Hưng Nguyên với cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874)

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 25 - 27)

6. Bố cục của luận văn

1.2.1.Hưng Nguyên với cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất (1874)

Ngày 1/9/ 1858, thực dân Pháp trắng trợn nổ súng đánh cửa biển Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Đại Nam. Bị quân dân ta chống cự quyết liệt, hơn 5 tháng sau, tiếng súng vẫn dền vang trong Gia Định. Với tinh thần giữ nước một cách nhùng nhằng, với đối sách chủ hòa, triều đình nhà Nguyễn dâng 3 tỉnh Miền Đông (1862), rồi 3 tỉnh Miền Tây (1867) ở Nam Bộ cho

giặc. Quân Pháp với nhiều ưu thế vượt trội đã nhanh chóng dàn quân, lần lượt chiếm Nam kì lục tỉnh; chiếm thành Hà Nội và 4 tỉnh Đông Bắc Bộ (1873). Tin dữ lần lượt tới, lòng người nôn nao. Trong khi đó những kẻ gọi là giáo sĩ đi truyền đạo Công giáo không đơn thuần làm cái việc giao giảng tín ngưỡng mà nhiều kẻ đội lốt thầy tu làm gián điệp.

Đứng trước nguy cơ mất còn của Tổ quốc, lại nhìn thấy những kẻ theo đạo Công giáo bị các thừa sai mê hoặc, làm rối rắm mặt ý thức hệ truyền thống và mặt trật tự xã hội ở nông thôn, Tôn Thất Triệt, Tổng đốc An Tĩnh đã phải họp văn thân sĩ phu toàn xứ Nghệ để bàn kế chống Pháp. Hội nghị đã cử Trần Tấn, Đặng Như Mai (Nghệ An) và Nguyễn Huy Điển, Trần Quang Cán (Hà Tĩnh) đứng ra lo việc chuẩn bị. Nhưng rồi Tôn Thất Triệt bị cách chức và ngày 8/1/1874 cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. Nhân dân An- Tĩnh với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm đã cùng nhân dân cả nước đứng lên đánh giặc. Đây chính là cơ sở cho cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất nổ ra.

Với chủ trương: “Yên lương sát tả”, cùng mục đích “vật dưỡng hổ nhi di họa, nhi tiễn thảo dĩ trừ căn” (nghĩa là: đừng nuôi hổ để mang họa, cắt cỏ phải trừ tận gốc) để “Tây không có cửa vào” [28, tr 185].

Ngày 8/1/1874 cuộc khởi nghĩa nổ ra. Cuộc khởi nghĩa quy tụ nhiều nghĩa binh, nghĩa sĩ và các tầng lớp nhân dân tham gia. Tú tài Nguyễn Sắt Toản và tú tài Đinh Bạt Duật là hai chỉ huy của Hưng Nguyên. Nguyễn Sắt Toản với chức danh Đốc biện quân lương đã tập hợp lương thúc, kêu gọi nhân dân ủng hộ người và của cho cuộc khởi nghĩa. Chỉ trong một thời gian ngắn nghĩa quân đã làm chủ nhiều vùng nông thôn xứ Nghệ, trong đ ó có thành H à Tĩnh, chỉ còn lại 2 thành là Vinh và Diễn Châu. Thanh thế lừng lẫy của nghĩa quân được truyền tụng rộng rãi bằng những câu vè còn lưu lại đến hôm nay:

Cất quân những bữa thánh hai,

Xóm làng rộn bước quân đi,

Giáo mác, nón trời trống rộn hôm mai. Chông gai thì mặc chông gai,

Sông sâu cũng lội, đò đầy cũng qua [45, tr 185].

Với những cam kết trong hiệp ước Giáp Tuất đã kí giữa triều đình với Pháp, choáng váng trước thanh thế của nhân dân Nghệ Tĩnh, triều đình Tự Đức phải dốc gần như toàn lực lượng tướng tá và quân lính để đè bẹp cuộc khởi nghĩa. Trước thế mạnh của quân triều đình, lại có bọn phản động Công giáo, vào cuối năm 1874 cuộc khởi nghĩa Giáp Tuất bị thất bại hoàn toàn.

Nhà Nguyễn đã điều động lực lượng quân đội đàn áp, giải tán các phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Xóm làng Hư ng Nguyên r ất đau đớn trong cuộc t àn sát của quâ n lính triều đình. Mặc dầu bị đàn áp giã man nhưng khởi nghĩa Giáp Tuất trên đất Hưng Nguyên là sự thể hiện tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm và bè lũ phản quốc của nhân dân trên mảnh đất này. Đó là sự chuẩn bị cho những chặng đường chống Pháp tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 25 - 27)