9. Cấu trúc của Luận văn
1.3.2. Rào cản đối với CGCN qua các dự án FDI
Đối với CGCN qua FDI, dù muốn hay không vẫn luôn tồn tại những rào cản nảy sinh trong từng giai đoạn, có thể là rào cản khách quan, có thể là rào cản chủ quan. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc “đại khủng hoảng” kinh tế trầm trọng nhất trong vòng 70 năm qua, quy mô vốn FDI của toàn thế giới đã giảm đi nhanh chóng, nhiều công ty đa quốc gia đã buộc phải cắt giảm đầu tư ra nước ngoài, và FDI tại Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng chung đó, FDI tại Việt Nam đã bị ảnh hưởng không nhỏ, một số nhà máy sản xuất tại Việt Nam phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp nhận công nghệ, vốn, ...
Tiếp đến, trong quá trình thu hút CGCN qua dự án FDI tại Việt Nam, những chính sách, quy định không phù hợp với thực tế cũng trở thành rào cản đối với quá trình tiếp nhận CGCN. Những rào cản này nảy sinh từ chính nhận thức của các cấp lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách. Trong các văn bản chính thức của nhà nước, FDI vẫn được xem là bộ phận của nền kinh tế quốc dân nhưng trong nhận thức của không ít nhà lãnh đạo vẫn coi những doanh nghiệp
trong nước, coi đó là “chảy máu chất xám” hoặc doanh nghiệp FDI không được thuê lao động nước ngoài quá 3% tổng số lao động trong doanh nghiệp. Như vậy, là bản thân chúng ta đã tạo ra những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình họ tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Việt Nam. Từ nhận thức không phù hợp với xu thế toàn cầu hoá dẫn tới chính sách của Nhà nước chưa đi vào cuộc sống, chưa thực sự tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động đầu tư nói chung và CGCN nói riêng.
Thứ hai, sự hạn chế về năng lực quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý cũng là rào cản không nhỏ trong quá trình thu hút CGCN qua FDI, việc giám sát, kiểm tra quá trình triển khai của dự án không được thực hiện thường xuyên và hầu như kiểm tra cho đủ thủ tục, chính vì vậy mới để xảy ra vụ việc như của Công ty Vedan vừa qua.
Thứ ba, cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành còn hạn chế. Chính phủ giao cho mỗi cơ quan thuộc Chính phủ đảm nhận một số nhiệm vụ theo chức năng. Việc phối hợp trong quá trình thực hiện công tác quản lý là rất cần thiết nhưng trên thực tế, việc phối hợp giữa các cơ quan rất yếu, cơ quan nào biết cơ quan đấy, không có sự liên thông, chỉ khi xảy ra vụ việc, các cơ quan có liên quan mới ngồi lại để cùng chịu trách nhiệm.
Thứ tư, một trong những rào cản lớn làm hạn chế thu hút công nghệ là do năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu.
Thứ năm, năng lực của cán bộ Việt Nam trong các liên doanh còn hạn chế. Người lao động Việt Nam có trình độ cao còn thiếu, tác phong chưa chuyên nghiệp, tầm nhìn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả CGCN.
Nhận dạng rõ những rào cản để xóa bỏ hoặc giảm thiểu tác động của rào cản đối với CGCN qua dự án FDI là cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực trong việc thu hút FDI ngày càng quyết liệt. Việt Nam sẽ càng phải nỗ lực hơn để tránh mất đi những cơ hội thu