Giai đoạn 1999 2006

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiệnchính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 26 - 33)

2.1.3.1. Chính sách tỷ giá hối đoái

Cách điều hành tỷ giá của các nhà hoạch định chính sách giai đoạn trước đã gắn chặt tỷ giá với đồng đôla. Điều này đã khiến cho giá trị của VND tăng một cách giả tạo trong mối tương quan của một rổ tiền tệ mỗi khi có sự biến động tăng giá của đồng đôla. Nhận định đúng những thay đổi trong tình hình mới, tiến thêm một bước nữa trong việc nới lỏng sự điều tiết đối với tỷ giá hối đoái, từ ngày 26/02/1999, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 46/QĐ – NHNN về việc “Công bố tỷ giá hối đoái của VND với các ngoại tệ” và Quyết định 65/QĐ – NHNN về việc “Quy định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ”. Như vậy, kể từ tháng 2/1999, Việt Nam đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái MARS (Market Average Rate System – hệ thống tỷ giá bình quân thị trường). Theo hệ thống này thay vì công bố tỷ giá chính thức, NHNN chỉ công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Trên cơ sở đó, các tổ chức tín dụng sẽ xác định tỷ giá mua và bán theo nguyên tắc: Đối với USD không được vượt quá 0,1% so với giá do Nhà nước công bố của ngày giao dịch gần nhất trước đó, còn với tỷ giá các đồng tiền khác tự họ xác định. Có thể nói, đây là bước ngoặt mới trong việc điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam. NHNN can thiệp vào tỷ giá chủ yếu thông qua hoạt động trên thị trường ngoại hối, xóa bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính, chủ quan trước đây. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá còn nhiều phức tạp. Mặc dù, tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trên thực tế, NHNN vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá quy định biên độ mua bán hẹp làm cho việc yết giá của các NHTM còn chưa thể phản ánh đúng cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Ngày 12/07/2000, lần đầu tiên NHNN đã bắt đầu áp dụng nghiệp vụ thị trường mở. Công cụ này có tác dụng rất lớn đến nguồn vốn khả dụng của ngân hàng. Từ đó, có những tác động đến cả lãi suất và tỷ giá. Từ năm 2000, tỷ giá biến động liên tục, có lúc suy giảm nhưng có lúc lại tăng cao đột ngột. Sự gia tăng này hoàn toàn không phải do ý chí chủ quan của NHNN mà kết quả của sự mất cân đối cung cầu. Nguyên nhân có thể giải thích là do lãi suất gửi ngoại tệ tăng cao (0,5 – 0,55%/tháng) tương đương với lãi suất tiền gửi nội tệ là 0,6 – 0,65%, trong khi tỷ giá có xu hướng tăng nên đã khiến cho đông đảo người dân nhanh chóng gửi ngoại tệ vào ngân hàng và chuyển đổi từ tài khoản nội tệ sang ngoại tệ. Bên cạnh đó, lãi suất Libor USD trên thị trường quốc tế vào khoảng 7 – 7,1%/năm, chênh lệch với lãi suất trong nước khoảng 1,5 – 1,6%/năm nên kết quả là các ngân hàng tranh nhau mua ngoại tệ để gửi ra nước ngoài kiếm lời khiến cho cầu thị trường tăng mạnh và kết quả tất yếu là tỷ giá càng tăng nhanh chóng.

Bảng 2.5: Biến động tỷ giá trên các thị trường (Giai đoạn 1999 – 2004)

Đơn vị: %

Mức biến động tỷ giá 1999 2000 2001 2002 2003 2004

Trên thị trường chính thức 0,98 3,46 3,93 2,13 1,56 0,84

Trên thị trường tự do 1,1 3,4 3,8 2,1 2,2 1,2

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Đồ thị 2.2: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2005

Nguồn: Thời báo Kinh tế - Kinh tế Việt Nam và thế giới 2005 - 2006

Biên độ dao động 0,1% theo như một số nhà kinh tế nhận định là tương đối hẹp và cho rằng chế độ tỷ giá Việt Nam là chế độ tỷ giá cố định có điều

chỉnh. Do đó, khi có những biến động về cung cầu ngoại tệ thì biến động tỷ giá trong ngày sẽ không theo kịp diễn biến của thị trường khiến cho việc mua bán chỉ xảy ra khi có nhu cầu thực sự về ngoại tệ và thị trường mang tính chất “chợ chiều” không sôi động như thị trường quốc tế. Chính vì thế, ngày 01/07/2002, NHNN quyết định nới lỏng biên độ dao động từ +/- 0,1% lên +/-0.25%. Việc điều chỉnh tăng biên độ lần này đã góp phần tạo nên một thị trường linh hoạt hơn, đáp ứng được các yêu cầu của các tổ chức tín dụng cũng như các doanh ngiệp có nhu cầu mua bán ngoại tệ không bị gò bó trong khuôn khổ chật hẹp như trước đây. Về phía các tổ chức tín dụng cũng đánh giá rất tích cực về sự thay đổi này, vì nó giảm dần những quy định mang tính chất hành chính can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của họ. Đồng thời là bước tiến tới tự do hóa thị trường giao dịch ngoại hối, cải cách phương thức cho vay, huy động vốn phù hợp với thông lệ quốc tế, nhất là khi Việt Nam đang trong quá trình thực hiện đẩy đủ các nội dung của Hiệp định thương mại Việt Mỹ và các cam kết gia nhập WTO.

Năm 2003, tỷ giá VND/USD khá ổn định, USD mất giá mạnh so với ngoại tệ chủ chốt khác và có diễn biến phức tạp trên thị trường ngoại hối quốc tế. Tuy nhiên, tại thị trường ngoại hối Việt Nam USD chỉ giảm giá nhẹ vào tháng 2/2003 (khoảng 0,05% so với tháng 1/2003) nhưng sau đó tăng giá trở lại. Như vậy, biến động tỷ giá VND/USD lúc này không tương đồng với vị thế USD trên thế giới. Trong khi USD mất giá liên tục so với đồng tiền khác thì vẫn lên giá so với VND. Từ đó, VND cũng bị mất giá mạnh so với các đồng tiền khác, làm bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu hoặc các khoản nợ được thanh toán bằng EUR hay JPY. Đến đầu tháng 12/2003, tỷ giá tiếp tục biến động cao do ảnh hưởng của tin đồn về việc NHNN phát hành 5 loại tiền mới ra lưu thông. Trên thị trường tự do có lúc tỷ giá đạt 16.000 VND/USD, sau đó lại giảm xuống. Điều này đã đẩy tỷ giá trên thị trường tự do giai đoạn 2003 – 2004 biến động mạnh hơn và lệch xa hơn so với sự biến động tỷ giá trên thị trường chính thức (Bảng 2.5). Tính bình quân cả năm 2003 tỷ giá đã tăng 1,7%.

Cũng trong năm 2003, để chuẩn bị gia nhập WTO mà một trong những điều kiện tiên quyết là phải tuân thủ điều VIII điều lệ IMF; theo đó, Việt Nam phải được công nhận là quốc gia đã tự do hoá tài khoản vãng lai nên Chính phủ và NHNN đã sửa đổi hàng loạt quy định liên quan đến quản lý ngoại hối. Uỷ ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh ngoại hối (có hiệu lực từ 1/6/2006) với các quy định được đổi mới theo hướng tự do hoá, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Trong năm 2004, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt sát với cung cầu trên thị trường, phát huy lợi thế cho hoạt động xuất khẩu mà vẫn không để hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn. Đồng thời, NHNN đã can thiệp trên thị trường ngoại hối vào những thời điểm thích hợp, giúp ổn định tỷ giá và đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, NHNN cũng không ngừng hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá như chỉnh sửa các quy định về tỷ giá kỳ hạn theo hướng ngày càng tự do hóa để chu chuyển ngoại tệ đạt đến trạng thái cân bằng, tạo điều kiện thông thoáng về giao dịch hoán đổi.

Về cơ bản, cơ chế điều hành tỷ giá đã đảm bảo một ngang giá trung tâm dịch chuyển trong vùng ngang giá tiền tệ dựa trên quan hệ thương mại, đầu tư của Việt Nam với các nước, tách rời sự neo buộc của VND vào USD để tiến đến gắn vào một rổ tiền tệ. Cùng với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ nêu trên, tỷ giá cũng được duy trì ổn định (tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng chỉ tăng 0,84%). Việc duy trì ổn định tỷ giá đã tác động mạnh đến tâm lý của người dân và nhà đầu tư, hạn chế việc chuyển đổi từ VND sang ngoại tệ. Tỷ giá mua bán VND/USD của các NHTM dao động quanh mức 15.700 – 15.780 VND/USD, tỷ giá trên thị trường tự do dao động quanh mức 15.750 – 15.780 VND/USD. Như vậy, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường tự do hầu như không đáng kể. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đáp ứng kịp thời và đẩy đủ các nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Thêm vào đó, lượng kiều hối tăng mạnh hơn so với năm 2003 cũng đã góp phần giữ ổn định tỷ giá.

Năm 2005, chính sách tỷ giá vẫn gắn với quan hệ cung cầu, tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng không có sự chênh lệch đáng kể, vị thế đối ngoại của đồng Việt Nam tiếp tục được nâng lên khi đặt trong tương quan mối quan hệ với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới như: Euro, Yên Nhật, Bảng Anh... Việc điều hành tỷ giá VND/USD ổn định tương đối (cả năm tăng 0,86%), tỷ giá mua bán VND/USD của các NHTM dao động quanh mức 15.775 – 15.910 VND/USD, tỷ giá mua bán VND/USD trên thị trường tự do dao động quanh mức 15.810 – 15.910 VND/USD.

Năm 2006, NHNN tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, thực hiện can thiệp mua bán ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô, góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng dự trữ ngoại tệ. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và đôla Mỹ tăng 1,38%, tỷ giá mua bán trên thị trường tự do cũng luôn tăng, giảm theo biến động của tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Doanh số

mua bán ngoại tệ của các NHTM trong năm cũng tăng mạnh theo mức độ của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như mức tăng trưởng của nền kinh tế.

2.1.3.2. Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhậpkhẩukhẩu khẩu

Kể từ ngày 26/02/1999, NHNN chấm dứt tỷ giá chính thức và giảm biên độ dao động tỷ giá xuống còn 0,1%. Từ đó, tỷ giá được NHNN công bố theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Biện pháp trên đã góp phần ổn định tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Bảng 2.6: Xuất nhập khẩu Việt Nam trong tương quan với tỷ giá (Giai đoạn 2000 – 2006)

Năm Tỷ giá chính thức (VND/USD)

Xuất khẩu Nhập khẩu

Tổng kim ngạch (triệu USD) Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2000 14170 14482 25,4 15636 33,1 - 1154 2001 14808 15029 4,0 16217 3,4 - 1188 2002 15272 16706 11,2 19745 22,1 - 3039 2003 15514 20149 20,7 25225 23,1 - 5106 2004 15745 26485 31,4 31968 26,7 - 5483 2005 15798 32447 18,8 36761 14,2 - 4314 2006 15815 39826 22,7 44891 22,1 - 5065

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của WB, Tổng Cục Thống kê, Vụ ngoại hối – Ngân hàng Nhà nước

Có thể thấy, trong giai đoạn này, mặc dù tỷ giá tăng nhưng mức độ giảm giá trị của Việt Nam đồng vẫn còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực nên tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thường lớn hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Điều này dẫn đến hiện tượng nhập siêu, cán cân thương mại thâm hụt lớn. Tuy nhiên, xét một cách đầy đủ, nguyên nhân của việc nhập siêu còn do hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng nội còn thấp, công nghệ phụ trợ kém phát triển và sự kiềm chế nhập khẩu chưa được làm quyết liệt từ các thời gian trước.

Giai đoạn 2002 – 2006, biên độ dao động tỷ giá được cố định ở mức 0,25%, tỷ giá ổn định trong theo hướng định giá thấp VND cũng đã có tác tích động tích cực đến xuất khẩu, giúp cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại từ -12,8% GDP năm 2003 xuống còn -10,8% GDP năm 2006, qua đó dự trữ ngoại tệ được tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, tỷ giá tăng cũng có tính hai mặt. Với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu dựa chủ yếu vào nguồn lực trong nước giúp tăng tốc độ thanh toán và lợi nhuận của họ, thì nó lại gây bất lợi cho những doanh nghiệp xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu đầu vào từ bên ngoài, do họ phải bù đắp chi phí tăng thêm do tỷ giá tăng. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này vẫn tăng với tốc độ đều đặn do không chỉ VND giảm giá mà nhiều đồng tiền trong khu vực cũng giảm giá, thậm chí còn giảm sâu hơn. Bên cạnh đó, giai đoạn này, khối các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu trên cơ sở tái xuất của Việt Nam không chiếm tỷ trọng lớn.

Về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu , nhờ chính sách tỷ giá ổn định tạo điều kiện cho xuất khẩu, hàng xuất khẩu đã có những thay đổi cả về chất lượng lẫn chủng loại (Bảng 2.7). Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cuối cùng chưa cao, vẫn chỉ dừng ở những sản phẩm trung gian hoặc dưới dạng nguyên liệu thô. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu đa phần là khai thác từ nguyên liệu, gia công chế tác với tỷ lệ thấp, hàm lượng kỹ thuật chưa cao nên khả năng cạnh tranh chưa đủ mạnh. Cơ cấu hàng nhập khẩu (Bảng 2.8) cũng chuyển dần sang thiết bị, máy móc, công nghệ giúp gia tăng sản xuất… nói chung là những mặt hàng chưa có khả năng sản xuất hoặc công nghệ sản xuất còn non yếu ở Việt Nam.

Bảng 2.7: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phân theo nhóm ( Giai đoạn 2000 – 2006) Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nhóm I 37,2 34,9 31,8 31,0 36,4 36,1 36,2 Nhóm II 33,9 35,7 40,6 39,8 41 41 41,2 Nhóm III 29 29,4 36,6 29,3 22,6 22,6 22,6 Nguồn: Tổng cục Thống kê

(Ghi chú: Nhóm I: Công nghiệp nặng – khoáng sản; Nhóm II: Công nghiệp nhẹ & tiểu thủ công nghiệp; Nhóm III: Nông lâm thủy sản)

Bảng 2.8: Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam phân theo nhóm (Giai đoạn 2000 – 2006) Đơn vị: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Nhóm I 93,8 92,1 92,1 93,6 93,3 91,9 92,2 Nhóm II 6,2 7,9 7,9 6,4 6,7 8,1 7,8

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

(Ghi chú: Nhóm I là tư liệu sản xuất, nhóm II là hàng tiêu dùng)

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng ngày càng tích cực. Nếu trước đây chủ yếu tập trung ở các nước ASEAN, nay đã mở rộng và thâm nhập ngày càng sâu vào các thị trường như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiệnchính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w