết để Việt Nam có thể tiếp nhận và làm chủ công nghệ trong ngành này.

Đẩy mạnh việc đào tạo công nhân kỹ thuật, ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế, nhất là hỗ trợ tư nhân có điều kiện mở trường đào tạo công nhân kỹ thuật. Nhà nước sớm ban hành các quy định về chính sách ưu đãi về thuê đất, thuế nhập khẩu trang thiết bị, …..đối với các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào loại hình xây dựng trường dạy nghề, đặc biệt là trường dạy nghề kỹ thuật cao.

Bản thân người lao động tham gia trong các doanh nghiệp FDI cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, luôn học hỏi để nâng cao trình độ, kỹ năng, tay nghề và không vì lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ qua lợi ích về lâu về dài khi làm việc trong doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về kỷ luật lao động, ý thức, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để đảm bảo cả cán bộ quản lý và người lao động luôn được cập nhật kiến thức, kỹ năng trong quá trình làm việc nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ,

thưởng và công bố trên thông tin đại chúng đối với doanh nghiệp làm tốt công tác đào tạo cho cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực và trình độ của người lao động.

Đối với doanh nghiệp nhà nước tham gia trong liên doanh, nhất thiết phải cử người thực tài, nói được làm được, có trình độ chuyên môn tham gia liên doanh để không bị khống chế, bị vô hiệu hoá, tránh tình trạng như trước đây, cử cán bộ không đúng ngành nghề gây hạn chế trong điều hành, cũng như bị lép vế với đối tác nước ngoài. Để cán bộ Việt Nam tham gia trong liên doanh phát huy được năng lực, bảo vệ quyền lợi của bên nhận công nghệ và cao hơn là bảo vệ lợi ích quốc gia, trên chính đất nước mình.

Một phần của tài liệu Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)