b) Giai đoạn 1993 – 1997
3.2.7.1 Hạn chế tình trạng đôla hoá
Từ nhiều năm qua, ở Việt Nam, thói quen của người dân và doanh nghiệp thích cất trữ ngoại tệ để tiết kiệm, giao dịch khiến cho vấn nạn đô la hoá vẫn chưa được cải thiện. Có thể thấy để giải quyết vấn đề này, bên cạnh biện pháp hành chính, còn cần đến những biện pháp kinh tế nhằm nâng cao uy tín của VND, hạn chế sự biến động của nội tệ. Có như vậy, lòng tin của người dân vào
đồng nội tệ mới được cải thiện và họ sẽ tự động sử dụng đồng nội tệ cho các giao dịch trong nước thay vì USD.
Tuy nhiên, cần có những chế tài đủ mạnh để hạn chế, kiểm soát và chấm dứt nạn đô la hoá. Các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm ngặt, cương quyết. Quy định cấm niêm yết, định giá và thanh toán, giao dịch bằng ngoại tệ đã có từ lâu nhưng những chế tài hành chính dường như còn quá hình thức nên vẫn chưa đủ sức ngăn chặn. Bên cạnh đó, thực tế là các thông tin từ cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan ngôn luận liên quan đến đầu tư nước ngoài đều được công bố trên cơ sở định giá bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD. Như vậy, trước khi yêu cầu người dân dùng đồng nội tệ trong các giao dịch nội địa, bản thân cơ quan nhà nước cũng phải thay đổi thói quen công bố các khoản phí, lệ phí có liên quan đến yếu tố nước ngoài bằng USD, mà thay vào đó là VND.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần sớm công bố chủ trương và lộ trình để chấm dứt hiệu lực của quy định cho phép các tổ chức phi tài chính được phép thu chi ngoại tệ bằng tiền mặt hay được phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài. Cùng với đó, NHNN cần chuẩn bị điều kiện để thực hiện chính sách hạn chế huy động vốn bằng ngoại tệ và công khai lộ trình quy định tỷ lệ huy động vốn bằng ngoại tệ trên tổng tiền huy động của các tổ chức tín dụng, đồng thời áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo hướng cao hơn đối với phần huy động vượt quá.