9. Cấu trúc của Luận văn
2.3.3. Rào cản đối với CGCN nhìn từ góc độ doanh nghiệp
Qua kết quả điều tra khảo sát được tổ chức bởi Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp trong các KCX- KCN có trình độ công nghệ ở mức trung bình. Trong số 429 doanh nghiệp được khảo sát, có 235 doanh nghiệp trong nước (55%) và 194 doanh nghiệp nước ngoài (45%) thì doanh nghiệp có trình độ công nghệ trung bình trở xuống chiếm đến 87% và trên trung bình chỉ có 13%. Đặc biệt tỷ lệ doanh nghiệp đạt mức tiên tiến chỉ chiếm 1% và đó là 3 doanh nghiệp trong nước chứ không phải là doanh nghiệp FDI. Mặc dù cuộc khảo sát chỉ tiến hành ở 11 KCX-KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng những con số nêu trên đã phần nào cho thấy một mảng tối trong bức tranh thực trạng về trình độ công nghệ của các doanh nghiệp FDI (xin xem thêm số liệu tại Phụ lục 1).
Có thể điểm qua một số rào cản ảnh hưởng đến quá trình CGCN trong các doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, về nguồn nhân lực: Vấn đề nguồn nhân lực có tay nghề cao, có trình độ kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng. Khi Intel đầu tư vào Việt Nam, công ty cần tuyển 1000 lao động có trình độ và kỹ năng lành nghề nhưng số lượng các ứng viên đạt yêu cầu quá ít, phần lớn lao động không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là một yếu điểm của Việt Nam trong quá trình tiếp nhận, thích nghi và cải tiến công nghệ nhập từ nước ngoài vì quá trình CGCN có hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực. Hệ thống các trường đào tạo nghề bài bản hiện nay rất ít, trong khi đó số tốt nghiệp đại học thì ngày càng nhiều nhưng không có kỹ năng và tay nghề của người thợ. Do vậy, lực lượng lao động có tay nghề vẫn thiếu trong khi sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường làm không đúng ngành nghề được đào tạo hoặc chưa tìm được việc làm đang ngày càng tăng, đây là bài toán khó giải đối với
kỹ năng, có đủ trình độ và năng lực để nắm bắt và tiếp nhận công nghệ trình độ cao (xin xem thêm Phụ lục 4 và 5).
Mặc dù lực lượng lao động của Việt Nam có ưu thế là đông và lực lượng trẻ nhưng số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều, tác phong làm việc không chuyên nghiệp. Theo đánh giá xếp hạng của Ngân hàng thế giới về chất lượng lao động năm 2008 thì nước ta chỉ đứng thứ 11 trên 12 nước ở Châu Á được xếp hạng. Việc trình độ chuyên môn thấp là một trong những rào cản cản trở những cơ hội tiếp thu, học hỏi kiến thức, công nghệ. Việc thiếu lao động có trình độ dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI phải sử dụng người nước ngoài, trong khi ở Việt Nam việc sử dụng nhân lực có trình độ lại chưa hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực quan trọng này.
Theo TS. Nguyễn Quang Hồng, Đại học Kinh tế quốc dân, thì trong thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao kỹ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.
Nguyên nhân dẫn đến nguồn nhân lực của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đối với một số ngành công nghệ cao là do lao động Việt Nam sống và học tập trong môi trường mà ở đó chủ yếu là học lý thuyết, thực hành quá ít, do vậy kỹ năng, trình độ tay nghề còn non kém. Hệ thống đào tạo của Việt Nam thực sự chưa đáp ứng được với thực tế hiện nay về nguồn nhân lực, một hệ thống đào tạo mà một nhà khoa học có tên tuổi đã đánh giá là vừa “thiếu thợ” và “thiếu thầy”. Nếu tiếp tục tình trạng này thì nguồn nhân lực của Việt Nam sẽ dần mất đi tính cạnh tranh vốn có của nó.
Theo Báo cáo của nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Tp.HCM (nay là Viện Nghiên cứu phát triển), cho biết lao động không có chuyên môn kỹ thuật tại Tp.HCM đến năm 2010 chiếm tỷ lệ khoảng 65,6%; lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật kể cả công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng và đại học chỉ
cường năng lực kỹ thuật cho lao động Việt Nam nhằm tiếp thu có hiệu quả công nghệ từ các doanh nghiệp FDI.
Việc thiếu lao động có tay nghề cao là yếu tố cản trở quá trình CGCN giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, hạn chế khả năng bắt kịp về công nghệ của doanh nghiệp trong nước và cản trở cơ hội phổ biến, tiếp thu công nghệ. Đây là một tồn tại rất lớn mà nhà nước chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
Thứ hai, trong các doanh nghiệp liên doanh, việc tiếp nhận CGCN cũng có những hạn chế nhất định. Một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần lớn đối tác Việt Nam trong liên doanh trước đây là doanh nghiệp nhà nước. Khi thành lập liên doanh, người được gửi đến tham gia lãnh đạo, quản lý trong liên doanh là cán bộ của doanh nghiệp nhà nước hoặc là cán bộ thuộc Bộ chủ quản của doanh nghiệp Việt Nam. Không phải tất cả những cán bộ được cử đảm nhận những ví trí lãnh đạo trong liên doanh đều nhận thức được tầm quan trọng của vị trí này đối với lợi ích của đối tác Việt Nam trong liên doanh và xa hơn nữa là lợi ích quốc gia. Một số lượng không nhỏ những cán bộ này vẫn làm việc như những quan chức trước đây mà không dành hết năng lực và trách nhiệm để làm tốt nhiệm vụ của mình để liên doanh phát triển. Chính vì vậy, bản thân họ ngả theo những đối tác nước ngoài trong liên doanh, hậu quả là người đại diện phần vốn nhà nước trong liên doanh lại không bảo vệ và làm phát triển nguồn vốn đó mà làm nó ngày một suy giảm và có nhiều liên doanh sau một thời gian hoạt động đã thua lỗ và kết quả là trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Công nghệ chuyển giao cuối cùng vẫn nằm trong tay đối tác nước ngoài, còn đối với doanh nghiệp Việt Nam, tiếp nhận và làm chủ công nghệ chuyển giao thông qua FDI dường như còn xa vời.
Thứ ba, nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Như trên đã phân tích, các doanh nghiệp của Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp
ở thế lép vế, bị đối tác nước ngoài áp đảo ngay từ giai đoạn thương thảo, xúc tiến đầu tư đến triển khai và thực hiện dự án.
Nguyên nhân khiến cho năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế là do chúng ta sống trong một thời gian dài của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước, vẫn mang trong mình những đặc tính cố hữu của cơ chế bao cấp, xin cho, các doanh nghiệp hoạt động thiếu tính linh hoạt. Các doanh nghiệp Việt Nam khi liên doanh luôn ở trong tính trạng lép vốn, chịu sức ép của đối tác nước ngoài.
Ngoài ra, việc tiếp cận các nguồn vay ưu đãi hiện nay rất khó khăn. Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ chưa ra đời, đây là một trong những yếu tố cản trở các doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh.
Thứ năm, một vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp luôn gặp phải là thiếu thông tin công nghệ. Hiện nay nguồn thông tin công nghệ trong nước và nước ngoài đều thiếu trầm trọng, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia cũng đã rất cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống thông tin khoa học và công nghệ những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Như vậy, qua thực trạng CGCN và một số dẫn chứng đã nêu, có thể thấy rào cản trong CGCN qua các dự án FDI đã tồn tại cả ở cấp vĩ mô cũng như ở cấp vi mô như đã phân tích ở trên. Để đảm bảo yếu tố khách quan trong nhận định, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn sâu các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý có liên quan đến lĩnh vực CGCN trong các doanh nghiệp FDI. Cách thức tiến hành phỏng vấn:
- Trao văn bản nội dung cần phỏng vấn trước khi phỏng vấn chính thức; - Gặp trực tiếp người được phỏng vấn để nêu vấn đề cần phỏng vấn nghe trả lời phỏng vấn;
Câu hỏi: Theo Ông/Bà, quy định của pháp luật về hoạt động CGCN qua các dự án FDI của Việt Nam ban hành trong thời gian vừa qua đã phù hợp với thực tế chưa?
Trả lời 1: Các quy định của pháp luật CGCN về cơ bản là phù hợp vì doanh nghiệp được tự chủ trong việc thương thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng CGCN, nhưng bên cạnh đó cơ quan quản lý Nhà nước gặp khó khăn trong quản lý, bởi vì pháp luật không quy định việc bắt buộc phải đăng ký khi CGCN thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao và công nghệ không thuộc 3 Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP.
(Nam, 47 tuổi, nhà quản lý CGCN)
Trả lời 2 : Chính sách không phù hợp vì nhà đầu tư đầu tư không theo mục tiêu mong muốn của nhà nước. Đối với nhà đầu tư, việc tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề đầu tiên được xem xét khi quyết định đầu tư và việc đầu tư đó trong khuôn khổ cho phép của nước sở tại. Họ không phải là người làm công ích, vì vậy họ không thể chỉ nghĩ đến lợi ích quốc gia, lợi ích của cộng đồng rồi sau đó mới đến lợi ích của doanh nghiệp mà bao giờ cũng là lợi ích của doanh nghiệp, của chủ đầu tư được quan tâm hàng đầu.
(Nam, 60 tuổi, nhà nghiên cứu CGCN)
Câu hỏi : CGCN qua dự án FDI có phải là luồng CGCN quan trọng phục vụ công cuộc CNH, HĐH ở Việt Nam không?
Trả lời 1: Đối với Việt Nam chúng ta, khi nội lực còn yếu thì việc thu hút
vốn, công nghệ qua FDI là chủ trương đúng đắn.
(Nam, 60 tuổi, nhà nghiên cứu)
Trả lời 2: Trong giai đoạn đầu, việc thu hút FDI để tận dụng vốn là quyết
đánh giá, nhìn nhận lại để có định hướng tiếp nhận công nghệ phù hợp với giai đoạn hiện nay.
(Nam, 53 tuổi, nhà quản lý)
Câu hỏi: Đối với luồng CGCN qua FDI hiện nay đã vấp phải những rào cản nào? Rào cản từ cấp vĩ mô? Rào cản từ phía doanh nghiệp?Rào cản nào là lớn nhất hiện nay ? Cần phải làm gì để xoá bỏ những rào cản này?
Trả lời 1: Qua thực tế theo dõi hoạt động CGCN qua các dự án FDI, có
thể thấy rằng giai đoạn 1990-2010, công nghệ chuyển giao đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ công nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa xứng với quy mô của các dự án đầu tư và chưa đạt mục tiêu đề ra. Có thể nói rằng chính sách của nhà nước ta đối với hoạt động CGCN nói chung và CGCN qua dự án FDI nói riêng chưa đầy đủ, còn thiếu nhiều văn bản dưới luật quy định đối với các tổ chức dịch vụ CGCN. Thời gian tới chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động CGCN.
(Nam, 55 tuổi, nhà nghiên cứu)
Trả lời 2: Rào cản lớn nhất đối với hoạt động CGCN là nhận thức của chúng ta. Nhận thức của người lãnh đạo từ cấp vĩ mô đến vi mô.
Kết luận chƣơng 2
Trong chương 2, từ việc phân tích thực trạng chính sách đối với hoạt động CGCN, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và năng lực của doanh nghiệp, tác giả đã đưa ra một loạt những rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI tại việt Nam, cụ thể là:
- Chính sách của nhà nước đối với hoạt động CGCN còn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ;
- Chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý có liên quan về CGCN;
- Năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp còn yếu, thể hiện ở các mặt: nguồn nhân lực, tài chính, thông tin công nghệ.
Tác giả cũng đã phân tích một số những nguyên nhân đến đến thực trạng CGCN qua các dự án FDI không đạt mục tiêu đề ra. Trên cơ sở thực tiễn của hoạt động CGCN, tác giả đề xuất những giải pháp xóa bỏ, hạn chế rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP XOÁ BỎ RÀO CẢN
ĐỐI VỚI CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA DỰ ÁN FDI