Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CGCN

Một phần của tài liệu Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 32 - 35)

9. Cấu trúc của Luận văn

1.4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về CGCN

1.4.1.Giai đoạn trước năm 1996

1. Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam do Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1988.

2. Nghị định số 49/HĐBT ngày 04 tháng 3 năm 1991 quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh CGCN nước ngoài vào Việt Nam.

3. Thông tư số 28/TT-QLKH ngày 22 tháng 01 năm 1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn CGCN nước ngoài vào Việt Nam.

Đây là các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định về hoạt động CGCN kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới. Bản thân các nhà quản lý cũng phải nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng các văn bản pháp quy về vấn đề này. Các quy định của pháp luật mới chỉ tập trung vào CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam và với giai đoạn đầu này, việc thực thi cũng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến vấn đề CGCN.

1.4.2.Giai đoạn từ 1996 đến 2001

1. Bộ Luật Dân sự (Phần thứ VI Chương III) ban hành ngày 28 tháng 10 năm 1995, có hiệu lực từ 01 tháng 07 năm 1996.

2. Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về CGCN.

3. Nghị định số 16/2000/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về CGCN.

4. Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12 tháng 07 năm 1999 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP.

Đây là giai đoạn thu được những kết quả rất khả quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 1995, các quy định về CGCN được đưa vào thành một chương của Bộ Luật Dân sự. Trong Chương này đã quy định về bao quát về CGCN, không bó hẹp trong khuôn khổ của CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam như

theo kịp sự phát triển của thực tế. Việc quy định giá trần trong CGCN, thời hạn CGCN cũng như việc quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước đối với CGCN đã bị coi là một rào cản đối với CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam như đánh giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

1.4.3. Giai đoạn từ 2002 đến 2005

1. Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số Giấy phép bằng phương thức quản lý khác.

2. Thông tư số 11/2002/TT-BKHCN ngày 29 tháng 11 năm 2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện điểm d, khoản 1, Điều 4 Nghị định số 59/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2002 của Chính phủ về việc bãi bỏ một số giấy phép và thay thế một số giấy phép bằng phương thức quản lý khác.

Để khuyến khích, thúc đẩy CGCN, giai đoạn này, nhà nước ta chủ trương không kiểm soát quá chặt chẽ các doanh nghiệp trong việc lập hợp đồng CGCN. Hình thức phê duyệt trước đây được thay thế bằng hình thức đăng ký nhằm tạo quyền tự chủ cho các doanh nghiệp, đơn giản thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghê. Đây là kết quả bước đầu của nỗ lực cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động CGCN.

1.4.4.Giai đoạn 2005 đến 2007

1. Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết về CGCN (sửa đổi).

2. Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 11/2005/NĐ- CP.

Để tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp, nhà nước không can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ của doanh nghiệp, tại Nghị định số 11/2005/NĐ-CP, nhà nước đã bỏ quy định về giá trần, để các bên mua, bên bán công nghệ tự thỏa thuận về giá công nghệ nếu như bên nhận không sử dụng vốn nhà nước. Thời

với thời hạn dài hơn, các bên cũng có thể tự do thỏa thuận. Điều này cho thấy cùng với chính sách cổ phần hóa, nhà nước giảm dần sự quản lý đối với CGCN, các doanh nghiệp tự do trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

1.4.5.Giai đoạn 2007 đến nay

1. Luật CGCN năm 2006 có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2007.

2. Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN.

3. Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động CGCN.

Quốc hội ban hành Luật CGCN năm 2006 khẳng định Việt Nam thực sự coi khoa học và công nghệ là quốc sách. Việc luật hóa các quy định của nhà nước đối với hoạt động CGCN nhằm tạo nên một sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các quy định về CGCN. Luật CGCN quy định cả các định chế trung gian phục vụ cho hoạt động CGCN, các biện pháp khuyến khích CGCN, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia,….. Song song với việc soạn thảo Luật, Chính phủ cũng giao cho các cơ quan có liên quan soạn thảo Nghị định hướng dẫn Luật CGCN để tránh tình trạng Luật ban hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, sau 4 năm Luật có hiệu lực thi hành, cho đến nay một số nội dung trong Luật CGCN cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Đây là một trong những hạn chế của cơ quan quản lý về CGCN trong việc triển khai Luật CGCN.

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát cơ sở lý luận của Luận văn, những khái niệm về công nghệ, CGCN, các luồng CGCN. Những nội dung được đề cập trong chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích tầm quan trọng của luồng CGCN qua dự án FDI, thực trạng những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI và qua đó đề xuất những giải pháp hạn chế rào cản đối với luồng CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam qua các dự án FDI.

Chƣơng 2

CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Những rào cản đối với chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)