TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÍNH NĂNG PHANH CỦA Ô TÔ, MÁY KÉO

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTÍNH NĂNG PHANH CỦA LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA 3000A KÉO RƠ MOOC MỘT TRỤC (Trang 28 - 32)

PHANH CỦA Ô TÔ, MÁY KÉO

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong quá trình phát triển, trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu đang trên đà hội nhập với khu vực và trên thế giới. Chủ trương hiện nay của Chỉnh phủ đưa ra là tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm, dần tiến tới chế tạo được các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Trong những năm qua chúng ta đã xuất được các lô hàng xe buýt, xe tải nhẹ sang các nước châu Mỹ, đó là thắng lợi đầu tiên của nền công nghiệp ô tô Việt Nam. Đây là động lực khích lệ để các nhà nghiên cứu và sản xuất ô tô trong nước đầu tư nghiên cứu,

tài chính vào ngành công nghiệp ô tô. Để đạt được mục đích này cần nghiên cứu sâu hơn về các cụm chi tiết, các hệ thống cũng như điều kiện làm việc của ô tô để có những giải pháp kỹ thuật can thiệp sâu hơn vào trong các cụm, hệ thống nhằm phát huy được đặc tính tối ưu của chúng.

Khảo sát động lực học quá trình phanh của ô tô – máy kéo là bài toán cơ bản của lý thuyết ô tô – máy kéo nhằm đánh giá cũng như xác định chất lượng khai thác ô tô – máy kéo trong những điều kiện khác nhau. Trong đó vấn đề phanh máy kéo là không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, nhất là trong thời gian gần đây chất lượng đường sá cũng như ô tô – máy kéo được tăng lên rõ rệt, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho lĩnh vực giao thông nước ta nhưng bên cạnh đó lại nổi lên vấn đề đáng ngại về an toàn giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn hiện nay.

Trên thế giới, công tác nghiên cứu động lực học phanh ô tô, máy kéo còn nhằm đưa ra quy luật điều khiển ở các vùng tốc độ khác nhau mà ở mức độ hoàn thiện cao. Trong thời gian gần đây, các công trình nghiên cứu trên thế giới đã tập trung nhiều vào lĩnh vực động lực học cho xe có tải trọng lớn như: xe buýt có sức trở lớn, xe tải nặng, siêu nặng, đoàn xe và máy kéo. Với máy kéo và đoàn xe, hướng nghiên cứu trên được đề cập và hoàn thiện chưa nhiều. Các tài liệu, thí nghiệm và khảo sát còn đang được thực hiện và kết quả công bố còn hạn chế. Một trong số nguyên nhân trên là tính phức tạp của bài toán cơ học hệ nhiều vật. Máy kéo kéo theo rơ mooc và đoàn xe khi xem xét trên mô hình phẳng có thể được xem như bài toán với con lắc kép với quỹ đạo chuyển động còn cho rõ nét, do vậy hướng nghiên cứu trên đang tiếp tục được triển khai, khảo sát, bổ sung và hoàn thiện.

Ở Việt Nam, tài liệu, công tác, nghiên cứu, thí nghiệm động lực học chuyển động cho máy kéo và ô tô được đề cập rất ít. Có thể kể đến như: , “Nghiên cứu động học chuyển động quay thẳng và chuyển động quay vòng

dựng chương trình mô phỏng quỹ đạo chuyển động của đoàn xe kéo bán mooc khi chuyển động trên đường vòng” Luận văn cao học của tác giả Nguyễn Hùng Mạnh, “Nghiên cứu, khảo sát động lực học phanh đoàn xe” Luận văn cao học của tác giả Tạ Tuấn Hưng. “Nghiên cứu động lực quá trình phanh liên hợp máy kéo SHIBAURA – 3000A khi vận chuyển gỗ rừng trồng” Luận văn cao học của tác giả Nguyễn Tài Cường, trong luận văn này chỉ khảo sát bài toán xuống dốc bình thường không kể đến dao động khi sinh ra ở mặt đường và không tính đến biến dạng đàn hồi của lốp. “Khảo sát ảnh hưởng của độ dốc và mấp mô mặt đường đến phản lực pháp tuyến trên máy kéo SHIBAURA kéo rơ mooc một trục”, Luận văn cao học của tác giả Đào Hữu Đoàn, trong luận văn này đã đề cập đến độ dốc và mấp mô mặt đường nhưng không khảo sát đến quá trình và hiệu quả phanh.

Nghiên cứu động lực học ô tô, máy kéo đặc biệt là đoàn xe trên thế giới cũng có một số tác giả đề cập. Theo hướng điều khiển ổn định chuyển động đoàn xe có các tác giả như: Nhóm tác giả David John, Matthew Sanpson (Đại học Cambridge- 2000) với đề tài: Điều khiển lắc ngang tích cực cho đoàn xe nhằm cải thiện khả năng ổn định ngang cho đoàn xe có khớp nối; tác giả Stefan Edlund, John Aurell, Niklas Frojd (tập đoàn xe tải Volvo 2001) với đề tài “Xây dựng thuật toán đánh giá ổn định xoay thân của đoàn xe có khớp nối”, tác giả Venu Gopal GORU (2007) với đề tài “Nghiên cứu và mô phỏng ổn định lắc ngang của đoàn xe bán romooc xi téc trở nhiên liệu lỏng”. Trong dề tài tác giả mô hình hóa xitec và nghiên cứu ổn định lắc ngang của đoàn xe, sử dụng phần mềm chuyên dụng để mô phỏng.

Ngoài ra còn có tác giả J.W.L.H Macc (2007- Eindhoven) đề cập tới hiện tượng bẻ gãy đoàn xe trong đề tài “Nghiên cứu ổn định bẻ gãy đoàn xe kéo bán romooc”. Tác giả sử dụng mô hình đoàn xe một vết với hàm kích động là góc quay vành lái và điều khiển lực phanh, khảo sát các thông số ảnh

hưởng đồng thời xây dựng chương trình điều khiển nhằm làm giảm hiện tượng bẻ gãy đoàn xe trên.

Đa số các công trình trên thế giới tập trung vào nghiên cứu ổn định lật ngang của đoàn xe bằng việc xây dựng mô hình toán học hoặc sử dụng phần mềm đóng gói, thiết lập thuật toán điều khiển và khảo sát ổn định. Ở Việt Nam, tuy ô tô máy kéo đã và đang được sử dụng rộng rãi và phát huy hiệu quả kinh tế nhưng tài liệu kỹ thuật, khai thác và sử dụng phương tiện trên còn nhiều hạn chế.

Từ những phân tích và nhận xét ở trên tôi chọn đề tài: “Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tính năng phanh của liên hợp máy kéo SHIBAURA 3000A kéo rơ mooc một trục”, nhằm nâng tính an toàn chuyển động của liên hợp máy khi vận chuyển gỗ rừng trồng. Trên cơ sở đó có thể rút ra những kết luận bổ sung cho các phương án thiết kế và sử dụng hợp lý hơn.

H×nh 2.1. H×nh ¶nh m¸y kÐo Shibaura3000A vµ r¬ mooc RMH3000

Chương 2

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTÍNH NĂNG PHANH CỦA LIÊN HỢP MÁY KÉO SHIBAURA 3000A KÉO RƠ MOOC MỘT TRỤC (Trang 28 - 32)