9. Cấu trúc của Luận văn
2.3.2. Rào cản đối với hoạt động CGCN nhìn từ cơ chế phối hợp giữa các
quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, việc thực thi chính sách về CGCN liên quan đến nhiều cơ quan, trong đó ở Trung ương có Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành có liên quan, Bộ Tài chính,….. Tuy nhiên việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan chưa thực sự đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả. Trước đây, đối với CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước, qua hình thức này, cơ quan quản lý nhà nước nắm được luồng CGCN này. Hiện nay với cơ chế đăng ký tự nguyện, cơ quan quản lý khoa học và công nghệ không thể nắm được những công nghệ chuyển giao nếu không có cơ chế phối hợp với Bộ Tài chính mà cụ thể là với Tổng cục thuế cũng như các chi cục thuế ở các địa phương. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp này rất lỏng lẻo, chỉ khi phát sinh vụ việc thì các cơ quan này mới ngồi lại và phối hợp giải quyết chứ không có sự liên kết, phối hợp thường xuyên, liên tục.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ với các cơ quan có liên quan để kiểm soát hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam từ góc độ quản lý.
Chỉ khi phát sinh vụ việc thì các cơ quan này mới ngồi lại và phối hợp giải quyết chứ không có sự liên kết, phối hợp thường xuyên, liên tục.
Thứ hai, đối với công tác thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư hiện nay, vấn đề công nghệ của dự án đầu tư bị coi nhẹ, trong khi phải xác định công nghệ của dự án đầu tư phải được thẩm định kỹ càng ngay từ khâu này, nhằm ngăn chặn ngay việc đưa những công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng đến môi trường,… Điều này thể hiện tại các quy định của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006, trong Nghị định này, tại khoản 3 Điều 45, Điều 46 và Điều 47 quy định về nội dung thẩm tra để cấp Giấy chứng nhận đầu tư không có 1 dòng nào dành cho thẩm tra công nghệ. Chính vì vậy, sự phối hợp giữa cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư với cơ quan quản lý Nhà nước về công nghệ ngày càng lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết ngay từ khâu đầu đến khâu hậu kiểm khi dự án đi vào triển khai thực hiện.
Thứ ba, việc kiểm tra, giám sát là rất cần thiết khi thực hiện cơ chế chính sách thoáng như hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì trong việc kiểm tra, giám sát, tuy nhiên, hằng năm, không tổ chức Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành để kiểm tra tình hình thực hiện mọi mặt hoạt động của dự án đầu tư sau khi triển khai, chỉ khi có vụ việc phát sinh, các Bộ và các cơ quan có liên quan mới được mời đến để cùng chia sẻ trách nhiệm.
Qua tìm hiểu cho thấy từ năm 2005 đến nay chưa có một cuộc kiểm tra nào được phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Khoa học và Công nghệ để kiểm tra tình hình thực hiện CGCN trong các dự án FDI. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự được quan tâm.
Với cơ chế phối hợp như hiện nay, công tác kiểm tra, giá sát của cơ quan quản lý nhà nước chỉ mang tính hình thức, không đạt hiệu quả và không có tác dụng thúc đẩy hoạt động CGCN. Đây cũng chính là một trong những rào cản