Quy trình dạy học theo lối kiến tạo

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4 (Trang 33 - 35)

7. Những đóng góp của đề tài

1.1.6.Quy trình dạy học theo lối kiến tạo

Theo GS. TS Nguyễn Hữu Châu: “Ôn tập giống như luyện tập, thực hành đều sử dụng việc nhắc và nhớ lại. Ôn tập về thực chất nhằm giúp HS tái hiện lại những kiến thức cũ nhưng bằng cách nhìn mới hay nhìn lại những kiến thức cũ trong tình huống mới. Việc ôn tập thông thường giúp HS làm rõ, mở rộng làm sâu sắc thêm những kiến thức”.

Tái hiện là dạng hoạt động trí tuệ cơ bản, có vị trí rất quan trọng trong nhận thức của con người. Tái hiện là sự làm hiện lại trong đầu những hình ảnh của các sự vật, hiện tượng, âm thanh, cảm giác,… nghĩa là những gì đã nhận biết được từ thế giới bên ngoài nhờ các giác quan. Mọi hoạt động trí tuệ khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,… đều không thể thực hiện được nếu con người không có khả năng tái hiện. Vì vậy, việc làm đầu tiên khi DH là tạo ra sự tái hiện tốt.

Một sự tái hiện tốt bao gồm việc sắp xếp tri thức cần ôn tập theo một logic làm nảy sinh vấn đề mới, một sự tái hiện các tri thức cần thiết, quan trọng đối với tri thức mới.

Trong DH kiến tạo , việc ôn tập/tái hiện không chỉ bao gồm việc ôn lại những kiến thức cũ mà còn bao gồm cả việc tái hiện những kinh nghiệm có liên quan đến tri thức mới mà HS đã có trong đời sống. Những kinh nghiệm này bao gồm những kiến thức, kĩ năng, hiểu biết,…những trải nghiệm mà HS đã có trong cuộc sống.

Trong DH , người giữ vai trò chính trong hoạt động ôn tập/tái hiện là HS. Tuy nhiên, ảnh hưởng của GV lại rất quan trọng đặc biệt là với HS nhỏ tuổi. Trước một vấn đề mới, HS khó có thể xác định được cần huy động kiến thức, kinh nghiệm gì để giải quyết. Để giúp HS trong việc ôn tập/tái hiện có chất lượng, GV cần phân tích vấn đề mới thành các đơn vị kiến thức, kĩ năng nhỏ, tổ chức các hoạt động DH nhằm khơi dậy các kiến thức đó. Sắp xếp, tổ chức hoạt động trên các đơn vị kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đó theo một logic làm nảy sinh vấn đề mới. Như vậy, GV cần nghiên cứu nội dung DH hay chính là vấn đề mới, phân chia vấn đề mới thành các đơn vị cấu thành, tìm mối liên hệ giữa chúng – phân tích vấn đề. Tiếp đó, GV xây dựng các bài tập hoặc các nhiệm vụ học tập nhằm gợi lại những đơn vị kiến thức, kinh nghiệm đó sao cho phù hợp, hứng thú.

Tri thức mới được HS tìm kiếm, khám phá bằng kinh nghiệm hoạt động của chính mình. Tri thưc mới được HS cấu trúc vào trong nhận thức của mình như là mọt thành tố phát triển từ những thành phần cũ. HS không phải tiếp nhận một bài toán mới với cách giải mới như là thêm vào trong vốn tri thức của mình.

Với DH theo lối kiến tạo – DH nêu và giải quyết vấn đề HS được đặt vào tình huống có vấn đề bằng những kinh nghiệm cũ, kiến thức cũ, HS không thể giải quyết được, GV làm nhiệm vụ gợi mở, dẫn dắt giúp HS tự giải quyết vấn đề.

Đây là ưu thế của DH kiến tạo, quan niệm của HS được sử dụng, đánh giá. HS qua quá trình trải nghiệm , sử dụng hiểu biết thông thường của mình vào giải quyết các vấn đề toán học từ đó thấy được mối liên hệ giữa tri thức khoa học và hiểu biết thông thường.

Một phần của tài liệu Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4 (Trang 33 - 35)