Ảnh hưởng của tốc độ tăng lực phanh đến hiệu quả phanh

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTÍNH NĂNG PHANH CỦA LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA 3000A KÉO RƠ MOOC MỘT TRỤC (Trang 64 - 68)

MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.2.3. Ảnh hưởng của tốc độ tăng lực phanh đến hiệu quả phanh

Lực phanh của máy kéo và rơ mooc được tính theo công thức (3.12) và (3.14). Để đơn giản đã bỏ lực cản lăn vì thực tế lực cản lăn nhỏ hơn lực phanh nhiều :

PpkkZk(1−ek t t1(−1)) PpmmZm(1−ek t t2(−1))

Zk− Phản lực pháp tuyến trên cầu sau máy kéo.

Pϕκ− Lực bám của cầu sau máy kéo : Pϕκ = ϕkZk

ϕk− Hệ số bám của các ánh xe cầu sau máy kéo. k1− Hệ số tăng lực phanh.

t − Thời gian phanh liên hợp máy. Pm − Lực phanh của cầu mooc.

Zm − Phản lực pháp tuyến trên cầu mooc.

Pϕm − Lực bám của cầu mooc : Pϕm = ϕmZm

ϕm− Hệ số bám của cầu mooc. k2− Hệ số tăng lực phanh cầu mooc.

t2− Thời gian chậm tác dụng của phanh cầu mooc. t − Thời gian phanh liên hợp máy .

Như vậy tốc độ tăng lực phanh của liên hợp máy sẽ phụ thuộc k1, k2 . Ý nghĩa của các thông số này là tương đương với việc người lái xe đạp nhanh hay chậm lên bàn đạp phanh.

Sự ảnh hưởng của hai thông số này đến hiệu quả phanh được minh họa thông qua một ví dụ khảo sát thể hiện trên hình 4.7. Các điều kiện khảo sát là: Q = 2000 kG; V0 = 16 km/h; ϕk = 0.7; ϕm= 0.6; k2= [ 0.5; 2; 5; 10]; k1= 2.k2;

Ở đây cần lưu ý rằng, khi kéo rơ mooc một trục, tải trọng Q sẽ phân bố một phần ∆Q trên cầu sau máy kéo làm tăng phản lực pháp truyến Zk và nhờ đó làm tăng lực bám Pϕk . Vì thế để khai thác tốt hơn lực bám của máy kéo nên chọn k1> k2 , k1= λ k2 . Ở đây chọn λ=2 hệ số λ còn gọi là hệ số liên động hay hệ số liên kết giữa phanh máy kéo và phanh rơ mooc. Tuy nhiên, chọn giá trị hệ số λ như thế nào cho hợp lý lại là một vấn đề cần nghiên cứu.

Hình 4.7. Ảnh hưởng tốc độ tăng lực phanh đến hiệu quả phanh

tăng k1

tăng k1

k2 đến sự tăng lực phanh theo thời gian phanh: k1, k2 càng lớn tương ứng với các đường Ppk, Ppm có độ dốc tăng nhanh hơn ở giai đoạn đầu của quá trình phanh. Hệ quả của nó là làm cho các chỉ tiêu phanh Tp, Sp, jmax đều đạt tốt hơn. Các giá trị cụ thể thể hiện trên bảng 4.2.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng tốc độ tăng lực phanh đến hiệu quả phanh

k2 k1=2k1 Tp(s) Sp(m) jxmax

0.5 1.0 2.033 5.741 -3.660

2.0 4.0 1.236 3.311 -5.126

5.0 10.0 0.992 2.492 -5.569

10.0 20.0 0.901 2.140 -5.601

Trên hình 4.8 là kết quả khảo sát ảnh hưởng của các hệ số k1, k2 đến độ êm dịu chuyển động của liên hợp máy với cùng điều kiện là Q = 2000 kG; V0 = 16 km/h; ϕk = 0.7; ϕm= 0.6; k2= [0.5; 2; 5; 10]; k1= 2.k2.

Các kết quả cho thấy:

− Khi các hệ số k1, k2 còn tương đối nhỏ thì ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh (Tp, Sp , jxmax) rất rõ nét. Nhưng khi tăng từ 5 đến 10 thì các chỉ tiêu này thay đổi không đáng kể. Điều này gợi cho ta thấy không thật cần thiết phải phanh thật gấp.

− Tốc độ tăng lực phanh (thông qua các hệ số k1 và k2) ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh và các dao động của trọng tâm máy kéo và trọng tâm rơ mooc. Khi k1, k2 nhỏ (ví dụ k2= 0.5), lực phanh tăng chậm và quá trình phanh hầu như không xẩy ra dao động thẳng đứng và dao động góc. Nhưng khi tăng k1, k2 từ 2 đến 10 thì xuất hiện các dao động với biên độ cực đại tăng rất nhanh (xuất hiện ở nhịp đầu tiên). Như vậy là k1, k2 ảnh hưởng lớn đến dáng điệu của các đường cong.

Hình 4.8.

Ảnh hưởng của tốc tăng lực phanh (k1, k2) đến hiệu quả phanh và độ êm dịu chuyển động của liên hợp máy

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTÍNH NĂNG PHANH CỦA LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA 3000A KÉO RƠ MOOC MỘT TRỤC (Trang 64 - 68)