Giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động chuyển giá tạiViệt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm toán hoạt động chuyển giá ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 55)

- Kiểm toán đối chiếu logic: Xem xét sự tăng giảm các khoản mục có liên quan tới nhau, đặc biệt khoản mục nguyên vật liệu, hàng tồn kho, doanh thu…

4.Giải pháp hoàn thiện kiểm toán hoạt động chuyển giá tạiViệt Nam

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới và tổ chức thành công Hội nghị APEC đã đánh dấu một bước ngoặt lớn cho nước ta, Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư từ các nước trên thế giới, đặc biệt là luồng vốn FDI, thể hiện các tập đoàn đa quốc gia đến đầu tư kinh doanh ở Việt Nam thông qua các hình thức lập chi nhánh, công ty con. Sự hiện diện của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam thông qua các cở sở thường trú hay các công ty con này đồng nghĩa với việc thị phần nội bộ của các tập đoàn này được tiến hành thực hiện các hoạt động tại Việt Nam sẽ là đối tượng thuộc phạm vi quản lý của cơ quan thuế. Như vậy, thách thức của cơ quan Thuế Việt Nam là có đủ khả năng giám sát và điều chỉnh giá của các giao dịch thực hiện trong thị trường nội bộ hay không? Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích về thuế của Việt Nam sao cho số thuế của Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi sự gian lận thông qua giá cả giao dịch nội bộ trong các tập đoàn kinh tế đang làm ăn tại Việt Nam không bị chảy máu sang lãnh thổ nước khác.

Thực trạng cho thấy vấn đề bán phá giá giành độc quyền hoặc đẩy phía đối tác Việt Nam ra khỏi liên doanh... mà chưa thấy tác hại vô cùng nguy hiểm của chuyển giá trên các mặt khác nữa như làm cạn kiệt tài nguyên, giết chết doanh nghệp nội địa, làm thất thu ngân sách. Tuy vậy, còn có khá nhiều việc phải làm. Để kiểm soát tốt hoạt động chuyển giá,trước tiên cần sự vào cuộc của các cơ quan nhà nước trong việc tạo khung pháp lý cho việc chống chuyển giá bằng cách ban hành Luật chống Độc quyền, Luật chống bán phá giá.... Đây mới chỉ là bước đầu và còn rất nhiều công việc phải làm để có chiến lược thích ứng đối với vấn đề hoàn thiện cơ chế kiểm tra và giám sát tài chính các doanh nghiệp FDI. Công việc này được thực hiển bởi các cơ quan nhà nước nói chung và những kiểm toán viên nói riêng.

Hiện nay cơ quan kiểm soát nhà nước nói chung và các công ty kiểm toán hoạt động chuyển giá đã và đang thi hành những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện hoạt động gian lận này. Cần phải thừa nhận rằng hoạt động chuyển giá

không phải là một lĩnh vực mang tính chính xác như trong lĩnh vực khoa học. Hầu hết những phương pháp xác định chuyển giá và ngay cả bản thân khái niệm chuyển giá cũng là những khái niệm mang tính chất tổng quát. Do đó, khi áp dụng những khái niệm này vào thực tế cần phải có một sự linh động mới có thể mang lại kết quả phù hợp với mục đích ứng dụng của chúng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Vì vậy mục đích của ứng dụng là nhằm xác định giá hợp lý trong phạm vi hoạt động của doang nghiệp là đối tượng chịu thuế, chứ không nhằm để cơ quan thuế ấn định doanh nghệp phải chịu bao nhiêu hay như thế nào cho phù hợp. Sở dĩ như vậy là vì chỉ có doanh nghệp mới biết được đầy đủ thực tế về hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì thế vấn đề chuyển giá không thể giải quyết bằng cách áp dụng những biện pháp có tính chất đồng loạt và ràng buộc chặt chẽ đối với doanh nghiệp mà mỗi biện pháp áp dụng cần phải điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế cho mỗi trường hợp mỗi đối tượng.

Chính vì nó trừu tượng, không mang tính chính xác tuyệt đối như vậy nên kiểm toán hoạt động chuyển giá lại càng khó khăn hơn. Sau đây nhóm nghiên cứa đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm toán hoạt động chuyển giá tại Việt

Thứ nhất, theo dõi sát sao, nắm bắt kịp thời các thông tư, nghị định, các quy định pháp lý mà nhà nước ban hành

Theo kết quả khảo sát, giải pháp này được các kiểm toán viên lựa chọn nhiều nhất (59,1% - tương ứng 13 người trên tổng số 22 kiểm toán viên được khảo sát).

Các quy định pháp lý là cơ sở, là khung pháp lý chung để các kiểm toán viên dựa vào đó tiến hành hoạt động kiểm toán. Chúng là cơ sở để kiểm toán viên xác định được cần phải thu thập những loại bằng chứng nào, phương pháp kiểm toán nào được áp dụng. Cụ thể:

-Tìm hiểu những thay đổi, bổ sung trong các bộ luật để nắm rõ phạm vi áp dụng, chủ thể kiểm soát và trách nhiệm của kiểm toán viên và chủ thể kiểm toán, từ đó hoạt động kiểm toán hoạt động chuyển giá sẽ toàn diện hơn và hiệu lực hơn.

Trước hết, kiểm toán viên cần phải nắm rõ luật kiểm toán bao gồm Luật kiểm toán nhà nước và Luật kiểm toán độc lập, ngoài ra còn cần biết và hiểu về quy chế kiểm toán nội bộ, các văn bản hướng dẫn thi hành luật….

Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần có hiểu biết về các thông tư : thông tư 74/1997/TT-BTC hướng dẫn về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài; thông tư 89/1999/TT-BTC và thông tư 13/2001/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

thông tư 117/2005/TT-BTC là văn bản pháp lý điều chỉnh một cách khá cụ thể về biện pháp chống chuyển giá bằng các quy định các phương pháp chuyển giao.

-Tìm hiểu rõ những quy định mới nhất về cách thức thực hiện phương pháp tính giá chuyển giao của doanh nghệp mới được bổ sung. Xem xét xem doanh nghiệp đã lựa chọn phương pháp tính giá phù hợp theo quy định ở Thông tư 66/2010/TT-BTC và đăng kí trước với cơ quan Thuế theo biên bản định giá trước (APA).

Kiểm toán viên phải xem xét xem việc kê khai giao dịch với bên có quan hệ liên kết theo mẫu GCN-01/QLT theo quy định đã được áp dụng đúng với đối tượng chưa.

Kiểm toán viên cần nắm rõ các quy định về các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra. Từ đó, kiểm toán viên phải lập kế hoạch cụ thể để giảm thiểu tối đa các khoản chi phí bỏ ra. Đồng thời kiểm toán viên phải nắm bắt kịp thời quy định pháp lý với các chế tài xử phạt hành vi bao che cho hoạt động chuyển giao để tự làm trong sạch bản thân, trở thành một kiểm toán viên đúng nghĩa.

Thứ hai, tăng cường kiểm tra việc xác định giá chuyển nhượng và tiếp cận theo định hướng rủi ro

Đây là giải pháp được các kiểm toán viên ưu tiên lựa chọn thứ hai khi được khảo sát (50,0%).

Giám sát, thanh tra, kiểm tra cần tập trung vào các giao dịch với bên liên kết có rủi ro cao về khả năng sai phạm như giao dịch của các doanh nghiệp thường xuyên báo cáo lỗ, báo cáo lỗ mà lên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiêp có giá trị vốn âm, doanh nghiêp có lợi nhuận thấp bất thường so với mức chung của ngành, giao dịch với bên liên kết với mức giá thấp hơn giá thị trường khi bên liên kết hoạt động ở môi trường có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp...Trong bối cảnh công việc nhiều, tính chất công việc phức tạp, kéo dài về mặt thời gian và nguồn nhân lực còn hạn chế....để nâng cao tác dụng thì việc giám sát và thanh tra nên tiến hành trọng điểm các giao dịch có khả năng sai phạm nhất.

Ngoài ra, cần nâng có trình độ chuyên môn cho các cán bộ, nhân viên trong công ty kiểm toán bằng nhiều hình thức như gửi cán bộ ra nước ngoài học tập hay mời các kiểm toán viên lâu năm, xuất sắc về gặp mặt trao đổi kinh nghiêm với các hậu bối, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của họ cho tầng lớp sau này...Mỗi kiểm toán viên cần được trau dồi các kỹ năng chuyên môn

trang bị các phương tiện làm việc tốt nhằm nắm bắt và cập nhật kịp thời về giá cả thị trường.

Thứ ba, tăng cường thẩm định giá đối với các hoạt động có rủi ro về giá

Theo kết quả khảo sát, có 45,5% các kiểm toán viên được lấy ý kiến lựa chọn giải pháp này.

Kiểm toán viên là người có trình độ chuyên môn nên có thể đánh giá tốt giá trị của giao dịch nội bộ, cần tăng cường vai trò của kiểm toán trong đánh giá giá trị giao dịch nội bộ. Theo báo cáo của công ty kiểm toán hàng đầu Ernst & Young về điều tra chuyển giá toàn cầu thực hiện năm 2009, các cơ quan thuế trên thế giới dành kinh phí ngày càng tăng cho kiểm soát hoạt động chuyển giá, kiểm toán hoạt động chuyển giá và mức phạt đối với hành vi chuyển giá cũng càng ngày càng tăng.

Kiểm toán viên tiến hành lọc và lựa chọn theo danh sách các hoạt động có rủi ro về giá, từ đó lên kế hoạch đối chiếu, so sánh chi tiết cho từng loại rủi ro; vận dụng các phương pháp tính giá, kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới nhằm đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị tài sản,.., từ đó phát hiện và xử lý kịp thời hoạt động chuyển giá.

Như vậy việc cần thiết ở đây là sử dụng đội ngũ cán bộ được đào tạo

chuyên sâu và có kinh nghiệp về thẩm định giá và tiến hành tại những địa điểm, thời điểm xác định, dựa trên những chuẩn mực thông dụng và thông lệ quốc tế cũng như được sự đồng ý của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp được yêu cầu phục vụ điều tra theo quy định.

Thư tư, kiểm tra xác định tài liệu về giá cho các giao dịch

Có 40,9% kiểm toán viên được khảo sát lựa chọn giải pháp này.

Các cơ quan chức năng nói chung và cơ quan kiểm toán nói riêng hầu như chưa xây dựng được cở sở dữ liệu về giá cả các loại hàng hóa được giao dịch giữa các công ty độc lập và các công ty liên kết với nhau. Hơn nữa, các doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá thường phổ biến nhất ở các ngành có nhiều tài sản vô hình là ngành có công nghệ độc quyền, sản xuất các sản phẩm không phổ biến trong nước. Những loại tài sản này rất khó có thể định giá vì không có cơ sở hay tiêu chí để so sánh. Vì vậy khi đánh giá một nghiệp vụ mua bán nội bộ, cơ quan kiểm toán rất khó khăn trong việc tìm giá tham khảo để đối chiếu và đánh giá giá chuyển giao thực tế hạch toán. Điều này đặc biệt khi giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài và sản phẩm dịch vụ có tính chất đặc thù.

Vì vậy công ty kiểm toán phải tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nước ngoài, trao đổi kinh nghiệm, thu thập các thông tin cần thiết đánh giá các

giao dịch với bên liên kết ở nước ngoài. Thông qua các đợt trao đổi kinh nghiệm đó, kiểm toán viên sẽ rút ra được các kỹ thuật, các tài liệu thiết yếu trong các giao dịch. Từ đó có cơ sở để kiểm toán viên xác định được cần kiểm tra những loại tài liệu nào, các thông tin nào có liên quan hay nói cách khác là mầm mống của chuyển giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, kiểm toán hoạt động có dấu hiệu chuyển giá cần được thực hiện theo cả hai cách là kiểm toán riêng trong một cuộc kiểm toán hoặc kiểm toán kết hợp trong khi kiểm toán báo cáo tài chính

Đây là giải pháp được lựa chọn bởi 36,4% kiểm toán viên theo kết quả khảo sát.

Đối với các doanh nghiệp có công ty con, công ty liên kết thì việc kiểm toán chuyển giá là việc làm thực sự cần thiết. Mặc dù kiểm toán chuyển giá là một phần công việc của kiểm toán Báo cáo Tài chính, phát hiện gian lận trên các khoản mục, nhưng hoạt động chuyển giá lại thường diễn ra tại các doanh nghiệp lớn, kinh doanh lâu năm, ngày càng phức tạp tinh vi hơn, chính vì vậy để đảm bảo yếu tố thời gian, thuận tiện trong việc thu thập thông tin thì cần linh hoạt trong việc kết hợp kiểm toán chuyển giá trong kiểm toán Báo cáo Tài chính cũng như quyết định tổ chức kiếm toán riêng.

Kiểm toán viên tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, tính chất của hoạt động chuyển giá cũng như chi phí thực từ đó lựa chọn cách thức tổ chức kiểm toán hoạt đổng chuyển giá phù hợp. Nếu cuộc kiểm toán có quy mô lớn, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế cần tiến hành kiểm toán riêng. Và ngược lại, có thể tiến hành kết hợp với kiểm toán Báo cáo tài chính để tiết kiệm thời gian, chí phí tuy nhiên vẫn phải chặt chẽ, nghiêm túc và cẩn thận trong mọi khâu của cuộc kiểm toán. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy một cuộc kiểm toán hoạt động chuyển giá có thể kéo dài 1-3 năm, với rất nhiều thông tin yêu cầu doanh nghiệp phải chuẩn bị phục vụ cho cuộc kiểm toán.

Đối với những cuộc kiểm toán như trên thì tính phực tạp và yêu cầu của cuộc kiểm toán rất cao, bởi vậy nên được thực hiện bởi những công ty kiểm toán lớn, có uy tín trên thế giới. Những cuộc kiểm toán riêng cần được nhà nước và các bên liên quan hỗ trợ về phi phí, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ cho cuộc kiểm toán. Ngoài ra doanh nghiệp được kiểm toán phải hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu, không gây bất kì trở ngại nào trong quá trình kiếm toán.

Thứ sáu, kiểm toán hoạt đông chuyển giá phải được thực hiện tổng hợp trên tất cả các phương diện

Giải pháp này được 36,4% kiểm toán viên được lấy ý kiến lựa chọn.

Khả năng chuyển giá ở giao dịch về hàng hóa cũng như giao dịch về dịch vụ, chuyển giá các yếu tố đầu vào cũng như kết quả đầu ra của đơn vị. Hoạt động chuyển giá không chỉ giới hạn ở hình thức truyền thông như chuyển giá ở máy móc, thiết bị công nghệ đầu vào mà còn thực hiên ở kết quả đầu ra của doanh nghiệp. Số liệu điều tra các doanh nghiệp ngành công nghiệp tại Việt Nam do UNIDO (Vietnam Industrial Investment Report) thực hiện năm 2010 cho thấy, chi phí đào tạo và chi phí thuê quản lý trả cho công ty mẹ của các doanh nghiêp FDI là thành viên công ty xuyên quốc gia rất lớn, lớn hơn nhiều lần chi phí đào tạo của công ty FDI không phải là thành viên của công ty xuyên quốc gia (UNIDO, 2012). Chính sự đa dạng đó đòi hỏi kiểm toán viên phải có quan điểm toàn diện khi xem xét thực tiễn của khách thể kiểm toán nhằm nhận diện những hoạt động có dấu hiệu chuyển giá để tập trung xác minh.

Kiểm toán viên tiến hành tham khảo, đối chiếu giá chuyển giao của các giao dịch cùng loại, cùng mặt hàng; tại nhiều các công ty con, công ty liên kết tương đương, tại nhiều quốc gia trên thế giới mà doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Tham khảo kinh nghiệm của các nước đầu ngành, các công ty kiểm toán lẫn nhau. Đáng giá dựa trên các phương diện mang tính khoa học và khách quan.

Như vậy yêu cầu đặt ra là phải xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, toàn diện cho từng phương diện kiểm toán, yêu cầu hiểu biết và kinh nghiệm của kiểm toán viên bao quát, toàn diện và được trau dồi liên tục. Ngoài ra kiểm toán viên phải biế vận dụng linh hoạt các phương pháp tính giá, các phương pháp kiểm tra, thanh tra; ứng dụng các kĩ thuật mới trong xử lý số liệu, học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Tuy nhiên thì để thực hiện một cách toàn diện thì cần phải đầu tư nhân lực, vật lực, thời gian, chí phí nhất định.

Thứ bảy, công khai kết quả kiểm toán hoạt động chuyển giá đối với những hành vi chuyển giá nghiêm trọng và từ đó đẩy mạnh vai trò của truyền

Một phần của tài liệu Kiểm toán hoạt động chuyển giá ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 55)