7. Những đóng góp của đề tài
3.5.2. Tồn tại của thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm trên đây phản ánh khả năng của việc vận dụng LTKT vào dạy học môn Toán nhưng cũng phải cần nhìn nhận lại một số vấn đề tồn tại của thực nghiệm.
Thứ nhất, thời gian thực nghiệm không dài không đủ để khẳng định hiệu quả của thực nghiệm là hoàn toàn chính xác, đáng tin cậy. Không thể lấy các kết quả thực nghiệm trên đây để khẳng định chất lượng có thể đạt được khi dạy học theo lối kiến tạo.
Thứ hai, việc thực nghiệm không được rộng rãi, chỉ thực nghiệm trên 1 lớp với 40 HS nên các tỉ lệ đạt được có khả năng là cao hơn thực tế. Cho nên không thể lấy đó làm số liệu khẳng định tính hiệu quả của việc vận dụng LTKT vào dạy học Toán nói chung.
3.5.3. Khả năng vận dụng LTKT vào dạy học một số khái niệm số tựu nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4
Từ việc dạy thực nghiệm, phân tích các số liệu thực nghiệm, lấy nhận xét của các GV, đánh giá hiệu quả của thực nghiệm, bước đầu có thể khẳng định khả năng vận dụng LTKT vào dạy học Toán nói chung, dạy học một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn ở lớp 4 nói riêng là nâng cao chất lượng của việc DH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi đã thu được một số kết quả như sau:
- Tìm hiểu một số quan điểm về LTKT của một số tác giả trong và
ngoài nước. Từ đó tìm hiểu cơ sở khoa học, tâm lí học của LTKT trong DH.
- Nghiên cứu các pha chính của việc kiến tạo tri thức đặc biệt là việc
kiến tạo tri thức trong DH Toán. Nghiên cứu cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc vận dụng LTKT vào dạy học Toán.
- Bước đầu xác định được mô hình của việc kiến tạo tri thức trong dạy
học môn Toán. Bước đầu vận dụng được mô hình đó vào dạy học môn Toán 4 nói chung và dạy học một số khái niệm số tự nhiên, phân số và giải toán có lời văn nói riêng.
- Soạn và thực nghiệm một số tiết DH theo lối kiến tạo và thu được
một số kết quả đáng chú ý.
Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy:
- Việc vận dụng LTKT vào dạy học bộ môn Toán là góp phần vào
nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán theo định hướng đổi mới các PPDH.
- Dạy học theo lối kiến tạo giúp HS học tập bộ môn Toán tốt hơn, phát
triển tư duy linh hoạt, sáng tạo ; giúp HS có niềm tin, hứng thú khi học tập.
- Kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học mà đề tài đặt
ra là đúng đồng thời mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành.
2. Một số kiến nghị
LTKT là một quan điểm DH cần được quan tâm và phổ biến rộng rãi cho GV để góp phần nâng cao chất lượng DH.
Mỗi người GV nên có quan điểm kiến tạo trong DH tất cả các môn học không chỉ trong môn Toán. Việc đó giúp HS biết cách kiến tạo tri thức cho bản thân, tiến tới một nền giáo dục mà ở đó HS biết cách học và học tập suốt đời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Diên Hiển. Thực hành giải toán tiểu học, Nxb DHSP.
2. GS. TSKH. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn toán, Nxb DHSP
2006.
3. Trần Diên Hiển. 10 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán lớp 4, 5, Nxb
GD, 1998.
4. Vũ Dương Thụy – Đỗ Trung Hiệu. Các phương pháp giải toán ở tiểu học,
Nxb GD, 1999.
5. Luật giáo dục, Nxb Chính trị Quốc gia, 1998.
6. Nguyễn Áng – Đỗ Trung Hiệu. 123 bài toán số và chữ số lớp 4- 5, Nxb
GD, 2012
7. Phạm Đình Thực. Dạy toán ở tiểu học bằng phiếu giao việc, Nxb GD,
2007.
8. Đỗ Như Thiên. Rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh tiểu
học(tập 2), Nxb GD, 2011.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Toán 4, Nxb GD, 2010.