Nhận xét về thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên (Trang 69 - 70)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠ

3.1.Nhận xét về thực trạng công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên

tại công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên

3.1.1. Ưu điểm

Về cơ bản, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên đã chấp hành tốt các nguyên tắc, quy chế, điều lệ do bộ Tài Chính ban hành; chấp hành đầy đủ và hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc. Các thông tin mà bộ phận kế toán đƣa ra đã cung cấp đầy đủ thông tin cho Ban Giám Đốc cùng với các bộ phận có liên quan. Các số liệu này đƣợc cung cấp một cách đầy đủ, cập nhật liên tục và kịp thời,phản ánh chính xác đƣợc thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, nhà lãnh đạo cùng các nhân viên có thể xác định đƣợc khả năng kinh doanh và các yếu tố về lợi nhuận- chi phí để phân tích đƣợc tình hình bán hàng của công ty trong năm và đƣa ra đƣợc các dự án giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển trong tƣơng lai.

Hệ thống chứng từ kế toán đang đƣợc sử dụng tai công ty ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Dựa vào quyết định trên, công ty đã sử dụng những chứng từ cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý. Các nghiệp vụ phát sinh đều đƣợc phê duyệt và kiểm tra liên tục hàng ngày để đảm bảo đƣợc sự chính xác, đầy đủ cho hệ thống kế toán công ty đang sử dụng.

Công ty sử dụng khá đầy đủ các tài khoản có liên quan tới kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Việc tổ chức, sử dụng hệ thống kế toán rất phù hợp với đội ngũ kế toán và quy mô công ty. Kế toán chi tiết, ghi doanh thu từng mặt hàng đƣợc theo dõi sát xao, ghi chép đầy đủ, chi tiết cho từng loại số lƣợng mặt hàng Nhập-Xuất- Tồn, các khoản thu-chi, công-nợ chi tiết từng khách hàng đƣợc doanh nghiệp đối chiếu và điều chỉnh hàng ngày. Giá vốn hàng bán đƣợc xác định chính xác và đầy đủ. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc tách riêng để theo dõi, hạch toán, ghi chép đầy đủ, cụ thể từng khoản chi phí phát sinh trong kì kế toán.

3.1.2. Hạn chế

Thứ nhất: Khả năng , trình độ của một số cán bộ kế toán trong công ty chƣa cao

nên việc áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại, … chƣa hiệu quả, quá trình thu thập-phân tích-xử lý- tổng hợp thông tin còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, vị trí các nhân viên trong bộ phận kế toán chƣa phân bổ đúng nhiệm vụ chính, lồng ghép các vị trí kế toán với nhau nhƣ kế toán bán hàng kiêm thủ kho (doanh nghiệp vi phạm nguyên

70

tắc ghi nhận doanh thu), … dễ gây nhầm lẫn, ảnh hƣởng trong quá trình ghi chép, sao lƣu sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Thứ hai: Hình thức sổ kế toán chi nhánh công ty ghi theo hình thức Nhật kí

chung. Đây là hình thức thủ công đƣợc doanh nghiệp áp dụng phù hợp với quy mô của công ty song hình thức này đem lại nhiều hạn chế trong quá trình sử dụng để ghi chép, vận hành bộ máy kế toán. Số lƣợng chứng từ, hóa đơn, … quá nhiều và đƣợc ghi chép lại bởi nhiều thành viên trong bộ phận kế toán nên dể xảy ra sai sót, nhầm lẫn, thiếu hoặc ghi thừa nghiệp vụ,… giữa các sổ với nhau. Khi có sai sót xảy ra, kế toán viên mất nhiều thời gian để tìm kiếm số liệu và chỉnh sửa. Ngoài ra, sử dụng hình thức ghi sổ này, kế toán viên phải làm qua nhiều quy trình nghiệp vụ mới đƣa ra đƣợc báo cóa kết quả các loại.

Thứ ba: Doanh nghiệp không có tƣ liệu đối chiếu giữa các chứng từ phát sinh

với Sổ cái 641, 642 khiến cho công tác kế toán trở nên phức tạp, khó kiểm soát tính xác thực của số liệu.

Thứ tƣ: Doanh nghiệp không thực hiện các chính sách CKTM, chiết khấu thanh

toán đối với khách mua hàng hóa tại đơn vị. Việc này có thể hạn chế sức mua hàng cảu khách hàng khi họ mua nhiều mà không đạt đƣợc ƣu đãi nào. Do vậy, doanh nghiệp cần giải quyết và đƣa ra các chính sách ƣu tiên cho từng đối tƣợng cá nhân khách hàng đê nâng cao sức mua cũng nhƣ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thứ năm: Hiên tại, doanh nghiệp sử dụng chủ yếu 2 phƣơng thức bán hàng là

bán lẻ và bán buôn hàng qua kho theo 2 hình thức giao hàng trực tiếp và chuyển hàng. Tuy nhiên, các phƣơng thức này có thể không đáp ứng đƣợc nhu cầu mua hàng của khách hàng, cũng nhƣ hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp tại những thị trƣờng xa, không có khả năng đến doanh nghiệp mua hàng..

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại chi nhánh công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Kỷ Nguyên (Trang 69 - 70)