7. Những đóng góp của đề tài
3.5.1. Hiệu quả thực nghiệm
Tôi xem xét hiệu quả thực nghiệm bằng phiếu nhận xét, so sánh hai tiết dạy từ phía GV và phân tích kết quả thực nghiệm dựa vào kết quả đánh giá HS.
Tôi xin ý kiến nhận xét, so sánh của các GV dự giờ các ý kiến về hoạt động của HS, hoạt động của GV, kết quả của quá trình dạy học, không khí lớp học và việc đánh giá kết quả học tập, tôi có được kết quả như sau:
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
Hoạt động
của học
sinh
- Tri thức và vốn kinh nghiệm của HS được sử dụng tối đa trong quá trình các em tìm tòi, tự phát hiện và giải quyết vấn đề. Những quan niệm, sai lầm của HS được chính HS nhận ra và sửa chữa.
- HS rất tích cực suy nghĩ trao đổi, thảo luận để tìm ra cách giải bài toán.
-Tính chủ động của HS ít hơn, khả năng vận dụng kiến thức cũ để tìm ra mối liên hệ với vấn đề cần giải quyết còn yếu. Các em chủ yếu hoạt động theo yêu cầu của GV để làm bài tập và trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra
Hoạt động
của giáo
viên
- Điều tra những hiểu biết của HS về dạng toán mới.
- Xây dựng các tình huống có vấn đề, thiết kế và tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động tự phát hiện và tự giải quyết các tình huống mà GV nêu ra. - GV đóng vai trò là người
- Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, giảng giải từng bước để cung cấp kiến thức mới cho HS. - GV thường hỏi để dạy, giảng để dạy kiến thức mới cho HS.
thiết kế, tổ chức và trọng tài trong các hoạt động học tập của HS.
Kết quả - HS biết nhiều cách và tìm ra
cách giải tối ưu cho dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Từ đó HS tự tìm ra nhiều cách tìm số lớn, số bé.
- HS biết cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó bằng cách vẽ sơ đồ, tìm số lớn, số bé.
Không khí lớp học
- HS hăng hái phát biểu, sôi nổi thảo luận.
- HS vui vẻ, hứng thú học tập.
- Giờ học không sôi nổi lắm vì HS chủ yếu làm theo yêu cầu của GV, ít có cơ hội bộc lộ suy nghĩ của mình.
Đánh giá - Việc phân tích, đánh giá kết
quả chủ yếu do HS thực hiện, GV chỉ là người trọng tài đưa ra kết luận cuối cùng.
- HS được tạo điều kiện để nhận thấy những thiếu sót của mình, những ý kiến hay của bạn. Như vậy là HS được tạo điều kiện đánh giá và tự đánh giá bản thân.
- HS không quan tâm nhiều đến điểm số của mình mà chú ý vào việc tìm kiếm, phát hiện những tri thức mới mẻ.
- GV và HS cùng tham gia đánh giá kết quả làm việc của các bạn. Tuy nhiên, phần đánh giá chủ yếu vẫn thuộc về GV (nhận xét đúng hay sai và cho điểm). - HS chỉ đánh giá những ưu điểm, tồn tại của bạn mà không thấy được những hạn chế của bản thân mình.
- HS chủ yếu quan tâm đến nhậ xét và điểm số của GV cho bài làm của mình.
Kiến tạo tri thức là một qúa trình lâu dài, quá trình dạy học, dạy PP học. Vì vậy, trong một vài tiết thực nghiệm không liên tiếp khó có thể đánh giá được hiệu quả cũng như hạn chế của con đường dạy học này. Tuy nhiên, trong một vài tiết dạy, có thể nhìn nhận sơ bộ về tính khả thi của việc vận dụng LTKT vào dạy hoc một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4 dựa vào kết quả học tập của HS trước và sau thực nghiệm.
Sau tiết dạy thực nghiệm, học lực của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng đều có sự thay đổi. Ở lớp thực nghiệm số lượng bài kiểm tra đạt loại giỏi tăng 1 bài, loại khá, yếu giữ nguyên và bài đạt loại trung bình giảm 1 bài, còn ở bài kiểm tra của lớp đối chứng tăng 1 bài khá nhưng lại giảm 1 bài giỏi, bài đạt điểm trung bình, yếu không thay đổi. Điều này cho thấy nội dung bài học mới có thể là không dễ nên học sinh của lớp đối chứng không thể đạt tỉ lệ như kiểm tra đầu vào. Trong khi đó, HS lớp thực nghiệm bài kiểm tra loại giỏi tăng và bài kiểm tra đạt loại trung bình giảm, khá giữ nguyên, có nghĩa là toàn bộ HS đã hiểu bài tốt.
Kết quả bài kiểm tra của HS cho thấy dạy học theo lối kiến tạo thì tỉ lệ học sinh giỏi tăng, học sinh khá không thay đổi, học sinh trung bình giảm. Tỉ lệ học sinh giỏi tăng, HS trung bình giảm cho thấy cách dạy này có khả năng phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt cho HS.
Tóm lại, việc vận dụng LTKT vào dạy học môn toán 4 nói chung và vận dụng LTKT vào dạy học một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng hoàn toàn có khả năng nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS phát triển hết năng lực học tập của mình, tạo niềm hứng thú, say mê học Toán.