Mặc dù BHXH huyện Tứ Kỳ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ mà BHXH tỉnh giao, nhưng số tiền nợ đọng qua các năm vẫn tương đối nhiều.
Bảng 9: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc qua các năm tại BHXH huyện Tứ Kỳ Năm Số tiền BHXH Phải thu (đồng) Kết quả thu (đồng) Số tiền nợ đọng (đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) 2006 9.904.987.700 9.600.565.218 304.422.483 3.07 2007 12.718.105.120 12.496.453.517 221.651.610 1.74 2008 14.770.401.026 14.044.923.324 725.477.700 4.91 2009 27.598.619.817 26.457.157.045 1.141.462.770 4.14 (nguồn: BHXH huyện Tứ Kỳ) Ghi chú:
- Số tiền nợ đọng = số tiền phải thu – kết quả thu - Tỷ lệ nợ đọng = số tiền nợ đọng / số tiền phải thu
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ đọng qua các năm là khác nhau và có chiều hướng gia tăng. Năm 2006 tỷ lệ nợ đọng chỉ có 3.07%, tương ứng với 304.442.483 đồng. năm 2007 tỷ lệ nợ đọng giảm còn 1.74% tương ứng nợ 221.651.610 đồng. năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 4.91% tương ứng 725.477.700 đồng. năm 2009 số tiền nợ đọng lên tới 1.141.462.770 đồng, chiếm 4.14%.
Một số doanh nghiệp nợ tiền BHXH đến vài chục đến vài trăm triệu. Điển hình như công ty TNHH Ngọc Sơn, Công ty TNHH DIMONCLOTHING…..
2.5 Đánh giá chung về công tác thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Tứ Kỳ
2.5.1 Kết quả đạt được
Thứ nhất: Thực hiện nhiệm vụ thu
Nhận thức được công tác thu BHXH là nhiệm vụ trọng tâm của ngành góp phần vào việc hình thành và tăng trưởng quỹ BHXH. Từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện các chế độ BHXH. BHXH huyện đã phấn đấu thu đúng thu đủ theo quy định của luật. bằng những biện pháp khác nhau như tuyên truyền vận động, đôn đốc, kết hợp với các phòng ban của huyện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu BHXH.
Với kết quả thu đạt được, BHXH huyện Tứ Kỳ đã có những thành tích xuất sắc. tỷ lệ thu nộp luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu BHXH tỉnh giao năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt trong năm 2009 mặc dù do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, sự gia tăng biến động của giá cả tiền lương. Tuy nhiên BHXH huyện vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ giao phó vượt kế hoạch 4%.
Theo dõi qua các năm cho thấy công tác thu, nộp BHXH, BHYT đã dần dần đi vào nề nếp, nhiều cơ quan đơn vị đóng BHXH, BHYT đầy đủ kịp thời như: UBND xã Kỳ Sơn, Công ty sản xuất vật liệu xây dựng Phú Yên, Công ty cổ phần Thuận Cường, doanh nghiệp thêu may Minh Tú, Phòng tài chính- thương mại, phòng giáo dục, văn phòng huyện ủy, Trường trung học cơ sở Phan Bội Châu, Trường Phổ thông trung học Tứ Kỳ….
Thứ hai: Kiểm soát nợ đọng
Qua phân tích về tình hình nợ đọng ở của các khối đã trình bày ở trên có thể nói thấy rằng BHXH huyện Tứ Kỳ đã cố gắng kiểm soát tốt tình hình nợ đọng, so với các đơn vị khác trong toàn ngành BHXH huyện Tứ Kỳ được đánh giá là đơn vị có tỷ lệ nợ đọng thấp. Năm 2009 tỷ lệ nợ đọng tăng nhưng các cán bộ tại BHXH huện Tứ Kỳ vẫn liên tục nhắc nhở đôn đốc các đơn vị nộp BHXH và các đơn vị đã cam kết nộp ngay khi có thể.
Để kiểm soát được các số tiền nợ đọng của các đơn vị, doanh nghiệp, các cán bộ thu đã thực hiện công tác thu BHXH ngay từ những tháng đầu, quý đầu
của năm. Xuống tận các cơ sở thanh tra kiểm tra nhắc nhở nhiệm vụ thu nộp BHXH của các đơn vị. Nếu tính trong tất cả số thu của BHXH huyện Tứ Kỳ thì thấy số tiền thu luôn luôn thừa chỉ tiêu BHXH tỉnh giao vì BHXH huyện tiến hành thu trước những doanh nghiệp có khả năng đóng BHXH cho năm sau.
Để đạt được những thuận lợi trên phải kể đến nhiều nhân tố thuận lợi đó là:
Thứ nhất: Chính sách BHXH đã được Nhà Nước quan tâm từ rất sớm và được thể chế bằng một loạt các văn bản quy phạm pháp luật. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai chính sách BHXH của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chính sách BHXH trên toàn quốc nói chung và trên địa bàn huyện Tứ Kỳ nói riêng. Đồng thời BHXH huyện luôn được sự chỉ đạo sát sao của Ban giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương và ban thường vụ huyện ủy Tứ Kỳ.
Thứ hai: Về nhân tố con người BHXH huyện Tứ Kỳ luôn đoàn kết, nỗ lực, nhận thức rõ ràng nhiệm vụ thu, chi là 2 nhiệm vụ trong tâm, là nhiệm vụ tiên quyết cho những nhiệm vụ tiếp theo. Với lòng nhiệt huyết yêu nghề, hết lòng phục vụ nhân người lao động đến đăng ký tham gia BHXH, cũng như giải quyết các chế độ, giải thích cho người lao động hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của họ, thái độ phục vụ lịch sự, văn minh cùng trình độ chuyên môn có kinh nghiệm làm việc các cán bộ của BHXH huyện Tứ Kỳ luôn đem đến cho người tham gia cảm giác công việc được giải quyết nhanh gọn hợp lý.
Tập thể cán bộ luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ và quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao ngay từ tháng đầu, quý đầu. Hàng tuần vào thứ sáu, các cán bộ trong cơ quan BHXH huyện Tứ Kỳ có buổi họp nội bộ, trong buổi họp này các lãnh đạo giải thích cho các nhân viên về các văn bản mới ban hành và hướng dẫn thực hiện, rà soát lại toàn bộ công việc của cơ quan trong tuần, trong tháng để xác định kịp thời những việc đã làm để phát huy những việc
hoàn thành nhiệm vụ chính trị của BHXH tỉnh và huyện ủy giao phó. Góp phần thục hiện giữ vững an ninh chính trị xã hội ở địa phương.
Thứ ba: Có sự kết hợp chặt chẽ hiệu quả với các Ban ngành đoàn thể của huyện, các đơn vị sử dụng lao động và cấp ủy chính quyền xã, thị trấn để tổ chức thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT cho người lao động được đảm bảo đúng quy định.
2.5.2. Những tồn tại trong công tác thu tại BHXH huyện Tứ Kỳ và nguyên nhân những tồn tại đó.
Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng công tác thu BHXH tại BHXH huyện Tứ Kỳ vẫn còn những tồn tại, đó là những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Luôn tồn tại tình trạng nợ đọng tiền BHXH : Huyện Tứ Kỳ là huyện thuần nông, đối tượng tham gia chủ yếu là cán bộ công chức, viên chức khối hành chính sự nghiệp và một số ít lao động ở các đơn vị doanh nghiệp vừa và nhở cùng với cán cán bộ xã phường. Tuy nhiên công tác thu vẫn còn gặp phải khó khăn như : việc nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài ở một số cơ quan HCSN.
Đặc biệt khối xã, thị trấn là thu theo mùa vụ, vì vậy thường là đến tháng 7 và tháng 12 hàng năm số thu BHXH của các đơn vị này mới có. Do vậy BHXH huyện Tứ Kỳ hầu như không đảm bảo được tiến độ thu. Đối với những đơn vị HCSN nhiều khi do đơn vị không dự toán đúng về BHXH nên kéo theo đó là việc thu nộp BHXH chậm tiến độ.
Thứ hai: Một số doanh nghiệp đang trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động. Đặc biệt, số lao động trong khối NQD tham gia BHXH ít hơn con số lao động thực tế nhất nhiều. Ví dụ có những doanh nghiệp có 150 lao động những chỉ tham gia cho 90 lao động. Thậm chí người lao động cũng chưa hiểu được quyền lợi của mình mà chỉ biết mỗi tháng phải mất đi một khoản tiền đóng BHXH từ đồng lương vốn eo hẹp, rồi việc không xác định làm việc lâu dài cũng khiến họ không tham gia đóng BHXH. Nói tóm lại nguyên nhân này xuất
phát từ sự trốn tránh trách nhiệm của chủ doanh nghiệp nhằm bảo toàn lợi nhuận và việc chưa hiểu quyền lợi BHXH của người lao động.
Thứ ba: Bên cạnh việc trốn đóng tiền BHXH thì có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia đóng BHXH mang tính tượng trương và đối phó bằng cách chỉ tham gia BHXH cho người lao động với mức lương tối thiểu, không thực hiện nâng bậc lương thường xuyên mà tăng các khoản chi trả ngoài lương để giảm bớt phần đóng BHXH. Nói chung, xu hướng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là muốn nộp tiền BHXH thật ít, chính vì vậy sẽ có những doanh nghiệp khai giảm quỹ lương của đơn vị, không khai báo khi người lao động được lên lương, cũng như không đăng ký BHXH cho số lao động mới hoặc khai giảm số lao động trong doanh nghiệp nhằm phải đóng tiền BHXH ít hơn. Chính vì vậy một số doanh nghiệp nâng thời gian thử việc của người lao động lên, hoặc không ký hợp đồng lao động, hoặc thuê lao động theo mùa vụ để trốn tránh đóng BHXH cho họ. Bên cạnh đó, công tác làm sổ BHXH cho người lao động, chủ sử dụng lao động chưa sử dụng lao động chưa thực sự quan tâm mà còn ỷ lại cho cơ quan BHXH
Những tồn tại trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan :
Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chính sách BHXH trong nhiều năm qua chưa đủ mạnh, cho nên nhiều người sử dụng lao động thà chịu nộp phạt còn hơn phải mất tiền tham gia BHXH cho người lao động bởi số tiền nộp phạt nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền mà chủ sử dụng lao động trốn được. Bởi mức xử phạt đối với đơn vị sử dụng lao động vi phạm hành chính về BHXH tối đa là 20 triệu đồng. Mức phạt này chưa đủ sức răn đe đối với nhiều đơn vị sử dụng lao động.
Có nhiều người sử dụng lao động hiểu biết pháp luật, có khả năng tài chính nhưng lại thiếu trách nhiệm, cố tình lách luật và tìm mọi cách tránh nghĩa vụ tham gia BHXH cho người lao động hoặc chiếm dụng tiền đóng BHXH. Bên
cạnh đó có một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, thua lỗ không đủ khả năng để đóng BHXH.
Chưa có sự phối hợp thật sự nhịp nhàng, đồng bộ giữa các ban ngành đoàn thể và các cơ quan có liên quan.
Nguyên nhân chủ quan:
Công tác tuyên truyền, giải pháp các chế độ BHXH,BHYT còn dừng lại ở phạm vi hẹp chưa được thường xuyên liên tục, chủ sử dụng lao động và người lao động nhận thức đầy đủ trách nhiệm và đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi hưởng các chế độ BHXH. Và do sức ép về việc làm và nhận thức chưa đầy đủ về tính ưu việt của chính sách BHXH và những nguy cơ rủi ro về thu nhập và việc làm trong cơ chế thị trường, cho nên không ít người lao động đã không phản đối khi người chủ sử dụng lao động không tham gia BHXH cho họ.
Còn có những tồn tại trên một phần xuất phát từ ý thức trách nhiệm của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên chức của BHXH huyện Tứ Kỳ. Mặc dù các cán bộ biết sự khai giảm mức lương thực tế cho người lao động trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng lại không đưa ra biện pháp kiểm tra đối chiếu thực sự cần thiết. chủ yếu là xem xét doanh nghiệp đó có tham gia BHXH cho người lao động hay không, chưa quan tâm đến mức lương tham gia BHXH cho người lao động.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU BHXH Ở BHXH HUYỆN TỨ KỲ
3.1. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của BHXH huyện Tứ Kỳ
Với những kết quả đạt được, trong những năm qua BHXH huyện Tứ Kỳ luôn đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến xuất sắc, nhiều cơ quan , doanh nghiệp được nhận bằng khen của BHXH tỉnh Hải Dương. Để phát huy những thành tích đạt được, cần có sự nỗ lực của bản thân lãnh đạo và cán bộ trong cơ quan trong năm 2010 và những năm tiếp theo.
Năm 2010 BHXH tỉnh Hải Dương giao kế hoạch cho BHXH huyện Tứ Kỳ chỉ tiêu số tiền thu BHXH bắt buộc là hơn 29 tỷ đồng tăng hơn 3 tỷ so với năm 2009. với mục tiêu hoàn thành kế hoạch được giao, cơ quan BHXH đã đưa ra phương hướng hoạt động trong năm 2010 là:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chế độ BHXH,BHYT theo luật BHXH, BHYT trong nhân dân toàn huyện
Thứ hai: Phối hợp với các ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác thu BHXH, BHYT ; nhất là tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh BHYT , đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT hướng tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014.
Thứ ba: Tăng cường đôn đốc các cơ quan, đơn vị đóng BHXH, BHYT đầy đủ, kịp thời đúng quy định.
Thứ tư: Giải quyết kịp thời các chế độ BHXH theo đúng quy định của Nhà nước cho người lao động, kịp thời điều chỉnh mức lương cho đối tượng hưu cho đối tượng hưu trí khi có hướng dẫn của chính phủ.
Thứ năm: Tiếp tục thực hiện công tác chốt sổ BHXH cho người lao động theo chỉ đạo của ngành, nhằm đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, các cơ quan, đơn vị tích cực đóng BHXH theo đúng quy định.
Thứ sáu: Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi theo dự toán được duyệt, không vượt quá giới hạn, mọi chi tiêu đều đảm bảo chứng từ
Thứ bảy: Duy trì tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, đảm bảo thuận tiện khi khai thác, an toàn trong lưu trữ, đáp ứng mọi yêu cầu của đơn vị và các cá nhân về hồ sơ khi cần thiết
Thứ tám: Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và thực hiện nghiệp vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua trong đơn vị, động viên cán bộ công chức viên chức tích cực đề xuất những giải pháp hữu hiệu để thực hiện tôt nhiệm vụ của ngành.
Thứ chín: Giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật quy định.
Thứ mười: Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết và biểu dương kịp thời tập thể cá nhân có thành tích thực hiện tốt chế độ BHXH, BHYT. Phấn đấu xây dựng đơn vị trong sạch vững mạnh, phấn đấu năm 2010 đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc.
3.2. Một số giải pháp
3.2.1 Về Công tác thông tin tuyên truyền BHXH
Trong những năm gần đây chính sách BHXH luôn thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của giá cả thị trường, mức lương của người lao động, đảm bảo an toàn quỹ BHXH trong dài hạn. Vì vậy việc tuyên truyền giải thích nhằm nâng cao nhận thức về BHXH của NLĐ và chủ sử dụng lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết.
Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, các báo tạp chí BHXH, sách hỏi đáp về BHXH, các loại ấn phẩm tuyên truyền…. Những nội dung tuyên truyền cần được biên tập cô đọng, dễ hiểu hấp dẫn. các ấn phẩm tuyên truyền cần được phổ cập một cách rộng rãi đến tận người lao động và chủ sử dụng lao động dưới dạng tặng phẩm tuyên truyền.
Cần có biện pháp tăng cường phát hành tạp chí BHXH đến tận cơ sở nhằm góp phần năng cao nhận thức của Người lao động và chủ sử dụng lao động về BHXH.
Tăng cường mở rộng phạm vi hình thức và nội dung thông tin tuyên truyền về các chính sách pháp luật và các chế độ BHXH, giải đáp hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, kết quả các hoạt động của ngành. Bằng việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu chính sách, chế độ BHXH, các buổi truyền thồng với sự tham gia của các cán bộ bảo hiểm đến tận cơ quan, doanh nghiệp tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo nhân văn của BHXH. Việc làm này sẽ làm thay đổi tâm lý nặng nề hiện này là bắt buộc phải đóng BHXH. Từ đó họ sẽ tự giác, tự nguyện tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH.
Thực hiện mỗi cán bộ thu là một tuyên truyền viên tích cực. phối hợp chặt