Tăng cường quản lý kê khai thuế TNDN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 71 - 77)

VIII Tổng thu nhập chịu thuế TNDN 154.408.738 273.707.902 119.299

b) Quản lý chi phí được trừ

3.2.2. Tăng cường quản lý kê khai thuế TNDN

Số liệu đối tượng nộp thuế là cơ sở để xác định số thuế tạm nộp, tuy nhiên lại là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc tập trung nguồn thu kịp thời vào Ngân sách Nhà nước, phản ánh mức độ trung thực của ĐTNT. Khó có thể đưa ra một căn cứ chuẩn để xác định được sự đáng tin cậy của tờ khai. Cán bộ Chi cục hiện nay hầu hết đều dựa vào kinh nghiệm công tác để kiểm tra tờ khai, thường so sánh với các năm trước sau khi đã trừ đi các yêu tố ảnh hưởng

cùng ngành nghề nên chất lượng xử lý tờ khai không cao. Số thuế ghi thu theo tờ khai xử lý luôn nhỏ hơn rất nhiều so với số thuế thực thu. Do báo cáo quyết toán thuế được gửi đến cơ quan thuế sau khi khê khai thuế, trong khi đó việc nắm bắt thông tin về tình hình kinh doanh trong năm của đối tượng nộp thuế bị hạn chế, nên không có căn cứ sát thực tế để đánh giá chất lượng tờ khai. Hiện nay tại Chị cục thì có tới 98% DN đã thực hiện kê khai qua mạng nên việc kê khai trở nên dễ dàng và tốn ít công sức và thời gian hơn nhưng kê khai qua mạng thì cũng gặp một số lỗi nhỏ làm cho một số doanh nghiệp không nộp được tờ khai. Vì thế, Chi cục cần thực hiện tốt các biện pháp giúp DN trong việc khai như: cán bộ Hướng dẫn cụ thể qui trình kê khai thuế và giúp đỡ các DN trong quá trình kê khai cũng như khắc phục các lỗi hay xảy ra trong quá trình kê khai qua mạng mà thường các DN gặp phải, hướng dẫn họ cách khắc phục. Nâng cao hiệu quả kiểm tra tờ khai của cơ quan thuế thông qua việc hoàn thiện cơ chế thu thập xử lý thông tin của NNT, đồng thời, đối với các đối tượng nộp thuế có sai phạm trong kê khai thuế, cần phân loại các trường hợp sai phạm để đánh giá và đưa ra các biện pháp thích hợp như:

- Đối với các ĐTNT nộp chậm tờ khai, nếu cán bộ thuế đã nhắc nhở nhiều lần song vẫn cố tình vi phạm cần áp dụng biện pháp xử pháp vi phạm hành chính. Đối với các ĐTNT nộp tờ khai theo đúng qui định. Khi nhận lại tờ khai đã sửa, cán bộ thuế xác nhận trên tờ khai, ghi rõ ngày nhận tờ khai.

- Đối với ĐTNT cố tình thực hiện kê khai không đúng sự thực, ngoài việc yêu cầu đơn vi giải trình các chỉ tiêu kê khai, cán bộ thuế nên áp dụng biện pháp xử lý thật nghiêm.

Chi cục nên tập trung chú ý đến các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm kê khai sai để trốn thuế, các doanh nghiệp lớn có nhiều loại hình kinh doanh, các doanh nghiệp mang tính đặc thù để tránh thất thu thuế lớn. vì số lượng doanh nghiệp lớn mà lượng cán bộ không đủ.

Cụ thể, trong quá trình điều tra cần phải quản lý chặt chẽ việc kê khai doanh thu tính thuế, chi phí được trừ và thu nhập khác như sau:

Quản lý doanh thu tính thuế và thu nhập khác

- Cán bộ thuế cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng bán hàng trực tiếp không dùng hoá đơn. Để làm được việc này, các cán bộ thuế cần theo dõi, kiểm tra thường xuyên các doanh nghiệp, như kiểm tra báo cáo tài chính, quyết toán thuế… và phải thường xuyên đến kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ việc mua, bán hoá đơn, chứng từ của doanh nghiệp tránh việc mất hoặc làm giả hoá đơn. Mỗi lần doanh nghiệp mua hoá đơn thì phải xuất trình sổ mua hoá đơn cho cơ quan thuế. Khi doanh nghiệp nhận hoá đơn cơ quan thuế phải theo dõi số ghi trên hoá đơn có trùng với số cấp phát hoá đơn không, kiểm tra xem số hoá đơn mà đơn vị đang dùng có phải là hoá đơn do Bộ tài chính ban hành không để tránh việc làm giả hoá đơn.

Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không đúng theo quy định thì cơ quan có quyền thu hồi số hoá đơn đó và xử phạt hành chính. Trường hợp mất hoá đơn thì doanh nghiệp phải lập biên bản và báo cáo cho cơ quan thuế biết để có biện pháp xử lý.

- Kiểm tra chặt chẽ công tác hạch toán kế toán về doanh thu:

+ Căn cứ kiểm tra là: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, sổ nhật ký bán hàng, sổ chi tiết tài khoản 113-Phải thu khách hàng; sổ cái, sổ doanh thu (TK 511, TK 512); các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng bán hàng; các hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển, báo cáo bán hàng; biên bản đối chiếu công nợ phải thu; sổ kho hàng hóa, thành phẩm; phiếu xuất nhập kho, thẻ kho và biên bản kiểm tra cuối kỳ.

+ Phương pháp kiểm tra là:

Đối chiếu, so sánh nhằm xác nhận tính trung thực của số liệu kê khai và phát hiện những trường hợp khai man, trốn thuế. Kiểm tra tính hợp pháp, tính liên tục của các hóa đơn bán hàng. Theo quy định hiện hành hóa đơn bán hàng phải sử dụng từ quyển số nhỏ đến quyển số lớn, từ số nhỏ đến số lớn không được sử dụng cách số, cách quyển.

So sánh ngày của các nghiệp vụ đã vào sổ với ngày trên sổ giao hàng, sổ vận chuyển hàng để phát hiện các trường hợp đã bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ nhưng đơn vị chưa phản ánh vào doanh thu bán hàng.

Đối chiếu các hóa đơn bán hàng với số liệu trên sổ nhật ký bán hàng và sổ chi tiết các tài khoản liên quan như: Sổ chi tiết tài khoản 131-Phải thu khách hàng, sổ chi tiết tài khoản 111- Tiền mặt, tài khoản 112-Tiền gửi ngân hàng xem các số liệu có khớp đúng hay không?

Đối chiếu lượng hàng hóa tiêu thụ được phản ánh trên sổ sách kế toán với số liệu của các phòng nghiệp vụ liên quan (phòng kinh doanh, phong tiêu thụ) xem có sự sai lệch không?

Căn cứ vào các hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng, sổ chi tiết doanh thu, tiến hành đối chiếu với sổ tổng hợp để phát hiện sai lệch trong hạch toán doanh thu. Trường hợp cần thiết có thể đối chiếu với số liệu của khách hàng để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu kế toán.

Kiểm tra các trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, hàng hóa để đổi hàng, trả lương, trả thưởng cho CB CNV, dùng đem biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ, hoặc xuất bán thu tiền mặt không hạch toán doanh thu nhằm trốn thuế. Khi kiểm tra, đối chiếu lượng hàng hóa tiêu thụ cần chú ý nguyên tắc cân đối:

Lượng hàng tồn đầu kỳ + Lượng hàng nhập trong kỳ = Lượng hàng bán trong kỳ + Lượng hàng tồn cuối kỳ Giá cả thị trường là yếu tố biến động nhất là với các sản phẩm thuộc ngành sản xuất, thương mai. Do vậy, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ

quan chức năng liên quan để có thể có được bảng giá thị trường của một số mặt hàng phổ biến trong từng thời kỳ.

Hiện nay hiện tượng chuyển giá cũng đã xảy ra rất nhiều ở việt nam. Mặc dù là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng cán bộ thuế cũng nên xem xét vấn đề này kỹ lưỡng vì một số DN là chi nhánh của các công ty lớn nên có thể những DN này sẽ thực hiện hình thức chuyển giá đi đến các thiên đường thuế.

Một vấn đề liên quan đến việc xác đinh doanh thu tính thuế đó là thời gian hạch toán doanh thu vẫn còn không ít các doanh nghiệp hạch toán doanh thu không đúng kỳ. cán bộ thuế phải xem xét ký lưỡng. so sánh doanh thu giữa các tháng để tìm ra những điểm nghi ngờ để tiến hành kiểm tra.

Quản lý chi phí được trừ

Công tác quản lý chi phí được trừ là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Vì vậy, trong quá trình quản lý kê khai cần phải tuân thủ nguyên tắc xác định chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế. Cụ thể:

- Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: Khi quản lý khấu hao TSCĐ cần phải xem xét hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh TSCĐ thuộc quyến sở hữu của doanh nghiệp; TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và việc khấu hao của TSCĐ đó có đúng qui định hay không; phương pháp tính khấu hao của doanh nghiệp có nhất quán với phương pháp mà doanh nghiệp đã đăng ký hay không; xem có TSCĐ nào hết thời gian trích khấu hao nhưng vẫn tính khấu hao.

Căn cứ kiểm tra là Sổ chi tiết TSCĐ (TK 211); sổ chi tiết hao mòn TSCĐ (TK 214); sổ chi tiết các tài khoản chi phí (TK 627, 641, 642); sổ chi tiết tài khoản chi phí trả trước (TK 142); các hồ sơ tăng, giảm TSCĐ trong năm; biên bản kiểm kê tài sản; bảng tính và phân bổ khấu hao. Căn cứ vào

bảng tính khấu hao của đơn vị, đối chiếu giữa tỷ lệ khấu hao đã trích với tỷ lệ quy định, phát hiện các trường hợp trích tỷ lệ khấu hao không đúng quy định.

Kiểm tra sổ chi tiết TK 335-chi phí phải trả để phát hiện đơn vị thực hiện trích trước sửa chữa lớn TSCĐ nhưng thực tế không chi, làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ.

- Đối với chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lương: Trước tiên cần phải xem xét các hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào; xác định sự phù hợp giữa nguyên vật liêu xuất kho sử dụng với các chi phí vật liệu ở các phân xưởng; xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu để phát hiện những chênh lệch bất hợp lý; so sánh giá mua đầu vào với giá thị trường tại thời điểm mua hàng để tránh tình trạng nâng giá đầu vào.

Căn cứ kiểm tra là hóa đơn mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa; chứng từ vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa; phiếu nhập, phiếu xuất nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng; bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất; sổ chi tiết TK 152, TK 156; định mức tiêu hao vật tư; biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa đầu năm, cuối năm.

- Đối với chi phí tiền lương, tiền công: Cần phải xem xét qui mô hoạt động của doanh nghiệp; số lượng công nhân viên trong doanh nghiệp, tình hình trích nộp các khoản BHXH, BHYT; các khoản trích theo lương, xem xét bảng phân bổ tiền lương, tiền công để biết số lương của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Vì vậy, cán bộ thuế cần phải nhanh nhạy trong việc dựa vào kinh nghiện và tìm hiểu về loại hình kinh doanh của DN để phát hiện ra những điểm đáng nghi ngờ để kịp thời tiến hành kiểm tra.

Căn cứ kiểm tra là sổ chi tiết tiền lương (TK 334- phải trả công nhân viên); tài liệu xây dựng và phê duyệt đơn giá tiền lương; quyết toán quỹ tiền lương thực tế; bảng chia lương.

Sử dụng hoá đơn điện tử thay thế cho hoá đơn giấy truyền thống sẽ góp phần hiện đại hoá công tác hạch toán kế toán, tiết kiệm chi phí, nâng cao tính bảo mật của DN. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu hỗ trợ ngành thuế từng bước ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng hoá đơn giả để trốn thuế. Vì thế, Tổng cục Thuế đang tích cực hoàn tất những bước chuẩn bị để thực hiện thí điểm hoá đơn điện tử, tiến tới nhân rộng ra toàn quốc. DN sử dụng hoá đơn điện tử sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản, lưu kho; giảm thiểu rủi ro thất lạc hoá đơn trong quá trình giao dịch mua, bán hàng hoá. Việc sử dụng hoá đơn điện tử còn giúp DN chủ động trong các công việc khởi tạo và phát hành hoá đơn. Tất cả thông tin trên hoá đơn điện tử sẽ được tự động cập nhật vào hệ thống quản lý, mà không cần thêm một khâu nhập dữ liệu, do đó đơn giản hoá thủ tục, giảm thiểu được sai sót trong kê khai thuế và tiết kiệm thời gian. Chi cục nên tiến hành sử dụng cho các thí điểm các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sau đó phổ biến rộng trên khắp Quận.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 71 - 77)