Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC (Trang 89 - 94)

I. TSCĐ hữu hình

c. Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC

Trong các cuộc kiểm toán thời gian từ khi lập bảng cân đối tài sản đến khi KTV ký báo cáo kiểm toán có thể có những sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp.

Đó là những sự kiện cung cấp thêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán để lập BCTC hay những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinh tiếp sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC. Những sự kiện này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu hoạc không trọng yếu đến BCTC. Tuy nhiên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ luôn được

đánh giá là cần thiết và phù hợp với nguyên tắc thận trọng trong nghề nghiệp. Đối với khách hàng ABC, quá trình xem xét cho thấy, tình hình hoạt động của khách hàng sau ngày kết thúc niên độ là ổn định, không phát sinh sự kiện nào gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kết thúc ngày 31/12/2011.

Chương 3

TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM

TOÁN AASC

3.1. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO AASC THỰC HIỆN BCTC DO AASC THỰC HIỆN

3.1.1. Đánh giá khái quát về quy trình kiểm toán BCTC do AASC thực hiện thực hiện

Cấu trúc bộ máy của AASC hiện nay khá chặt chẽ. Với sự nỗ lực hết mình của Ban giám đốc Công ty và đội ngũ cán bộ trong Công ty, tổ chức bộ máy Công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thuận về tư tưởng từ ban giám đốc Công ty đến KTV, kỹ thuật viên, trợ lý kiểm toán và nhân viên. Tuy nhiên, do đặc thù của loại hình hoạt động rộng và phân tán trên các địa bàn nên trong một số trường hợp cơ cấu tổ chức không thể phát huy hết hiệu quả. Việc phân chia các phòng nghiệp vụ chỉ mang tính tương đối nên không thể hiện được chức năng và thế mạnh chuyên biệt của các phòng, ban. Khi mà, các loại hình dịch vụ cung cấp đa dạng thì cơ cấu tổ chức càng phải chặt chẽ và khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Công ty nhưng cũng cần phải linh hoạt vì kiểm toán là công việc mang tính mùa vụ.

Quy trình thực hiện kiểm toán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của các KTV, các chuyên gia và sự học hỏi các công ty kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán nước ngoài. Chương trình thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện và nâng cao qua các năm hoạt động gồm: các hồ sơ mẫu, các câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, các mẫu quy định chung về lập kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán cụ thể đối với từng khoản mục trên BCTC của các doanh nghiệp nói chung. Quy trình kiểm toán của AASC tuân thủ các yêu

cầu của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên Công ty cần tập trung cho việc xây dựng một quy trình chuẩn áp dụng thống nhất giữa văn phòng Công ty và các chi nhánh; đồng thời chú trọng hơn nữa vào việc lập kế hoạch kiểm toán, đặc biệt là kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán vì lập kế hoạch kiểm toán chi phối chất lượng chung của toàn bộ cuộc kiểm toán.

Đối với chất lượng kiểm toán, AASC là một trong những công ty kiểm toán tiên phong trong việc thành lập một phòng chức năng riêng biệt là kiểm soát chất lượng và đào tạo phục vụ cho các phòng chức năng khác và hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá sản phẩm kiểm toán do công ty cung cấp. Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm soát chất lượng cho toàn Công ty và cho từng hợp đồng kiểm toán để phản ánh kịp thời, phát hiện các vướng mắc, sai sót trong quá trình kiểm toán. Bộ phận kiểm soát chất lượng phải thực sự là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý.

Với đội ngũ KTV và trợ lý kiểm toán trẻ tuổi, năng động, sáng tạo trong công việc nên một phần công việc kiểm toán cũng được thực hiện trên các công cụ là phần mềm máy tính mang lại hiệu quả cao hơn.Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng được một phần mềm làm kiểm toán mang tính chất chuyên ngành và đặc thù nhằm giảm nhẹ công việc cho các KTV và các trợ lý kiểm toán.

3.1.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do AASC thực hiện do AASC thực hiện

3.1.2.1. Ưu điểm

Quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC do AASC xây dựng là khá chặt chẽ, với đầy đủ các bước công việc cần thiết, tuân thủ đúng các quy định của chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản pháp lý có liên quan hiện

hành. Chương trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC đã được lập bám sát với Chương trình trình kiểm toán của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (Phụ lục 1.1). Thực tế các thủ tục kiểm toán đã được các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán triển khai dựa trên Chương trình kiểm toán đã xây dựng và đảm bảo được mức độ tin cậy của các bằng chứng thu thập được, phục vụ trực tiếp cho việc đưa ra kết luận kiểm toán.

Tuy nhiên, quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC của công ty cũng không thể tránh khỏi những hạn chế.

3.1.2.2. Nhược điểm

- Trong quá trình kiểm toán TSCĐ, KTV phải có những hiểu biết sâu sắc về bản chất của TSCĐ để kiểm tra. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, trang thiết bị ngày càng được cải tiến, nâng cấp. Đối với một KTV, thật khó để vừa học tập không ngừng nâng cao chuyên môn kiểm toán của mình, vừa phải am hiểu tường tận mọi đặc tính của TSCĐ, cả hữu hình và vô hình đặc thù ở các đơn vị khác nhau, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau.

Công ty Cổ phần ABC là doanh nghiệp sản xuất hóa chất, do đó có những TSCĐ rất đặc thù, ví dụ như máy nén khí, máy nghiền, đồng hồ đo nhiệt, KTV và trợ lý kiểm toán của AASC tham gia kiểm toán TSCĐ có rất ít kiến thức chuyên môn đến các loại TSCĐ này. Do đó mọi thông tin về TSCĐ như khả năng hoạt động, trình độ công nghệ kiểm toán viên hoàn toàn bị động theo những đánh giá và số liệu mà Công ty ABC cung cấp.

- Tại AASC hiện nay, thủ tục phân tích chưa được áp dụng triệt để, cụ thể khi kiểm toán TSCĐ tại Công ty ABC việc sử dụng thủ tục phân tích thì chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong điều kiện hiện tại, KTV không có trong tay số liệu ngành để so sánh nên không thể đưa ra các kết luận chính xác đối với các biến động bất thường trong kinh doanh. Vì vậy, thủ tục

phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích các biến động TSCĐ nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời phán đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với TSCĐ trên BCTC. Sau đó, kết quả của quá trình phân tích sẽ được sử dụng để hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào các sai sót tiềm tàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC (Trang 89 - 94)