Hưng Nguyên trong phong trào Cần Vương kháng Pháp

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 27 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2.Hưng Nguyên trong phong trào Cần Vương kháng Pháp

(1885- 1896)

Hai tháng sau hòa ước năm1884 triều đình ký với Pháp, ngày 1/8/1884 lễ đăng quang vua Hàm Nghi thực hiện. Lấy cớ không báo trước cho viên Khâm sứ nên người Pháp không công nhận vua Hàm Nghi. Tuy mới 13 tuổi, nhà vua đã cùng phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết không đầu hàng quân xâm lược. Ngày 6/7/1885, Tôn Thất Thuyết chỉ huy quân lính tấn công vào đồn Mang Cá, nhưng bị thất bại. Ông hộ giá vua Hàm Nghi đến Sơn Phòng - Quảng Trị (Tân Sở) tìm cách cứu nước. Tại đây vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân cả nước ra sức chống giặc Pháp. Văn thân, sĩ phu và nhân dân Trung Kỳ, Bắc kỳ nhiệt liệt hưởng ứng. Ở Trung Kỳ, trước hết là Quảng Bình với Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân; Quảng

Nam là Trần Quang Dự, Nguyễn Hàm, Nguyễn Duy Hiệu; Quảng Ngãi là Lê Trung Đình; Bình Định là Mai Xuân Thưởng...

Bắc Kỳ cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa quan trọng như Đốc Tít ở Đông Triều, Cai Kinh ở Bắc Giang, Nguyễn Quang Bích ở Tây Bắc...Đặc biệt, xứ Bắc Kỳ cũng đang hình thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có sức chiến đấu mạnh mẽ, có tiếng vang như Tạ Hiện ở Thái Bình, Nam Định; Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên, Hải Dương; Phạm Bành, Đinh Công Tráng ở Thanh Hóa; Lê Ninh, Phan Đình Phùng ở Đức Thọ, Hương Khê (Hà Tĩnh).

Trong không khí chống Pháp đang lên như vậy, nhân dân Hưng Nguyên đã cùng đứng lên hưởng ứng mạnh mẽ phong trào Cần Vương chống Pháp trong cả hai giai đoạn phát triển của phong trào này.

Ở Nghệ Tĩnh, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Lê Ninh, có sự tham gia của văn thân, sĩ phu và nhân dân hai huyện Đức Thọ và Hưng Nguyên.

Lê Ninh (còn gọi là Ấm Ninh) sinh năm 1857 t ại làng Trung Lễ (nay thuộc x ã Đức Trung - Đức Thọ) trong một gia đình quan lại, nhưng ông không theo con đường quan chức. Biết thế nào thực dân Pháp cũng vào Nghệ Tĩnh, từ năm 1882 ông chiêu mộ trai tráng ở làng Đức Thọ (Hà Tĩnh- quê hương ông) và trai đinh các làng ở Hưng Nguyên (Nghệ An- quê vợ). Cụ thể số quân theo Lê Ninh đánh Pháp là “Phù Long hai vệ, Yên Trường hai vệ” [45, tr 186]. Hầu khắp các làng xã Hưng Nguyên đều có người tham gia nghĩa quân hoặc xuất tiền bạc, thóc gạo ủng hộ phong trào như cụ Nguyễn Thị Lân (mẹ vợ Lê Ninh) được Phan Bội Châu suy tôn “Bậc nữ hào kiệt đất Lam Hồng”.

Vua Hàm Nghi trên đường ra Bắc, dừng lại ở Phú Gia (Hương Khê) xuống chiếu Cần Vương lần thứ hai vào ngày 20/9/1885. Tên Lê Đại - Bố chánh tỉnh Hà Tĩnh v à Án sát Trịnh Bưu định ra Vinh đón Pháp về bắt vua. Được tin đó Lê Ninh chỉ huy nghĩa quân tấn công thành Hà Tĩnh, bắt Lê Đại v à Trịnh Bưu phải đền tội.

Sau chiến công đó Lê Ninh được vua Hàm Nghi phong là “Bang biện quân vụ”. Nghĩa quân Lê Ninh còn đánh thắng nhiều trận khác, làm cho địch kinh hồn. Giặc Pháp điên cuồng huy động một lực lượng lớn càn quét căn cứ Trung Lễ. Nghĩa quân phải rút lui.

Sau chiến thắng của Lê Ninh, cả Nghệ Tĩnh từ Đèo Ngang đến khe Nước Lạnh, chỗ nào cũng rầm rập, cũng hừng hực khí thế “Bình Tây phục quốc” của người dân xứ Nghệ dưới lá cờ Cần Vương. Tại H ưng Nguyên, tuy không có nhân vật nổi bật, song nhân dân còn truyền lại, nhiều người chiến đấu dưới sự chỉ huy của Phan Đình Phùng như: “Ông Sanh quê làng Phú Điền (nay thuộc xã Hưng Phú) được cụ Phan Đình Phùng giao cho làm “Đốc vạn quân lương”. Một số nghĩa sĩ bị giặc bắt và chém đầu như các ông: Nguyễn Xuân Quát, Võ Trọng Việng…; Ông Đốc Thoại quê ở làng Phù Long bị đày ra Côn Đảo [50, tr 50, 51].

Ngoài ra còn có cụ tú tài Nguyễn Diên quê ở tổng Yên Trường (nay thuộc Thành phố Vinh) và ông Nguyễn Trọng Khánh (tức Tổng giáo Khánh) quê ở Hoàng Cần đứng ra chiêu tập nghĩa quân, phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Nguyễn Xuân Ôn (Diễn Châu). Rồi ông Uông Sỹ Túy ở Yên Trường tham gia nghĩa quân do Nguyễn Xuân Ôn chỉ huy đánh nhau với quân Pháp nhiều trận [50, tr 50, 51].

Trong phong trào Văn thân, Cần Vương người dân Hưng Nguyên không chỉ đóng góp sức người, mà còn cung cấ tiền bạc, lương thực, thực phẩm. Người tiêu biểu trong số họ là Mẹ Lân.

Mẹ Lân, người làng Phúc Hậu, nay là xóm 3 xã Hưng Xuân; mẹ tên thật là Lê Thị Cảnh, vì có con trai tên là Lân nên dân làng thường gọi là mẹ Lân. Mẹ là con của tú tài Lê Nguyên Mậu, người xã Trung Cần nay là xã Nam Trung, Nam Đàn. Chồng mẹ Lân là ông Nguyễn Văn Nguyên, con trai thứ hai của ông Nguyễn Quốc Học, người làng Phúc Hậu. Ông Học cũng làm

một chức quan nhỏ ở địa phương nhưng rất giàu có. Dân làng thường gọi là Bá hộ Giơi. Mẹ Lân là con dâu ông Học được thừa hưởng một gia tài lớn, lại có long yêu nước thương dân hiếm có. Tính mẹ rất khảng khái lại hay giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn.

Khi giặc Pháp xâm lược nước ta, mẹ vô cùng căm phẫn, bèn động viên con trai là Lân và con rể là Lê Ninh tham gia chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, mẹ đem bán của quý trong nhà và 200 mẫu ruộng, đồng thời đào số vàng chon dấu lúc còn trẻ được ba ngàn nén trao hết cho Lê Ninh để mua vũ khí. Khi biết tin con trai hy sinh, mẹ nén đau thương và nói “Con ta không chết nhục, ta rất hài lòng”. Sau đó không lâu con rể là Lê Ninh bị bệnh nặng rồi mất. Mẹ dồn hết tâm trí làm việc nghĩa. Những người yêu nước bị Pháp truy nã, mẹ tìm cách che chở, cưu mang. Của cải trong nhà mẹ chỉ dành đủ ăn ngày hai bữa, còn lại đem làm việc thiện. [50, tr 55].

Gia đình mẹ Lân đã góp phần sản sinh ra nhiều nhà yêu nước. Em chồng mẹ Lân là bà Nguyễn Thị Chuyên có hai cháu nội là Võ Trọng Cánh, Võ Trọng Ân và chắt nội là Võ Trọng Cư là những nhà cách mạng tiền bối của tỉnh Nghệ An.

Ngoài mẹ Lân còn có Nguyễn Hữu Xước ở làng Phan Thôn, tổng Thông Lãng, nay là xã Hưng Tân. Ông đã che chở và tạo điều kiện cho nghĩa quân Cần Vương do Tống Duy Tân lãnh đạo ở Thanh Hóa, trong lúc làm Tri huyện Thiệu Hóa.

Sự thất bại của phong trào Cần Vương cũng là lời cáo chung cho ngọn cờ đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến. Dẫu không đặc biệt xuất sắc nhưng đóng góp của Hưng Nguyên trong phong trào Cần Vương là một minh chứng cho tinh thần đấu tranh chống ngoại bang của nhân dân nơi đây trong

lịch sử. Đó cũng chính là nguồn cội của tinh thần yêu nước được phát triển qua các giai đoạn cách mạng tiếp theo của quê hương Hưng Nguyên.

Tiểu kết chương 1

Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng, có đồng rộng, sông sâu, có núi đồi xen kẽ tạo nên một vùng quê đa dạng về duyên cách địa lý, hiểm thế về quân sự, thuận lợi về giao thông, phong phú về kinh tế. Nhưng dưới chế độ phong kiến thực dân, Hưng Nguyên vẫn là một vùng quê với nền kinh tế tự cung tự cấp manh mún, lạc hậu. Vì thế người dân ở đây phải chịu đựng muôn vàn khó khăn, gian khổ, phải vật lộn với thiên tai khắc nghiệt, đấu tranh quyết liệt chống mọi thế lực đè nén, áp bức để tồn tại và phát triển. Trong quá trình đấu tranh ấy con người Hưng Nguyên đã không ngừng sáng tạo để hun đúc cho mình những phẩm chất cao quý.

Vào giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược và đặt ách đô hộ vô cùng tàn khốc. Có áp bức thì có đấu tranh. Chính sách bóc lột, áp bức tàn tệ của chính quyền thực dân Pháp cướp nước và triều đình phong kiến bán nước đã gây nên một làn song công phẫn cao độ trong mọi tầng lớp nhân dân ta từ Bắc chí nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Hưng Nguyên đã đứng lên chống Pháp và hưởng ứng nhiệt tình các phong trào chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất 1874 và phong trào Cần Vương kháng Pháp. Dẫu kết quả thất bại nhưng các phong trào đó là tiếng nói quật cường của nhân dân Hưng Nguyên nhất là từ khi nhân dân được tiếp thu tư tưởng cách mạng tiến bộ từ bên ngài dội về thì phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân càng lên cao. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiến bộ với đường lối cách mạng phù hợp thời đại và tình hình đất nước để lãnh đạo phong trào.

Chương 2

HƯNG NGUYÊN TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 30 NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 27 - 33)