Tự thôi việc

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nhân lực phần 2 PGS TS nguyễn thị minh an (Trang 100)

Tự thôi việc là dạng thôi việc xuất phát từ phía người lao động. Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi công ty nỗ lực tạo một môi trường làm việc tốt, vẫn có những người xin thôi việc. Tự thôi việc ít gây ra các vấn đề phức tạp cho công ty, nhưng tạo ra các vị trí trống. Khi nhân viên tự thôi việc cần phải tìm nguyên nhân tự thôi việc. Nhân viên tự thôi việc vì nhiều lý do khác nhau:

- Họ không thấy cơ hội thăng tiến - Họ là người có cao vọng

- Họ muốn có nhiều lương hơn hoặc phúc lợi nhiều hơn

- Họ không hợp với cấp lãnh đạo về tính tình hoặc cách làm việc

- Họ không hợp với một số đồng nghiệp - Họ chán công việc đang làm

- Họ không hợp với bầu không khí văn hóa của công ty - Họ có những lý do riêng

Khi có nhiều người muốn thôi việc thì cần phải tổ chức nghiên cứu tìm hiểu lý do của vấn đề. Cần phải có các cuộc tiếp xúc và phỏng vấn những người muốn thôi việc và những người đã thôi việc.

Cuộc phỏng vấn cần tiến hành các bước sau: - Thiết lập mối quan hệ

- Ấn định mục tiêu phỏng vấn

- Xem thái độ của họ đối với công việc cũ - Khám phá lý do của cuộc ra đi

- So sánh công việc cũ và công việc mới - Đưa ra các thay đổi theo yêu cầu 9.5.4. Hưu trí

Hưu trí không phải là thôi việc mà là sự chia tay của những người lao động cao tuổi với tổ chức theo quy định về tuổi nghỉ hưu của pháp luật, nó cho phép những người lao động cao tuổi được nghỉ ngơi hoặc theo đuổi những sở thích ngoài lao động và đồng thời mở ra những vị trí trống và tạo ra cơ hội nghề nghiệp cho những người khác. Những người lao động về hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí theo luật định và các phúc lợi theo quy định của doanh nghiệp (nếu có).

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bày khái niệm và chủ thể của quan hệ lao động? 2. Phân tích nội dung quan hệ lao động?

3. Các hình thức tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động? 4. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

5. Thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể?

6. Trình bày khái niệm hợp đồng lao động, điều kiện đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động?

7. Khái quát về thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động? 8. Khái niệm, nội dung kỷ luật lao động?

9. Các hình thức kỷ luật lao động?

10. Nguyên tắc và trách nhiệm đối với kỷ luật lao động?

10. Tại sao doanh nghiệp phải cho nhân viên thôi việc? Cách thức tiến hành đối với các dạng thôi việc?

CHƯƠNG 10: QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN VÀ SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

10.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH AN TOÀN SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

10.1.1. Một số khái niệm

- Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khoẻ, quá trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài.

- An toàn lao động: Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất.

- Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: là yếu tố có tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất.

- Yếu tố có hại trong sản xuất: Là yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất.

- Kỹ thuật an toàn: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động.

- Bảo hộ lao động: Là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế xã hội, kỹ thuật và vệ sinh học, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động.

- Tai nạn lao động: Là tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.

- Chấn thương: Là chấn thương xảy ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính cũng coi như chấn thương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động.

10.1.2. Mục tiêu của công tác an toàn và sức khoẻ

Mục tiêu của công tác an toàn và sức khoẻ cho người lao động tại doanh nghiệp là: bảo đảm cho người lao động không bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động sản xuất.

10.1.3. Vai trò của người lao động và người sử dụng lao động về an toàn và sức khoẻ khoẻ

a. Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động theo quy định của Nhà nước.

- Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn viên và vệ sinh.

- Xây dựng nội quy, qui trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động.

- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động; cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở y tế của địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

Người sử dụng lao động có quyền:

- Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó.

b. Người lao động

Người lao động có nghĩa vụ:

- Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.

- Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cấp phát các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.

- Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

Người lao động có quyền:

- Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo cáo ngay với người phụ trách trực tiếp; từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.

10.2. CÁC YẾU TỐ NGUY HẠI ĐẾN SỨC KHOẺ VÀ NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG LAO ĐỘNG

Yếu tố có hại trong sản xuất là các yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. Ví dụ như do tác động của một số yếu tố trong môi trường sản xuất có thể gây cho người lao động mắc bệnh về thị lực, bệnh về hô hấp, tim mạch… Ngoài ra còn dẫn tới sự rối loạn về một số chức năng sinh lý. Những nguyên nhân chính đó là do ảnh hưởng tác động của các yếu tố vật lý, sinh học, các chất từ trường, phóng xạ, các hóa chất và những căng thẳng nghề nghiệp.

- Một trong những yếu tố quan trọng nguy hại đến sức khoẻ chính là ý thức của người lao động đối với điều kiện an toàn và sức khoẻ.

- Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến an toàn và sức khoẻ của người lao động trong công việc đó là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề an toàn và sức khoẻ.

- Công đoàn của tổ chức cũng có vai trò quan trọng trong công tác an toàn và sức khoẻ của tổ chức. Thỏa ước lao động tập thể cũng có ảnh hưởng tới chủ sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề về an toàn và sức khoẻ.

- Mục tiêu và nhiệm vụ của các nhà quản lý cũng có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn và sức khoẻ trong tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yếu tố cuối cùng có ảnh hưởng đến quá trình an toàn và sức khoẻ đó là những điều kiện kinh tế. Có sự hiểu biết rõ ràng đầy đủ về mối hiểm họa đó mà vẫn không cải thiện được tình hình. Điều đó là do không có kinh phí.

10.2.2. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp, có thể tạm chia làm hai nhóm nguyên nhân chính:

a. Nhóm nguyên nhân khách quan do công nghệ, thiết bị máy móc (hay còn gọi là các

dạng tai nạn lao động), gồm:

- Tai nạn lao động do điện giật

- Tai nạn lao động do ngã từ trên cao xuống

- Tai nạn lao động do sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực - Tai nạn lao động do sụt lở, sập hầm lò

- Do vi phạm an toàn lao động

- Tai nạn lao động do các phương tiện vận tải

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: sập đổ công trình xây dựng gây chết người.

b. Nhóm nguyên nhân chủ quan do con người, bao gồm: người lao động vi phạm quy

chế an toàn, vệ sinh lao động

- Không thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động - Nguyên nhân rủi ro gây ra

Có thể kết luận rằng, nguyên nhân chính gây nên tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động làm chết người nói riêng là do người lao động vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) là do trang thiết bị tồi, kém chất lượng, công tác sửa chữa bảo dưỡng tồi, có các hóa chất và khí ga độc hại, cũng như là công việc quá sức, cường độ làm việc quá cao, quá ồn ào, bụi bặm và thiếu ánh sáng.

10.2.3. Hậu quả của các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

a. Các hậu quả trước mắt

Hậu quả trước mắt của các tai nạn nghiêm trọng có thể là nhiều người chết và bị thương, phá hủy nặng nề máy móc, thiết bị và các công trình xây dựng, làm ô nhiễm và hủy hoại môi trường. Hầu hết người lao động và thiết bị đều bị ảnh hưởng, nhưng cũng có nhiều tai nạn nghiêm trọng có thể hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến dân cư sống lân cận.

b. Các hậu quả lâu dài

Tai nạn nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến ba khu vực: các doanh nghiệp, những người sống xung quanh doanh nghiệp và môi trường. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi:

- Sự phản đối của công chúng, bị công luận phê phán.

- Phải sửa chữa, hoặc thay thế nhiều lần, làm mất năng suất, làm gián đoạn sự cung cấp sản phẩm cho khách hàng và ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ với khách hàng.

- Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và có thể làm tăng ác cảm của công chúng đối với doanh nghiệp.

- Các vụ kiện cáo có thể dẫn đến các hình phạt nặng về việc vi phạm: phạt nặng hoặc bỏ tù.

- Bồi thường cho các nạn nhân và thân nhân của họ.

- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tăng cường các biện pháp an toàn. - Làm tăng chi phí bảo hiểm.

- Chi phí cho tuyển dụng và đào tạo cán bộ mới

- Cuối cùng nhà máy có thể bị đóng cửa lâu dài hoặc vĩnh viễn.

10.3. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10.3.1. Các biện pháp phòng ngừa, tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc

- Tổ chức tốt nơi làm việc sẽ đảm bảo cho người lao động làm việc ít mệt mỏi, thoải mái hơn, thuận tiện hơn và giúp cho người lao động thao tác chính xác hơn nên ít xảy ra tai nạn lao động hơn.

- Tất cả các nhân viên của doanh nghiệp trước khi tham gia vào công việc đều phải được huấn luyện về an toàn và bảo hộ lao động.

- Doanh nghiệp cần phải tiến hành theo định kỳ các cuộc kiểm tra riêng của họ. Những mối nguy hiểm mới cần được phát hiện và cần phải có một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng để có thể đảm bảo chắc chắn rằng những nội quy về an toàn đã và đang được tuân theo.

- Các máy móc, thiết bị phải có các dụng cụ che chắn, bảo vệ. Những nơi làm việc nguy hiểm cần phải có đèn hiệu thông báo (đèn đỏ cho biết ở đó nguy hiểm).

- Những người lao động làm việc ở các nơi nguy hiểm thì phải có trang bị bảo hộ lao động (ví dụ: quần áo, mũ, kính, găng tay, ủng, khẩu trang, dây an toàn…).

Tất cả các biện pháp trên sẽ tích cực góp phần hạn chế các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, nếu chúng ta làm tốt công tác xây dựng và phổ biến các nội quy an toàn và phòng chống cháy nổ cũng như xây dựng giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cũng sẽ làm giảm các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

10.3.2. Thanh tra và báo cáo an toàn lao động

Một trong những hoạt động của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền về công tác an toàn bảo hộ lao động là thanh tra các nơi làm việc với mục đích làm giảm số lượng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Các chuyên gia về an toàn lao động sẽ xem xét kỹ lưỡng các yếu tố điều kiện lao động để phần nào trả lời được các câu hỏi sau:

- Người lao động đã được huấn luyện quy trình, quy phạm an toàn bảo hộ lao động chưa?

- Có trang bị bảo hộ lao động không?

Một phần của tài liệu Bài giảng môn quản trị nhân lực phần 2 PGS TS nguyễn thị minh an (Trang 100)