Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới đấu tranh giành chính

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 73 - 77)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1.Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới đấu tranh giành chính

quyền (1939- 1945)

Tháng 1/1940, Xứ ủy Trung Kỳ quyết định cử đồng chí Trần Mạnh Quỳ về Nghệ An bắt liên lạc để xây dựng lại cơ sở Đảng. Hai tháng sau, Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An được thành lập gồm:

1. Nguyễn Đức Dương (người Nghi Lộc): Bí thư. 2. Trần Mạnh Quỳ (người Quảng Trị).

3. Lê Đình Nhiễu (người Nghi Lộc).

Dưới ánh sáng của Nghị quyết hội nghị lần thứ VI của Trung ương và sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh uỷ, cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Nghệ An lại được phục hồi nhanh chóng. Tất cả cán bộ, đảng viên còn sót lại sau cuộc khủng bố cuối năm 1939 đều được tập hợp lại và làm nòng cốt trong việc phục hồi cơ sở ở các địa phương.

Thông qua sự giới thiệu của đồng chí Võ Trọng Ân, đồng chí Trần Mạnh Quỳ bắt liên lạc với các đồng chí: Ngô Mậu, Hoàng Thận (Phù Xá) và Đặng Đình Trung (Dương Xá) bàn kế hoạch xây dựng lại cơ sở Đảng ở huyện Hưng Nguyên, từ đó một số chi bộ được khôi phục lại: Chi bộ Phúc Mỹ (1/1940), Chi bộ Cự Thôn (2/1940), Chi bộ Phù Xá (11/1940), tổng số đảng viên của ba chi bộ lúc này là 20 đồng chí.

Trên cơ sở đó, tháng 2/1941, đồng chí Trần Mạnh Quỳ đã chủ trì một hội nghị cử ra Phủ uỷ lâm thời Hưng Nguyên gồm các đồng chí:

1. Nguyễn Quang (bí danh Nhân): Bí thư 2. Hoàng Thận: Phủ uỷ viên

3. Ngô Mậu: Phủ uỷ viên 4. Nguyễn Hiếu: Phủ uỷ viên

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), Phủ uỷ đã chỉ đạo xây dựng được một số tổ chức quần chúng như: Thanh niên phản đế cứu quốc đoàn ở Phù Xá, Nông dân phản đế cứu quốc.

22/9/1940, phát xít Nhật đưa quân vào đánh chiếm Lạng Sơn và ném bom vào Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn. Từ đây nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích của Pháp và Nhật. Mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), binh biến Đô Lương (13/1/1941) bùng nổ làm cho không khí cách mạng diễn ra sôi sục trong các tầng lớp nhân dân cả nước.

Từ sự kiện này khắp cả nước dấy lên phong trào “Ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ”. Đảng bộ Hưng Nguyên đã vận động quần chúng tổ chức một cuộc mít tinh và biểu tình thị uy lớn gồm hàng ngàn người tại chợ Liễu vào ngày 22/1/1941 (tức ngày 25 tháng chạp âm lịch). Vì là phiên chợ Tết nên việc huy động quần chúng đi mít tinh có nhiều thuận lợi, kẻ thù khó phát hiện được hoạt động của ta. Các đội viên tự vệ được ngụy trang dưới hình thức những người đi mua mạ, mỗi người đều có đòn gánh làm vũ khí, những người khác thì cầm tay mỗi người một ống giang. Gần giữa buổi vào lúc quần chúng tập trung đông đảo nhất thì cuộc mít tinh khai mạc. Đồng chí Võ Trọng Linh, đảng viên cộng sản đứng lên diễn thuyết. Quần chúng tạm thời ngừng mua bán để nghe diễn thuyết. Nội dung cuộc mít tinh là hưởng ứng và ủng hộ các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, phản đối chính sách tăng thuế, phản đối chiến tranh đế quốc. Quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương của Đảng. Binh lính đồn Tràng Cát đóng gần đó vẫn “án binh bất động” không can thiệp.

Sau cuộc mít tinh này, các đồng chí lãnh đạo lại phân công nhau về các chi bộ, các cơ sở quần chúng vận động thực hiện các chủ trương của Đảng. Các làng xã như Châu Sơn, Thành Công, Phù Xá… đều đã tổ chức được việc

quyên góp tiền bạc ủng hộ các cuộc khởi nghĩa. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, Sở mật thám Vinh đã viết báo cáo gửi Công sứ Nghệ An như sau: “Kể từ ngày nước Pháp lâm nguy, quần chúng lại càng tỏ ra hăng hái hơn cả những người lãnh đạo và muốn ra tay hành động ngay… Quần chúng hiện nay cũng đã có những đặc trưng như những năm loạn 1930-1931, nhưng có điều khác là họ không sợ nói trắng ra rằng chúng ta (thực dân Pháp) là một dân tộc chiến bại dễ bị đánh đuổi đi”.

Phong trào đang trên đà phát triển thì cơ quan Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ Nghệ An bị địch phát hiện và truy lùng ráo riết. Nhưng nhờ các tổ chức quần chúng được Đảng gây dựng giáo dục và giác ngộ nên các cơ quan Xứ uỷ, Tỉnh uỷ đã được nhân dân che giấu, giúp đỡ để thoát khỏi sự truy lùng của địch.

Đến đầu năm 1942, đồng chí Võ Chí Hoàn đã vận động thành lập được một tổ Việt Minh bí mật ở Phù Xá gồm 6 người do Võ Chí Hoàn làm tổ trưởng. Ngoài tổ Việt Minh, đồng chí Hoàn còn tổ chức được một tổ phụ nữ cứu quốc ở Phúc Mỹ gồm 7 hội viên. Công việc vừa mới bắt đầu thì tháng 11/1942 đồng chí Võ Chí Hoàn bị bắt, tổ Việt Minh bí mật cũng bị tan vỡ.

Để chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền, công tác quan trọng và hàng đầu trong việc tổ chức lực lượng là công tác tuyên truyền cổ động. Vì chỉ trên cơ sở đó chúng ta mới vạch mặt, cô lập được phát xít Nhật và bè lũ tay sai của chúng, mới động viên được lòng yêu nước và nhiệt huyết cách mạng của quần chúng, mới tổ chức và tập hợp được rộng rãi lực lượng tham gia công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Với mục tiêu đó ngày 15/6/1945, báo “Kháng Địch”, số 1 ra đời và nêu rõ: “Kháng Địch, cơ quan của Việt Nam độc lập đồng minh ở Nghệ - Tĩnh, ra mắt anh chị em trong lúc hai mươi lăm triệu đồng bào đương quằn quại dưới gót dày xâm lược của bọn phát xít Nhật… Đứng trước tình thế ấy, Kháng Địch, tiếng chuông của Việt Minh, tha thiết

kêu gọi lòng ái quốc của toàn thể đồng bào. Kháng Địch kêu gọi toàn thể quốc dân, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo hãy mạnh bạo gia nhập hàng ngũ Việt Minh để diệt trừ phát xít Nhật là kẻ thù số một của nước ta và phá tan mưu mô khôi phục chính quyền của đế quốc Pháp ở xứ này. Không lúc nào bằng lúc này, chúng ta hãy sát cánh dưới ngọn cờ lãnh đạo của Việt Minh, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa để cướp lấy chính quyền, giải phóng Tổ quốc, dựng nên một nền độc lập chân chính hoàn toàn của Việt Nam” [18].

Bên cạnh hình thức tuyên truyền bằng báo chí và các tài liệu thì các hình thức tuyên truyền cổ động như treo băng rôn, treo cờ, rải truyền đơn, dán áp phích, mít tinh, diễn thuyết, tuyên truyền xung phong… cũng được áp dụng rộng rãi trong toàn huyện. Thông qua tờ báo “Kháng Địch”, truyền đơn, tài liệu, chúng ta đã lấy những hình ảnh từ tình hình thực tế và cụ thể của địa phương về chính sách khủng bố, cướp bóc tàn bạo của Nhật và nạn đói đang diễn ra để kích động lòng phẫn nộ của quần chúng đối với phát xít Nhật, vạch trần luận điệu tuyên truyền lừa phỉnh, giả dối của bọn tay sai, kích thích tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, củng cố lòng tin tưởng của quần chúng đối với thắng lợi của cách mạng.

Nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước và để thức tỉnh nhận thức mơ hồ đối với phát xít Nhật trong quần chúng nhân dân, ngày 10/6/1945, Việt Minh liên tỉnh Nghệ - Tĩnh phát truyền đơn vạch rõ: “Giặc Nhật truất quyền giặc Pháp không phải để giải phóng nhân dân ta. Chính phủ thân Nhật chỉ là bộ máy đè nén hút máu dân ta để nuôi béo giặc lùn. Nhưng phát xít Nhật không thể sống dai. Quân Đồng minh đang đánh bại chúng trên các mặt trận Viễn Đông và không mấy ngày nữa sẽ tràn vào tiêu diệt chúng. Dưới cờ Việt Minh, quân du kích cách mạng chiến thắng trong 7 tỉnh Bắc Kỳ. Một cao trào kháng Nhật cứu quốc đang xô đẩy hàng triệu người vào Việt Minh. Giờ khởi nghĩa đã đánh” [5, tr 156 ].

Khi báo chí và truyền đơn của Việt Minh về đến tay đông đảo nhân dân Hưng Nguyên giống như một luồng sinh khí mới, tạo ra sức mạnh to lớn. Đáp lời kêu gọi của Việt Minh, mọi tầng lớp nhân dân ở Hưng Nguyên đã tích cực chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa giành chính quyền.

Các truyền đơn và báo chí của Việt minh phát ra như những ngọn đèn pha chiếu sáng trong đêm tối, xua tan những luận điệu khoác lác của phát xít Nhật và bọn tay sai, đem lại cho cán bộ và nhân dân Hưng Nguyên một luồng ánh sáng rực rỡ trên con đường đi. Trước đó, có người chưa thật vững tin ở thắng lợi cách mạng, hoặc còn mơ hồ nhẹ dạ nghe theo những lời tuyên truyền giả dối của bọn tay sai thân Nhật, nhưng khi có truyền đơn của Việt minh Nghệ Tĩnh, họ đã nhanh chóng cảnh tỉnh và chạy về hàng ngũ cách mạng. Ảnh hưởng của Việt minh ngày càng ăn sâu bám rễ trong quần chúng. Ở Hưng Nguyên, ngoài các đội tự vệ ở cơ sở còn có đội tự vệ thường trực ở huyện để làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan và làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa khi thời cơ đến.

3.3.2. Cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa giànhchính quyền của nhân dân Hưng Nguyên (3/1945 - 8/1945)

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 73 - 77)