9. Cấu trúc của Luận văn
2.3.1. Rào cản đối với hoạt động CGCN qua dự án FDI tại Việt Nam
từ góc độ chính sách
Thứ nhất, từ năm 1988 đến nay, sau hơn 20 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Pháp lệnh về CGCN, CGCN qua đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên với thực trạng trình độ công nghệ hiện nay của Việt Nam, những kết quả đó chưa đạt được mục tiêu mà Nhà nước đặt ra và kỳ vọng đối với luồng CGCN này. Với tổng số trên 12.000 dự án đầu tư được cấp Giấy phép từ năm 1988 đến nay nhưng số Hợp đồng CGCN được Bộ Khoa
đồng CGCN. Con số này cho thấy phần nào thực trạng không mấy sáng sủa của CGCN nói chung và CGCN qua FDI nói riêng (xin xem thêm số liệu tại Phụ lục 7 và 8).
Bảng 2.7. Số Hợp đồng CGCN
đã đƣợc phê duyệt, đăng ký đến tháng 8 năm 2010 Năm Hợp đồng phê duyệt Hợp đồng đăng ký
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 4 6 11 24 20 34 24 46 28 30 22 36 18 07 - - - - - - 05 06 03 12 49 43 52 85 83 67 34 15 Cộng 296 454
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2010)
Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do giai đoạn đầu khi mới ban hành Luật Đầu tư nước ngoài và Pháp lệnh CGCN, do chưa có đủ thông tin về môi trường đầu tư cũng như chính sách của nhà nước Việt Nam, nhiều nhà đầu
án cũng đã được nhà nước Việt Nam chấp nhận nên các bên không lập hợp đồng CGCN. Tiếp đến là việc do quy định về CGCN của Việt Nam giai đoạn đầu rất chặt, các bên giao và bên nhận công nghệ thường né tránh việc lập hợp đồng CGCN và chuyển chi phí CGCN vào chi phí mua máy móc, thiết bị. Một lý do không thể không nói đến là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư là lợi nhuận, lãi, lỗ, do vậy, các nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việc đầu tư sản xuất, kinh doanh để thu hồi vốn nhanh nhất, thậm chí bên nước ngoài góp vốn đầu tư bằng chính dây chuyền máy móc cũ đã hết khấu hao cần được thay thế, như vậy là họ đã thu lợi từ việc bán thiết bị cũ, lạc hậu cho Việt Nam để đầu tư thiết bị, công nghệ mới tại chính quốc nên họ không quan tâm đến việc CGCN và lập hợp đồng CGCN.
Giai đoạn sau, từ chỗ chính sách quá chặt chuyển sang quá thông thoáng, nhà nước chỉ quản lý chặt và cấp phép CGCN đối với những công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao còn đối với công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao và các công nghệ không nằm trong các danh mục nêu trên, các bên có quyền đăng ký hoặc không đăng ký. Trong khi có đăng ký thì doanh nghiệp cũng không được hưởng quyền lợi gì nên các doanh nghiệp không đăng ký để giảm bớt những thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước.
Sau khi Luật CGCN có hiệu lực, quản lý hoạt động CGCN trên toàn lãnh thổ được phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn có thể dễ dàng thực hiện nghĩa vụ của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đối với công nghệ chuyển giao thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao nếu không thuộc dự án do Thủ tướng chấp thuận đầu tư thì việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN do Sở KH&CN các tỉnh/thành phố thực hiện. Tuy nhiên, theo khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ có một số ít Sở KH&CN thực hiện việc cấp Giấy
Đồng Nai, Hải Dương, còn phần lớn các Sở KH&CN chưa cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho một hợp đồng CGCN nào (xin xem thêm số liệu tại Phụ lục 8).
Nhìn vào số liệu nêu tại bảng 2.7 ở trên có thể thấy rằng mặc dù Nhà nước đã cố gắng bám sát thực tế, trong từng giai đoạn có rà soát để điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi chính sách từ quản lý chặt chẽ sang dành quyền tự chủ tối đa cho doanh nghiệp trong hoạt động CGCN nhưng những chính sách ban hành vẫn chưa đủ mạnh để khuyến khích đổi mới công nghệ, CGCN đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng.
Bảng 2.8. Số Hợp đồng đƣợc phê duyệt theo lĩnh vực
ngành kinh tế đến năm 2005
TT Ngành/lĩnh vực Số Hợp đồng Tỷ trọng(%)
1 Công nghiệp nhẹ 28 9,47
2 Công nghiệp nặng 98 33,2
3 Công nghiệp dầu khí 10 3,39
4 Công nghiệp thực phẩm 42 14,18
5 Hóa - Mỹ phẩm 31 10,48
6 Nông - Lâm nghiệp 09 3,01
7 Điện - Điện tử - BCVT 52 17,57
8 Xây dựng-VLXD 11 3,70
9 Dịch vụ 15 5
Cộng 296 100
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2006)
Hợp đồng CGCN phê duyệt/đăng ký tại Bộ Khoa học và Công nghệ chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghiệp (lắp ráp ô tô, sản xuất xe máy, sản xuất linh kiện, ...) và hầu hết các hợp đồng CGCN bên giao công nghệ chuyển giao không độc quyền và trong số đó chỉ có 02 hợp đồng CGCN bên giao chuyển giao quyền
giúp kỹ thuật và đào tạo nhân viên cho bên nhận công nghệ. Vì vậy, hiệu quả CGCN rất hạn chế, có những doanh nghiệp hết hạn hợp đồng CGCN, khi bên giao rút chuyên gia về nước, bên nhận không thể tiếp tục sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn như khi có chuyên gia của bên giao trợ giúp.
Tiếp đến, mục tiêu của nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, vấn đề nhà đầu tư quan tâm hàng đầu là làm thế nào để thu hồi vốn nhanh nhất như đã nói ở trên, chỉ khi có sức ép cạnh tranh, họ mới quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, CGCN để sản xuất và kinh doanh những sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Còn mục tiêu của nhà nước thì muốn tiếp nhận được vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Do vậy, phải làm thế nào để nhà nước thực hiện được mục tiêu của mình mà cũng thoả mãn về lợi ích kinh tế. Điều này ta chưa làm được, nói cách khác ta vẫn chưa dung hoà được lợi ích quốc gia và lợi ích của doanh nghiệp.
Trong khi đó giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, chiến lược của Việt Nam là “chiến lược thay thế nhập khẩu”, thị trường Việt Nam giai đoạn đầu mở cửa hàng hoá còn khan hiếm, sản phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước không đòi hỏi những tiêu chuẩn cao, do vậy sức ép về cạnh tranh sản phẩm không lớn. Cộng với việc chính sách đầu tư thiếu tính chiến lược nên các doanh nghiệp hầu hết chỉ đầu tư thiết bị, công nghệ thuộc loại trung bình, có nhiều doanh nghiệp còn chuyển sang Việt Nam cả một nhà máy cũ, thiết bị lạc hậu nhưng vẫn được chấp nhận. Hậu quả là sau 20 năm thực hiện chính sách thu hút FDI, trình độ công nghệ của các ngành sản xuất có được nâng cao nhưng không nhiều, sức lan toả công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước còn yếu. Theo kết quả khảo sát, điều tra trên 400 doanh nghiệp tại các KCX, KCN tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, không có doanh nghiệp FDI nào trong số doanh nghiệp được khảo sát có trình độ công nghệ tiên tiến. Điều này lý giải vì sao trình độ công nghệ của doanh nghiệp FDI nói riêng và trình độ công nghệ của
các ngành của Việt Nam nói chung vẫn ở mức trung bình (xin xem thêm số liệu tại Phụ lục 1, 2 và 3).
Thứ hai, khi Luật CGCN được ban hành, việc xây dựng các văn bản dưới Luật nhằm quy định chi tiết cũng như hướng dẫn các Điều của Luật triển khai rất chậm. Sau 2 năm Luật CGCN có hiệu lực, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 133/2008/NĐ-CP và 3 năm sau mới ban hành được Nghị định số 49/2009/NĐ- CP quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực CGCN. Và sau gần 5 năm kể từ khi Luật được ban hành, một loạt các văn bản quy định chi tiết như văn bản quy định về mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức môi giới CGCN, tổ chức tư vấn CGCN, tổ chức xúc tiến CGCN và tổ chức đánh giá, định công nghệ,…vẫn chưa được ban hành. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động CGCN cũng như đến việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ tại Việt Nam.
Thứ ba, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ban hành kèm theo 03 Danh mục, trong đó có Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao. Nếu các bên CGCN thuộc Danh mục này thì Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng CGCN sẽ là cơ sở để được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, quy định về ưu đãi đối với CGCN thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao đến nay vẫn chưa được ban hành. Điều này khiến cho các tổ chức, cá nhân tiếp nhận CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam không muốn đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì theo họ khi đăng ký vừa mất thời gian mà lại không được hưởng ưu đãi gì. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước sẽ không quản lý được luồng CGCN thuộc Danh mục này. Ngoài ra, có những công nghệ quan trọng và có tầm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp phụ trợ, đó là công nghệ sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô,... lại không nằm trong Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao. Do vậy, về mặt lý thuyết các đối tượng này không chịu sự điều chỉnh của các quy định về CGCN và từ đó dẫn tới tình trạng việc quản lý của nhà nước cũng như cơ chế,
Danh mục ban hành kèm Nghị định số 133/2008/NĐ-CP còn chung chung, chưa cụ thể nên các doanh nghiệp rất khó áp dụng, ví dụ mục 8 hoặc mục 24 của Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao chỉ nêu rất khái quát là “công nghệ vũ trụ” và “công nghệ biển”, rất khó cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 133/2008/NĐ-CP khi áp dụng.
Thứ tư, mặc dù Luật CGCN đã được triển khai đã được 4 năm, trong Luật dành hẳn một điều (Điều 37) để quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhưng sau 4 năm chưa có một đánh giá nào của Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để rút kinh nghiệm và kiến nghị Chính phủ có biện pháp nhằm lấp dần khoảng cách giữa các vùng, miền thông qua tác động của công nghệ trong các dự án FDI.
Thứ năm, đối với CGCN trong lĩnh vực công nghệ cao, như phần 2.1.1. đã nêu mục đích của chính sách thu hút FDI của Việt Nam là thông qua FDI thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý,…. Tuy nhiên, những kết quả thu được trong hơn 20 năm thực hiện thu hút FDI không đạt được như mong muốn. Triển khai chủ trương của nhà nước về việc thu hút các Tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ cao, năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 02/2001/TT-BKHCNMT ngày 15 tháng 02 năm 2001 hướng dẫn tiêu chuẩn doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao. Tuy nhiên, sau 5 năm ban hành, số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn và được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao chỉ là 11 doanh nghiệp. Con số này cho thấy đầu tư FDI vào lĩnh vực công nghệ cao còn quá ít ỏi, chưa tương xứng với lượng vốn FDI và số lượng dự án FDI tại Việt Nam.
Bảng 2.9. Danh sách Doanh nghiệp Công nghiệp Kỹ thuật cao đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận
TT TÊN DOANH NGHIỆP SẢN PHẨM
1 Công ty TNHH Rorze Robotech Sản xuất, lắp ráp robot, các bộ phận của robot 2 Công ty TNHH Đèn hình Orion-
Hanel
S¶n xuÊt sóng ®iÖn tö
3 Công ty Sản phẩm Máy tính Fujitsu Việt Nam TNHH
Sản xuất bảng mạch in điện tử và đế bảng mạch in điện tử
4 Công ty Nidec Tosok S¶n xuÊt m« t¬ nhá chÝnh x¸c cao vµ c¸c linh phô kiÖn.
5 Công ty Muto Việt Nam Sản xuất các loại khuôn chính xác
6 Công ty TNHH Canon Việt Nam S¶n xuÊt c¸c lo¹i m¸y in phun vµ m¸y in laser
7 Công ty TNH Nissei Việt Nam Sản xuất các sản phẩm cách điện bằng Fluorocacbon Polymer và bằng Silicon, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu sợi quang học
8 Công ty TNHH Thiết kế Renesas VN
Nghiªn cøu, ph¸t triÓn vµ thiÕt kÕ c¸c phÇn cøng (vi m¹ch) vµ c¸c phÇn mÒm chøc n¨ng
9 Công ty TNH MABUCHI Việt Nam
Sản xuất các loại mô tơ nhỏ dùng làm thiết bị điện tử cho ôtô và các thiết bị điện tử nghe nhìn
10 Công ty TNHH Furukawa Automotive VN
S¶n xuÊt c¸c linh kiÖn quang ®iÖn tö, c¬-quang-®iÖn tö, c¸c van ®iÒu tiÕt, ®iÒu khiÓn thuû lùc, khÝ nÐn.
11 Công ty TNHH Sumitomo Bakellite
Sản xuất các bảng vi mạch dẻo
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2006)
Qua số liệu tại bảng 2.9 có thể thấy hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao là các Công ty lớn của Nhật Bản, sản xuất trong lĩnh vực điện tử, tự động hóa, cơ khí chính xác. Tuy nhiên, với số lượng quá ít các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, 11 doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao trên tổng số hơn 5000 doanh nghiệp có thể thấy việc thu hút công nghệ cao vào Việt Nam chưa thực hiện được.
Bảng 2.10. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao
TT TÊN DOANH NGHIỆP SẢN PHẨM
1 Công ty TNHH Intel Product VN Sản xuất máy tính 2 Tập đoàn Compal Sản xuất máy tính
3 Công ty Samsung Electrics Việt Nam Sản xuất điện thoại di động
4 Công ty Foxconn Việt Nam Sản xuất linh kiện cho các loại điện thoại di động
5 Công ty TNHH Brother Việt Nam Sản xuất các loại máy in, máy fax và các linh kiện cho các loại máy trên
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2010)
Năm 2006, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 27/2006/QĐ-2006 ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định về tiêu chuẩn xác định Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Theo tiêu chuẩn nêu tại Quyết định này đến nay mới chỉ có 5 doanh nghiệp được xem xét, công nhận doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao. 5 doanh nghiệp này cũng đầu tư vào lĩnh vực điện tử, sản phẩm là máy tính, máy fax, máy in, điện thoại di động. Điều này cho thấy đây là lĩnh vực có tốc độ thay đổi công nghệ rất nhanh nhưng cũng đem lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư. Khi được công nhận là doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao cũng như là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao, doanh nghiệp được ưu đãi về thuế ở mức cao nhất. Tuy nhiên, khi nhìn vào số liệu này có thể thấy việc thu hút công nghệ cao, công nghệ mới của chúng ta còn nhiều bất cập nên mặc dù đã có nhiều khuyến khích, ưu đãi nhưng chưa thấy xuất hiện nhiều những Tập đoàn thuộc các nước tư bản phát triển đầu tư vào công nghệ cao. Như vậy, về chính sách thu hút công nghệ cao cần phải có những cơ chế mạnh hơn để thu hút các nhà đầu tư thuộc các nước tư bản phát triển, nắm giữ
Thứ sáu, đối với CGCN trong một số ngành công nghiệp như ngành sản xuất ôtô, Việt Nam rất kỳ vọng vào việc thông qua các dự án FDI, chúng ta có thể tiếp nhận được vốn, công nghệ để từng bước phát triển công nghiệp ô tô của