xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh.
- Xây dựng nội quy, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở y tế của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
Người sử dụng lao động có quyền:
- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.
b. Người lao động
Người lao động có nghĩa vụ:
- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cấp phát các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.
Người lao động có quyền:
- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
10.2. CÁC YẾU TỐ NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHOẺ VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG
Yếu tố có hại trong sản xuất là các yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. Ví dụ như do tác động của một số yếu tố trong môi trường sản xuất có thể gây cho người lao động mắc bệnh về thị lực, bệnh về hô hấp, tim mạch… Ngoài ra còn dẫn tới sự rối loạn về một số chức năng sinh lý. Những nguyên nhân chính đó là do ảnh hưởng tác động của các yếu tố vật lý, sinh học, các chất từ trường, phóng xạ, các hóa chất và những căng thẳng nghề nghiệp.
- Một trong những yếu tố quan trọng nguy hại đến sức khoẻ chính là ý thức của người lao động đối với điều kiện an toàn và sức khoẻ.
- Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của người lao động trong công việc đó là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề an toàn và sức khoẻ.
- Công đoàn của tổ chức cũng có vai trò quan trọng trong công tác an toàn và sức khoẻ của tổ chức. Thỏa ước lao động tập thể cũng có ảnh hưởng tới chủ sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ.
- Mục tiêu và nhiệm vụ của các nhà quản lý cũng có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và sức khoẻ trong tổ chức.
- Yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng đến quá trình an toàn và sức khoẻ đó là những điều kiện kinh tế. Có sự hiểu biết rõ ràng đầy đủ về mối hiểm họa đó mà vẫn không cải thiện được tình hình. Điều đó là do không có kinh phí.
10.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp, có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân chính:
a. Nhóm nguyên nhân khách quan do công nghệ, thiết bị máy móc (hay còn gọi là các
dạng tai nạn lao động), gồm:
- Tai nạn lao động do điện giật
- Tai nạn lao động do ngã từ trên cao xuống
- Tai nạn lao động do sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực - Tai nạn lao động do sụt lở, sập hầm lò
- Do vi phạm an toàn lao động
- Tai nạn lao động do các phương tiện vận tải
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: sập đổ công trình xây dựng gây chết người.
b. Nhóm nguyên nhân chủ quan do con người, bao gồm: người lao động vi phạm quy
chế an toàn, vệ sinh lao động
- Không thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động - Nguyên nhân rủi ro gây ra
Có thể kết luận rằng, nguyên nhân chính gây nên tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động làm chết người nói riêng là do người lao động vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là do trang thiết bị tồi, kém chất lượng, công tác sửa chữa bảo dưỡng tồi, có các hóa chất và khí ga độc hại, cũng như là công việc quá sức, cường độ làm việc quá cao, quá ồn ào, bụi bặm và thiếu ánh sáng.
10.2.3. Hậu quả của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
a. Các hậu quả trước mắt
Hậu quả trước mắt của các tai nạn nghiêm trọng có thể là nhiều người chết và bị thương, phá hủy nặng nề máy móc, thiết bị và các công trình xây dựng, làm ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Hầu hết người lao động và thiết bị đều bị ảnh hưởng, nhưng cũng có nhiều tai nạn nghiêm trọng có thể hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến dân cư sống lân cận.
b. Các hậu quả lâu dài
Tai nạn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến ba khu vực: các doanh nghiệp, những người sống xung quanh doanh nghiệp và môi trường. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi:
- Sự phản đối của công chúng, bị công luận phê phán.
- Phải sửa chữa, hoặc thay thế nhiều lần, làm mất năng suất, làm gián đoạn sự cung cấp sản phẩm cho khách hàng và ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ với khách hàng.
- Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và có thể làm tăng ác cảm của công chúng đối với doanh nghiệp.
- Các vụ kiện cáo có thể dẫn đến các hình phạt nặng về việc vi phạm: phạt nặng hoặc bỏ tù.
- Bồi thường cho các nạn nhân và thân nhân của họ.
- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tăng cường các biện pháp an toàn. - Làm tăng chi phí bảo hiểm.
- Chi phí cho tuyển dụng và đào tạo cán bộ mới
- Cuối cùng nhà máy có thể bị đóng cửa lâu dài hoặc vĩnh viễn.
10.3. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
10.3.1. Các biện pháp phòng ngừa, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc
- Tổ chức tốt nơi làm việc sẽ đảm bảo cho người lao động làm việc ít mệt mỏi, thoải mái hơn, thuận tiện hơn và giúp cho người lao động thao tác chính xác hơn nên ít xảy ra tai nạn lao động hơn.
- Tất cả các nhân viên của doanh nghiệp trước khi tham gia vào công việc đều phải được huấn luyện về an toàn và bảo hộ lao động.
- Doanh nghiệp cần phải tiến hành theo định kỳ các cuộc kiểm tra riêng của họ. Những mối nguy hiểm mới cần được phát hiện và cần phải có một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng để có thể đảm bảo chắc chắn rằng những nội quy về an toàn đã và đang được tuân theo.
- Các máy móc, thiết bị phải có các dụng cụ che chắn, bảo vệ. Những nơi làm việc nguy hiểm cần phải có đèn hiệu thông báo (đèn đỏ cho biết ở đó nguy hiểm).
- Những người lao động làm việc ở các nơi nguy hiểm thì phải có trang bị bảo hộ lao động (ví dụ: quần áo, mũ, kính, găng tay, ủng, khẩu trang, dây an toàn…).
Tất cả các biện pháp trên sẽ tích cực góp phần hạn chế các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, nếu chúng ta làm tốt công tác xây dựng và phổ biến các nội quy an toàn và phòng chống cháy nổ cũng như xây dựng giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ làm giảm các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
10.3.2. Thanh tra và báo cáo an toàn lao động
Một trong những hoạt động của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về công tác an toàn bảo hộ lao động là thanh tra các nơi làm việc với mục đích làm giảm số lượng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các chuyên gia về an toàn lao động sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố điều kiện lao động để phần nào trả lời được các câu hỏi sau:
- Người lao động đã được huấn luyện quy trình, quy phạm an toàn bảo hộ lao động chưa?
- Có trang bị bảo hộ lao động không?
- Nơi có những yếu tố độc hại nhưng có thể khắc phục được ảnh hưởng có hại đến việc tiến hành cải thiện điều kiện lao động?
- Có nguy cơ hại đến sức khoẻ của người lao động ở nơi làm việc?
Nghiên cứu tìm hiểu các tai nạn lao động xảy ra để xác định các biện pháp cần thiết trong việc bảo hiểm các trường hợp thương vong. Báo cáo về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là một phần công việc của chuyên gia an toàn lao động. Theo yêu cầu của pháp luật người sử dụng lao động phải thiết lập một hệ thống hồ sơ kiểm soát của yếu tố nguy hiểm, ghi lại tất cả các biện pháp an toàn trong hoạt động của họ, để đảm bảo rằng các thông tin có thể lấy ra khi cần thiết. Thông tin từ hệ thống hồ sơ sẽ được cô đọng và đưa vào báo cáo an toàn.
Theo định kỳ trong năm làm việc, chuyên gia an toàn lao động và chuyên gia Quản trị nhân lực cần phải xem xét tất cả các trường hợp tai nạn lao động để đánh giá một cách có hệ thống các tai nạn lao động và các yếu tố có hại đến sức khoẻ và an toàn lao động.
10.3.3. Huấn luyện và khuyến khích người lao động
a. Huấn luyện cho người lao động
- Huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động thường là một phần của chương trình đào tạo nhân viên. Đây là chức năng, nhiệm vụ của phòng Quản trị nhân lực.
- Huấn luyện an toàn lao động về nguyên tắc thường là sự tự nguyện nhưng đôi khi do yêu cầu bắt buộc từ phía chủ doanh nghiệp.
- Đảm bảo cho tất cả người lao động trong doanh nghiệp được biết về các kế hoạch, chủ trương của doanh nghiệp.
- Hướng dẫn cho người lao động về những mối nguy hiểm đối với an toàn và sức khoẻ gắn liền công việc của họ.
- Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh đã được thiết lập đối với các hoạt động trong phạm vi quyền hạn của họ phải được tuân thủ.
- Khắc phục ngay các việc làm không an toàn và các điều kiện lao động không an toàn, vệ sinh.
- Đảm bảo các thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân được sử dụng theo đúng yêu cầu công việc.
- Khuyến khích người lao động báo cáo về các điều kiện mất an toàn, các hư hỏng của thiết bị hoặc các phương tiện an toàn không còn hiệu quả.
- Tiến hành kiểm tra hàng ngày nơi làm việc để phát hiện các điều kiện và hiện tượng mất an toàn.
- Huấn luyện khi giao công việc mới và huấn luyện lại. Việc huấn luyện khi tuyển dụng mới hoặc chuyển đến làm các công việc có yếu tố độc hại phải là bắt buộc đối với người lao động.
b. Tập huấn cho cán bộ huấn luyện
- Việc tập huấn cho những cán bộ huấn luyện là yếu tố then chốt cho sự thành công của toàn bộ hoạt động huấn luyện. Vì vậy, việc tập huấn phải tập trung vào các biện pháp phòng ngừa thực tế, cán bộ huấn luyện nên được đào tạo về phương pháp tổ chức các chương trình huấn luyện.
- Việc phát triển các chương trình tập huấn và soạn thảo các tài liệu tập huấn có chất lượng cao là rất cần thiết để việc huấn luyện có hiệu quả.
c. Khuyến khích người lao động
- Thành công của một chương trình an toàn phụ thuộc phần lớn vào sự ủng hộ từ phía những người lao động.
- Huấn luyện an toàn và những hướng dẫn công việc sẽ là vô ích nếu những người lao động không quan tâm tới an toàn bảo hộ lao động.
- Những người lao động cần phải được tạo động lực để tuân theo những quy trình làm việc an toàn. Họ phải nhận thức được sự cần thiết của những yêu cầu chấp nhận chúng trong công việc của mình và tham gia tích cực vào chương trình an toàn đó. Tạo động lực bằng tài chính cùng với những phần thưởng khác cũng được sử dụng để làm giảm số lượng các vụ tai nạn.
- Có rất nhiều biện pháp khuyến khích động viên người lao động tích cực thực hiện công tác an toàn lao động. Một trong những biện pháp đó là dán các khẩu hiệu như: “Người công nhân cẩn thận là người công nhân hạnh phúc”, “Đảm bảo an toàn lao động là trách nhiệm của mọi người”.
10.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ 10.4.1. Các công việc của tổ chức 10.4.1. Các công việc của tổ chức
- Thiết lập chính sách an toàn của công ty và phổ biến rộng rãi cho toàn thể công nhân trong doanh nghiệp biết.
- Soạn thảo một kế hoạch hàng năm và lựa chọn các hoạt động ưu tiên trong năm. - Phân định rõ ràng các nghĩa vụ trong việc xem xét và thực hiện các hành động an toàn và sức khoẻ tại tất cả các cấp quản lý.
- Tổ chức một Ủy ban về an toàn và sức khoẻ tại tất cả các doanh nghiệp và các nơi làm việc.
- Tổ chức một Ủy ban về an toàn và sức khoẻ trong các doanh nghiệp và tại mỗi công trường sản xuất.
- Thiết lập và thực hiện thủ tục cho việc thanh tra các thiết bị, môi trường làm việc, các phương pháp làm việc và cho việc thảo luận các sự cải thiện cần thiết.
- Phát triển và thực hiện các hoạt động định hướng các chương trình huấn luyện cho các công nhân mới được giao việc và huấn luyện lại theo định kỳ cho công nhân.
- Phổ biến các tài liệu, thông tin thực hành, bao gồm bản chỉ dẫn an toàn hoá chất, bảng chỉ dẫn an toàn sức khoẻ, giảng giải các biện pháp thực hành bao gồm các biện pháp cải thiện đỡ tốn kém.
- Lập kế hoạch và thực hiện các chiến dịch xúc tiến, với sự nhấn mạnh những chủ trương nhiệm vụ tốt nhất và trao đổi các kinh nghiệm tích cực.
10.4.2. Nội dung chương trình an toàn lao động