Vnexpress.vn, 18/10/2013, Nhiều doanh nghiệp FDI chọn cơ chế chống chuyển giá APA

Một phần của tài liệu Kiểm toán hoạt động chuyển giá ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)

- Kiểm toán đối chiếu logic: Xem xét sự tăng giảm các khoản mục có liên quan tới nhau, đặc biệt khoản mục nguyên vật liệu, hàng tồn kho, doanh thu…

5Vnexpress.vn, 18/10/2013, Nhiều doanh nghiệp FDI chọn cơ chế chống chuyển giá APA

phù hợp với những điều kiện khác của đất nước cũng là một thách thức cần phải xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng.

Cùng với những thuận lợi trên, thì động thái tích cực trong chống gian lận chuyển giá của các doanh nghiệp FDI cũng là yếu tố thuận lợi không hề nhỏ (31.8% lượt KTV lựa chọn). Chất lượng kiểm toán viên, hệ thống giáo dục đào tạo cùng với nỗ lực giúp đỡ, hộ trợ của các công ty kiểm toán đối với sinh viên khối ngành kế toán – kiểm toán, tài chính – ngân hàng… cũng tạo điều kiện thuận lợi to lớn cho công tác kiểm toán hoạt động chuyển giá tại Việt Nam.

Khó khăn

- Nền kinh mở của Việt Nam hiện nay thu hút hàng năm một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp này thường là các “ông lớn” trên thương trường, kinh nghiệm, thủ thuật trong kinh doanh vô cùng đa dạng và phức tạp, bên cạnh đó đó các công ty này thường có hệ thống kế toán, chuyên gia tư vấn về quá trình định giá, chuyển giá chuyên nghiệp, những đối tượng này nắm rất rõ luật và cũng rất khéo léo vận dụng những kẽ hở của pháp luật từ đó tạo ra những nghiệp vụ kinh tế đẩy đủ chứng từ, cơ sở pháp lý nhưng có thể dễ dàng nhìn thấy điểm bất hợp lý giữa tình hình tài chính công ty với các khoản đầu tư.... Như đã nêu trong phần thực trạng chuyển giá, có thể điểm tên nhiều doanh nghiệp FDI liên tục bỏ vốn vào đầu tư phát triển cơ sở sản xuất mới tuy nhiên suốt một thời gian dài lại chưa đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào cho Việt Nam, tiêu biểu: Coca cola, Metro, Adidas, Keangnam, Pepsico, …

Chính vì vậy có thể thấy, thủ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp trên là rất tinh vi và phức tạp, được che đậy một cách chuyên nghiệp, hợp pháp hóa những nghiệp vụ mua bán từ đó dẫn đến khai báo lỗ liến tục nhiều năm, di chuyển lợi nhuận, trốn thuế…

- Một khó khăn nan giải nằm ở chính các công ty kiểm toán. Như đề cập ở trên, các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn được tư vấn bởi các chuyên gia, và các công ty kiểm toán trong một số trường hợp chính là các chuyên gia đó. Đặt ra vấn đề là nếu các công ty kiểm toán lớn “tiếp tay” cho hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp, hợp pháp hóa chúng và che đậy một cách kín kẽ, thì để phát hiện hoạt động này là vô cùng khó khăn.

Có thể kể ra một số dấu hiệu về hành vi vi phạm của một số công ty kiểm toán. Theo ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng, Phó trưởng ban Cải cách và hiện đại hóa (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính)_Thời báo Tài chính:

“Thứ nhất, hồ sơ xác định giá thị trường được lập và tư vấn bởi một số Công ty kiểm toán quốc tế lớn sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành công tác kê

khai thông tin giao dịch liên kết với cơ quan thuế. Như vậy, theo quy định của pháp luật thanh tra và pháp luật về quản lý thuế thì các hồ sơ nêu trên, không gắn với công tác kê khai thông tin giao dịch liên kết, không phải là căn cứ chứng minh số liệu kê khai trên Tờ khai thông tin giao dịch liên kết, nên phải xác định là tài liệu giúp doanh nghiệp che giấu hành vi chuyển giá, tránh thuế TNDN.

Thứ hai, hồ sơ xác định giá thị trường được lập thành nhiều phiên bản khác nhau và lập trong thời gian thanh tra hoặc sau khi đã kết thúc thanh tra tuỳ thuộc vào diễn biến và kết quả thực tế thanh tra đã vi phạm nghiêm trọng về chuẩn mực kiểm toán và đạo đức hành nghề kiểm toán.

Thứ ba, có dấu hiệu một số thành viên của Công ty kiểm toán đã tư vấn và giúp sức cho doanh nghiệp cản trở quá trình thanh tra: không cung cấp kịp thời hồ sơ, tài liệu phục vụ cho công tác thanh tra; không bố trí thành phần làm việc phù hợp với yêu cầu của Đoàn thanh tra; không làm việc trực tiếp với đoàn thanh tra để làm rõ về các ý kiến khác nhau mà làm các văn bản báo cáo lên cấp trên của Đoàn thanh tra để trông chờ vào sự can thiệp vào kết quả thanh tra, thậm chí có trường hợp báo cáo không đúng sự thật...”6

Ông Nguyễn Quang Tiến nhận định: “Các hành vi sai trái nêu trên là nguyên nhân cản trở quá trình quản lý hoạt động chuyển giá của cơ quan thuế và là nguyên nhân gây thất thu NSNN, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính”7.

- Hiện nay, bất kì doanh nghiệp nào khi hoạt động kinh doanh đều phải thực hiện kiểm toán BCTC trước khi cơ quan thuế quyết toán thuế, khác với trước đây, không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp phải trải qua kiểm toán mới quyết toán thuế; các công ty kiểm toán của có một lượng khách hàng cực kì lớn, không còn phải cạnh tranh nhau gay gắt để thu hút khách hàng như trước đây, từ đó đặt ra câu hỏi “Chất lượng của các cuộc kiểm toán hiện này như thế nào?”. Liệu tính độc lập, thận trọng, khách quan, trung thực và các nguyên tắc, chuẩn mực khác của kiểm toán có còn thực sự được đánh giá cao như trước…

- Các hình thức xử phạt đối với các doanh nghiệp chuyển giá trốn thuế ở Việt Nam hiện nay chưa tính đến trách nhiệm của các công ty kiểm toán, các kiểm toán viên trực tiếp liên quan tới các khoản mục gian lận chuyển giá chính vì vậy mà câu hỏi cần phải giải quyết lúc này chính là lợi ích của các công ty kiểm toán cũng như trách nhiệm của các công ty này khi thực hiện kiểm toán đã tương xứng hay chưa? Sự thật là nhiều doanh nghiệp sau khi được kiểm toán bởi

6Thời báo kinh tế, 13/8/2014, Chuyển giá, trốn thuế: Có 'bàn tay đen' giúp sức của kiểm toán?7Thời báo kinh tế, 13/8/2014, Chuyển giá, trốn thuế: Có 'bàn tay đen' giúp sức của kiểm toán? 7Thời báo kinh tế, 13/8/2014, Chuyển giá, trốn thuế: Có 'bàn tay đen' giúp sức của kiểm toán?

các công ty kiểm toán vẫn bị các cơ quan thuế thanh tra, truy thu thuế và xử phạt.

Ví dụ như ở vụ Keangnam Vina chuyển giá tới hơn 1200 tỷ, công ty kiểm toán Deloitte Việt Nam được thuê làm tư vấn về giá chuyển nhượng. Hai phi vụ chuyển giá khác, một ở công ty sản xuất sản phẩm cao su là do công ty kiểm toán PWC Việt Nam làm tư vấn về giá chuyển nhượng, một là công ty sản xuất hàng may mặc, do công ty kiểm toán KPMG Việt Nam tư vấn giá chuyển nhượng…

- Các chính sách ưu đãi về các loại thuế, ưu đãi về vốn đối với các vùng, các ngành còn chưa tính đến việc các doanh nghiệp lợi dụng chính sách này di chuyển vốn, lợi nhuận; công tác hợp tác quốc tế củaViệt Nam chưa tạo nên một thị trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước. Việc này như “cánh cửa hợp pháp hóa” hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI, gây khó khăn cho kiểm toán viên khi ra kết luận đối với những doanh nghiệp này.

- Chưa cân đối giữa các chính sách ưu đãi cộng với trách nhiệm của doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia, nhóm công ty đóng góp to lớn cho phát triển KT-XH, hỗ trợ giải quyết việc làm rất lớn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp có hiện tượng chuyển giá còn phải xem xét thêm; điều này gây ra nhiều bất cập, dè chừng trong quá trình kiếm toán với những doanh nghiệp như vậy.

Kết quả khảo sát: Một phần lớn các KTV được khảo sát (72.7%) lựa chọn yếu tố quy mô lớn, trình độ tổ chức chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm trên thường trường của các tập đoàn đa quốc gia, các nhóm công ty liên kết…là khó khăn đối với công tác kiểm toán. Đây là yếu tố khách quan mà mọi cuộc kiểm toán hoạt động chuyển giá phải đối mặt, không những thế, khó khăn này ngày càng trở nên đáng quan ngại hơn khi quá trình toàn cầu hóa ngày càng mở rộng và sâu sắc hơn vào Việt Nam làm mở rộng và thu hút ngày càng nhiều các tập đoàn, các doanh nghiệp FDI đổ vốn vào đầu tư. Khó khăn này không thể hạn chế dễ dàng mà buộc các kiểm toán viên, các công ty kiểm toán phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư thời gian, chi phí cho các cuộc kiểm toán nhằm tiến hành ngày càng hiệu quả hơn góp phần vào cuộc chiến chống gian lận chuyển giá.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế có sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ, quốc gia với nhau cũng là một khó khăn khách quan khác. 45.5% các KTV được khảo sát nhận định đây là khó khăn

không thể tránh khỏi, chính sách ưu đãi thuế là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp lợi dụng di chuyển lợi nhuận, trốn thuế nhưng vẫn phù hợp với quy định của pháp luật. Bởi vậy mà khi tiến hành kiếm toán chuyển giá, cần xem xét thật kĩ các văn bản thuyết minh tình hình tài chính cùng nguyên nhân chênh lệch lợi nhuận phía doanh nghiệp đưa ra, nhằm xác định tính trung thực, khách quan của các tài liệu, từ đó ra những kết luận chính xác, hạn chế gian lận.

31.8% KTV cho rằng chất lượng các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính hiện nay chưa tốt; các định chế, chế tài xử phạt khi phát hiện doanh nghiệp chuyển giá trốn thuế chưa đủ mạnh, chưa tính đến trách nhiệm của công ty kiểm

Một phần của tài liệu Kiểm toán hoạt động chuyển giá ở Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 29)