Hưng Nguyên trong phong trào dân chủ 1936 1939

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 66)

6. Bố cục của luận văn

3.2.2. Hưng Nguyên trong phong trào dân chủ 1936 1939

Giữa lúc trên thế giới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong hệ thống tư bản chủ nghĩa đang lan tràn trầm trọng thì phong trào cách mạng của quần chúng ở Nghệ Tĩnh được phục hồi. Tiếp đó, tình trạng tiêu điều trong kinh tế của giới tư bản đã làm cho những mối mâu thuẫn vốn có trong các nước đó càng sâu sắc. Bọn tư bản tài chính lũng đoạn không thể duy trì nền thống trị của chúng như cũ được nữa mà phải lập nền chuyên chính công khai của các phần tử phản động nhất, sô vanh nhất nhằm thẳng tay đàn áp

phong trào cách mạng, trút tất cả gánh nặng lên vai nhân dân lao động ở chính quốc và nhất là ở các nước thuộc địa. Trong tình hình đó, Quốc tế cộng sản họp Đại hội lần thứ VII (7/1935) xác định con đường, phương pháp đấu tranh cho cách mạng thế giới.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết Quốc tế cộng sản, giữa năm 1936, Mặt trận nhân dân lên nắm chính quyền ở Pháp. Sự kiện này ảnh hưởng lớn đến tình hình ở Đông Dương.

Ngày 26/7/1936, Ban chấp hành Trung ương Đảng họp ra chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế, tạm gác khẩu hiệu hành động cũ mà nêu khẩu hiệu đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống chiến tranh, chống phát xít, đòi tự do cơm áo, hòa bình. Hội nghị quyết định dùng các biện pháp công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm “tập hợp rộng rãi quảng đại nhân dân từ thành thị đến thôn quê, từ dân tộc tiên tiến đến các bộ lạc lạc hậu, từ phần tử có giác ngộ cho tới những lớp dân chúng mấy lâu nay còn yên tĩnh, rụt rè, nay trở ra tham gia Mặt trận thống nhất”.

Bắt đầu từ sự kiện ngày 20/9/1936, Tỉnh ủy Nghệ An triệu tập Đông Dương Đại hội tại thành phố Vinh. Các đồng chí Võ Trọng Ân, Nguyễn Xuân Thành được cử đi dự Đại hội. Dự hội nghị về, các đồng chí liên lạc với một số chính trị phạm khác bàn kế hoạch phát động phong trào Đông Dương đại hội tại Hưng Nguyên. Các đồng chí đã phân công nhau đi về các cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng vừa mới được khôi phục bước đầu, giải thích chủ trương mới của Đảng, hướng dẫn kế hoạch thực hiện, thành lập các ban vận động và các Uỷ ban hành động cơ sở. Khắp nơi dấy lên phong trào quần chúng hội họp công khai bàn luận chủ trương của Đảng. Nội dung cuộc họp là đòi triệu tập Đông Dương đại hội, đòi các quyền dân chủ, dân sinh theo 12 điều yêu cầu về tự do, dân chủ của Đảng nêu ra và lập bản “dân

nguyện”. Phong trào lên nhanh và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng và tình cảm của mọi người. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều làng xã đã tổ chức mít tinh vận động ký vào bản “dân nguyện” và cử đại diện mang đến các nhà cầm quyền địa phương để chuyển lên phái bộ điều tra của Mặt trận Pháp.

Ngày 23/12/1937, phái bộ điều tra của Mặt trận nhân dân Pháp đến Nghệ An. Mặc dầu bọn phản động thuộc địa như Gơ-gáp-phơi, Gian-nanh, An-be, Chánh mật thám, Tổng đốc Nghệ An…cố tình tìm mọi cách bưng bít tin này và tìm cách ngăn cản nhân dân tiếp xúc với phái bộ, nhưng chúng đã thất bại. Cùng với nhân dân Vinh - Bến Thuỷ và một số phủ huyện khác, nhiều làng xã của Hưng Nguyên thuộc các tổng Yên Trường, Đô Yên, Phù Long, Thông Lạng… đã vận động được hàng ngàn quần chúng tham gia đón tiếp phái đoàn Gô-đa và trao bản “dân nguyện”. Mọi người giơ cao biểu ngữ, phù hiệu, giơ cao nắm tay chào kiểu bình dân, hô vang các khẩu hiệu:

- Ủng hộ mặt trận bình dân Pháp! - Cơm ăn, công việc làm!

- Tự do lập nghiệp đoàn! - Thi hành luật lao động! - Bỏ thuế thân!

- Tổng đại xá chính trị phạm!

“Khi Gô-đa đã vào dinh công sứ, nhiều đoàn người vẫn đứng chờ ngoài cổng để đưa bản dân nguyện. Cảnh sát dẹp không xuể, viên công sứ buộc phải mời Gô-đa trở ra hẹn giờ gặp, lúc bấy giờ các đại biểu nhân dân mới chịu ra về” [5, tr118].

Trên cơ sở phong trào quần chúng được phát động sôi nổi, các chi bộ đảng lại bắt được liên lạc và lần lượt được khôi phục. Xứ uỷ Trung Kỳ,

Tỉnh uỷ Nghệ An và Huyện uỷ Nghi Lộc cũng lần lượt cử cán bộ về liên lạc với đồng chí Võ Trọng Ân, đồng chí Chu Huy Mân và một số đồng chí khác để xây dựng lại các chi bộ Phù Xá (1937), chi bộ Phúc Mỹ (1938). Số đảng viên gồm 36 đồng chí. Phủ uỷ Hưng Nguyên được đặt là “Phủ bộ Dân”. Phủ bộ vẫn chưa triệu tập được đại hội để bầu Phủ ủy. Các đồng chí Võ Trọng Ân, Chu Huy Mân dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ đã tự đứng ra đảm nhiệm lãnh đạo toàn bộ phong trào Hưng Nguyên như một cấp uỷ.

Trong thời gian này, đi đôi với việc hỗ trợ các tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức quần chúng bí mật, công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp cũng phát triển dưới nhiều hình thức phong phú. Để nhanh chóng tập hợp quần chúng, Đảng bộ đã kịp thời vận động thành lập các phường hội với những nội dung và hình thức hoạt động mới như: phường cày, phường cấy, phường gặt, phường lợp nhà…đặc biệt sôi nổi là trong thanh niên có hội đá bóng, hội hát tuồng, hội đọc sách báo. Trong phụ nữ có hội phụ sản, nhóm góp họ. Các phường hội vốn có trước nay cũng hoạt động theo các nội dung mới.

“Chi bộ” thanh niên tân tiến ở Phù Xá

Phường cày ở Yên Lưu phát triển từ 28 lên 100 hộ, khai hoang được 12 mẫu ruộng, tổ chức cày chung, hàng năm thu hoạch được trên 60 tạ thóc chia cho hội viên, trích 10% làm quỹ để giúp những hội viên ốm đau hoạn nạn.

Phường cày ở Phù Xá phát triển từ 21 lên 27 hộ, mua được 10 con trâu, bò…

Hội hiếu nghĩa phát triển ở nhiều nơi như: Phù Xá, Đông Thôn, Láng Thôn, Cự Thôn, Dương Xá, Hoàng Cần, Yên Lưu, Yên Dũng… Nhiều hội hoạt động khá mạnh như hội Phù Xá phát triển được 100 hội viên, ở Dương Xá hội phát triển được 120 hội viên…

Phường lợp nhà phát triển khá mạnh ở Phù Xá, Dương Xá, Thông Lạng… Phù Xá phát triển được 18 phường trên 18 xóm gồm trên 250 hộ; Đông Láng thôn có 5 phường ở 5 xóm gồm 150 hộ…

Hội tán trợ tổ chức ra Hồng lam thư quán, vừa làm nơi liên lạc với xứ uỷ, vừa phổ biến lưu hành các sách báo tiến bộ và cách mạng. Hội đọc sách báo và lớp truyền bá chữ quốc ngữ phát triển ở nhiều làng xã như Phù Xá, Hoàng Cần, Dương Xá, Phúc Mỹ, Thông Lạng, Yên Lưu, Yên Dũng…

Hội đọc sách báo và lớp truyền bá chữ quốc ngữ phát triển ở nhiều làng xã như Phù xá, Hoàng Cần, Dương Xá, Phúc mỹ, Thông Lạng, Yên Lưu, Yên Dũng, Nghĩa Liệt…

Ở Phù Xá, Cự Thôn, Dương Xá, Long Cù, Nghĩa Liệt, Văn Viên… còn có các đội bong đá thu hút hàng trăm thanh niên. Riêng Phù Xá cũng là nơi tổ chức được một đội ca kịch của thanh niên gồm 15 diễn viên, biểu diễn các vở kịch có nội dung tiến bộ, các tuồng cổ có ý nghĩa khêu gợi lòng yêu nước, ca ngợi truyền thống đấu tranh của dân tộc. Ở làng Hưng Nhân (xã Nghĩa Liệt cũ) có đội tuồng cổ, đội chèo thường diễn các vở kịch lịch sử có nội dung yêu nước như “tuồng Trưng Trắc, Trưng Nhị”.

Thông qua các tổ chức quần chúng công khai đó, các chi bộ Đảng đã vận động tổ chức các cuộc kỷ niệm, mít tinh, biểu tình, khôn khéo giáo dục, nuôi dưỡng tinh thần cách mạng của quần chúng, giáo dục ý thức công nông liên minh, tinh thần quốc tế vô sản, cảnh tỉnh quần chúng trước nguy cơ chiến tranh phát xít…

Đồng thời với các cuộc mít tinh, kỉ niệm để giáo dục tư tưởng, chính trị. Các chi bộ Đảng, thông qua các tổ chức công khai, các phường hội, đã vận động quần chúng đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ theo các khẩu hiệu của Đảng đề ra, đòi các quyền lợi thiết thực về đời sống như bỏ sưu, giảm thuế, đòi kiểm soát thu chi ở hương thôn, đòi chia lại ruộng đất công và các khoản hào lý tham nhũng…

Năm 1936, hội làng trai Phù Xá đấu tranh chống hào lý, bỏ sưu thuế, đòi trả lại 12 mẫu đất bãi, đem chia cho dân.

Các cuộc đấu tranh này không những đã đem lại cho quần chúng một số quyền lợi thiết thực hàng ngày mà còn có tác dụng giác ngộ quần chúng về đường lối, phương pháp đấu tranh mới của Đảng, làm cho quần chúng ngày càng gắn bó với Đảng.

Để cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ và có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Liên Xứ uỷ Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, ngày 15/4/1938, Tỉnh Đảng bộ Nghệ An họp đại hội đại biểu để kiểm điểm tình hình, đề ra nhiệm vụ mới theo tinh thần nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng tháng 3/1938.

Đại hội họp tại làng Kỳ Trân (Nghi Lộc), gồm đại biểu của 9 huyện: Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương và thành phố Vinh. Qua kiểm điểm tình hình, Đại hội quyết định:

1. Thành lập phân cục Bắc Nghệ An để giúp Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng tổ chức, phát triển phong trào cách mạng ở các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn.

2. Đặt tên bí mật cho các Đảng bộ trong tỉnh: Thành lập (Tỉnh bộ), Mặt (thành phố Vinh - Bến Thuỷ), Trận (huyện bộ Nam Đàn), Thống (huyện bộ Anh Sơn), Nhất (huyện bộ Diễn Châu), Nhân (huyện bộ Nghi Lộc), Dân (huyện bộ Hưng Nguyên), Đông (huyện bộ Quỳnh Lưu), Dương (huyện bộ Yên Thành), Muôn (huyện bộ Thanh Chương), Năm (huyện bộ Nghĩa Đàn).

3. Bỏ cấp Tổng uỷ và Liên chi bộ, giao cho các huyện uỷ trực tiếp chỉ đạo các chi bộ, đồng thời chấn chỉnh lại hệ thống giao thông liên lạc giữa cấp uỷ đảng từ Tỉnh xuống chi bộ.

4. Đổi tên tờ báo Dân nghèo thành tờ báo Chỉ đạo và tăng cường Ban tuyên truyền huấn luyện để giáo dục cho cán bộ đảng viên về lý luận cách mạng.

5. Đấu tranh khắc phục những tư tưởng rụt rè, hữu khuynh, biệt phái, chia rẽ trong nội bộ Đảng [6, tr113 - 114].

Năm 1939, tại Vinh diễn ra đám tang đồng chí Siêu Hải - một cán bộ xuất sắc của Đảng bộ Nghệ An. Các chi bộ Đảng ở Hưng Nguyên đã vận động đông đảo quần chúng nhiều làng xã đi dự đám tang để tưởng nhớ đồng chí, đồng đội và cũng là một dịp để cảnh báo cho quần chúng về hiểm hoạ chiến tranh phát xít.

“Tại Vinh, ngày 27/8/1939 có một đám tang rất lớn, đó là đám tang đồng chí Siêu Hải, nguyên Bí thư khu uỷ Vinh (12/1931), một cán bộ hoạt động công khai xuất sắc của Đảng bộ Nghệ An, lâm bệnh nặng qua đời vào tuổi 24. Hàng ngàn nhân dân Thành phố Vinh - Bến Thuỷ cùng đại biểu các huyện trong tỉnh đã về dự đám tang Siêu Hải. Mọi người mặc áo trắng có dính băng tang, xếp hàng theo từng đơn vị. Những tấm băng trên các vòng hoa có ghi dòng chữ “Tiếc thương đồng chí”, “Tiếc bạn trung thành”, “Tinh thần còn”, “Vĩnh biệt Siêu Hải”. Không thể đi đưa tang được, anh em tù chính trị ở nhà lao Vinh đã tổ chức lễ truy điệu người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi Siêu Hải. Đám tang Siêu Hải đồng thời cũng là một cuộc biểu dương lực lượng của hàng ngàn công nhân, nông dân, trí thức, dân nghèo thành thị ở Vinh - Bến Thuỷ và quần chúng cách mạng trong tỉnh Nghệ An” [5, tr133].

Chỉ mấy ngày khi xẩy ra sự kiện đám tang Siêu Hải, ngày 12/9/1939, Khâm sứ Trung Kỳ ra lệnh cấm hội họp, cấm tuyên truyền cộng sản, cấm lưu hành các sách báo tiến bộ xuất bản công khai trong thời gian qua - phong trào vận động dân chủ chấm dứt từ đây.

Đồng chí Chu Huy Mân bị bắt và tiếp đó nhiều đồng chí Đảng viên, kể cả Bí thư các chi bộ Yên Lưu, Yên Dũng, Phúc Mỹ, Phù Xá đều bị bắt. Phong trào cách mạng Hưng Nguyên một lần nữa tổn thất nặng nề và tạm thời lắng xuống.

3.3. Hưng Nguyên trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám 1939- 1945

3.3.1. Quá trình chuẩn bị lực lượng tiến tới đấu tranh giành chínhquyền (1939- 1945) quyền (1939- 1945)

Tháng 1/1940, Xứ ủy Trung Kỳ quyết định cử đồng chí Trần Mạnh Quỳ về Nghệ An bắt liên lạc để xây dựng lại cơ sở Đảng. Hai tháng sau, Tỉnh ủy lâm thời Nghệ An được thành lập gồm:

1. Nguyễn Đức Dương (người Nghi Lộc): Bí thư. 2. Trần Mạnh Quỳ (người Quảng Trị).

3. Lê Đình Nhiễu (người Nghi Lộc).

Dưới ánh sáng của Nghị quyết hội nghị lần thứ VI của Trung ương và sự chỉ đạo thống nhất của Tỉnh uỷ, cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng ở Nghệ An lại được phục hồi nhanh chóng. Tất cả cán bộ, đảng viên còn sót lại sau cuộc khủng bố cuối năm 1939 đều được tập hợp lại và làm nòng cốt trong việc phục hồi cơ sở ở các địa phương.

Thông qua sự giới thiệu của đồng chí Võ Trọng Ân, đồng chí Trần Mạnh Quỳ bắt liên lạc với các đồng chí: Ngô Mậu, Hoàng Thận (Phù Xá) và Đặng Đình Trung (Dương Xá) bàn kế hoạch xây dựng lại cơ sở Đảng ở huyện Hưng Nguyên, từ đó một số chi bộ được khôi phục lại: Chi bộ Phúc Mỹ (1/1940), Chi bộ Cự Thôn (2/1940), Chi bộ Phù Xá (11/1940), tổng số đảng viên của ba chi bộ lúc này là 20 đồng chí.

Trên cơ sở đó, tháng 2/1941, đồng chí Trần Mạnh Quỳ đã chủ trì một hội nghị cử ra Phủ uỷ lâm thời Hưng Nguyên gồm các đồng chí:

1. Nguyễn Quang (bí danh Nhân): Bí thư 2. Hoàng Thận: Phủ uỷ viên

3. Ngô Mậu: Phủ uỷ viên 4. Nguyễn Hiếu: Phủ uỷ viên

Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), Phủ uỷ đã chỉ đạo xây dựng được một số tổ chức quần chúng như: Thanh niên phản đế cứu quốc đoàn ở Phù Xá, Nông dân phản đế cứu quốc.

22/9/1940, phát xít Nhật đưa quân vào đánh chiếm Lạng Sơn và ném bom vào Hải Phòng, đổ bộ lên Đồ Sơn. Từ đây nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích của Pháp và Nhật. Mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940), binh biến Đô Lương (13/1/1941) bùng nổ làm cho không khí cách mạng diễn ra sôi sục trong các tầng lớp nhân dân cả nước.

Từ sự kiện này khắp cả nước dấy lên phong trào “Ủng hộ khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ”. Đảng bộ Hưng Nguyên đã vận động quần chúng tổ chức một cuộc mít tinh và biểu tình thị uy lớn gồm hàng ngàn người tại chợ Liễu vào ngày 22/1/1941 (tức ngày 25 tháng chạp âm lịch). Vì là phiên chợ Tết nên việc huy động quần chúng đi mít tinh có nhiều thuận lợi, kẻ thù khó phát hiện được hoạt động của ta. Các đội viên tự vệ được ngụy trang dưới hình thức những người đi mua mạ, mỗi người đều có đòn gánh làm vũ khí, những người khác thì cầm tay mỗi người một ống giang. Gần giữa buổi vào lúc quần chúng tập trung đông đảo nhất thì cuộc mít tinh khai mạc. Đồng chí Võ Trọng Linh, đảng viên cộng sản đứng lên diễn thuyết. Quần chúng tạm thời ngừng mua bán để nghe diễn thuyết. Nội dung cuộc mít tinh là hưởng ứng và ủng hộ các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ, Đô Lương, phản đối chính sách tăng thuế, phản đối chiến tranh đế quốc. Quần chúng nhiệt liệt hưởng ứng chủ trương của Đảng. Binh lính đồn Tràng Cát đóng gần đó vẫn “án binh bất động” không can thiệp.

Sau cuộc mít tinh này, các đồng chí lãnh đạo lại phân công nhau về các chi bộ, các cơ sở quần chúng vận động thực hiện các chủ trương của Đảng. Các làng xã như Châu Sơn, Thành Công, Phù Xá… đều đã tổ chức được việc

quyên góp tiền bạc ủng hộ các cuộc khởi nghĩa. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân, Sở mật thám Vinh đã viết báo cáo gửi Công sứ Nghệ An

Một phần của tài liệu Hưng Nguyên trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w