54.952.736.094 168.982.916 ( Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2013 Đội kiểm tra thuế số 2)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 47 - 54)

VIII Tổng thu nhập chịu thuế TNDN 154.408.738 273.707.902 119.299

b) Quản lý chi phí được trừ

56.121.719.010 54.952.736.094 168.982.916 ( Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2013 Đội kiểm tra thuế số 2)

( Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2013 _ Đội kiểm tra thuế số 2)

Qua bảng trên ta thấy: hiện tượng các doanh nghiệp NQD khai tăng chi phí được trừ so với chi phí được trừ thực tế, dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp. Việc quản lý tốt các chi phí là một trong những biện pháp quan trọng để tính thu nhập chịu thuế, hạn chế thất thu thuế. Một số khoản chi phí thường xuyên có sai sót, gian lận trong quản lý chi phí được tính trừ như:

Chi phí khấu hao tài sản cố định.

Theo thông tư số 45/2013/TT-BTC thay thế thông tư 203/2009/TT- BTC khấu hao tài sản cố định thì TSCĐ được trích khấu hao vào chi phí được trừ phải thỏa mãn những điều kiện: Dùng cho SX KD, có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ và TSCĐ phải được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của DN theo chế độ kế toán hiện hành. Trong thực tế thì khoản mục này thường xuyên xảy ra gian lận như: Tài sản cố định mới mua về chưa phục vụ cho qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn tính vào chi phí hợp lý được tính trừ, tài sản cố định hết giá trị khấu hao nhưng tiếp tục phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh vẫn tính vào chi phí hợp lý, doanh nghiệp đưa giá trị tài sản cố định sai với nguyên giá

Ví dụ: theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2012 của công ty

CPĐTXD Giao thông công chính (MST: 0101780490), cán bộ thuế đã đối chiếu giữa báo cáo tài sản cố định sử dụng ở bộ phận với bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và việc tính chi phí khấu hao vào tài khoản có liên quan thấy số khấu hao mà đơn vị báo cáo là 49.510.790 đồng trong khi số thực tế kiểm tra của cán bộ thuế lại là 26.746.790 đồng, nguyên nhân là doanh nghiệp đã khai tăng giá trị TSCĐ ban đầu mua vào so với giá thực tế đã mua nhằm tính mức khấu hao cao hơn.

Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…

Khoản mục này ít khi xảy ra gian lận vì doanh nghiệp phải xác định mức tiêu hao nguyên liệu vật liệu và không được vượt định mức tiêu hao do Nhà nước ban hành. Phần lớn gian lận trong khoản mục này là việc sử dụng hóa đơn giả, tẩy xóa hóa đơn và đều thanh toán bằng tiền mặt; bởi các khoản thanh toán của doanh nghiệp trên 20 triệu đồng bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng. Thanh toán qua Ngân hàng sẽ dễ bị phát hiện nên nhờ đó khoản mục này ít bị lợi dụng.

Tuy nhiên, việc gian lận thuế không phải không xảy ra; doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả, mua của những công ty phá sản, giải thể, đã bỏ trốn hay ngừng hoạt động để gian lận. Cán bộ thuế có thể căn cứ vào dấu hiệu như: Nhập nguyên vật liệu, nhiên liệu nhiều lần liên tiếp, thời gian giữa mỗi lần nhập rất ngắn, trị giá hóa đơn mỗi lần nhập hầu hết dưới 20 triệu đồng… để đối chiếu, từ đó kiểm tra lại tính chân thực của hóa đơn để xác minh.

Ví dụ:trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế doanh nghiệp tư nhân

Bích Ngọc năm 2012 (MST: 01011218147), cán bộ thanh tra của Chi cục đã lấy một số mẫu phiếu xuất kho rồi đối chiếu giá trị nguyên vật liệu xuất kho trên tài khoản 152 với tài khoản 627, tài khoản 642, tài khoản 641, đối chiếu vật tư dùng cho phân xưởng với báo cáo sử dụng vật tư, kiểm tra trên sổ chi

tiết nguyên vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào thấy nguyên vật liệu mà đơn vị khai tăng với số tiền là: 8.918.734 đồng.

Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn giữa ca.

Chi phí tiền lương tiền công, tiền ăn giữa ca phục vụ cho lao động sống nên nó liên quan đến chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm hàng hóa dich vụ, đây là khoản chi trả cho người lao động nhằm tái tạo sức lao động cho chính bản thân họ. Do đó, các doanh nghiệp cũng phải tuân theo các văn bản hướng dẫn của Chính Phủ, Bộ lao động Thương binh và Xã Hội, Bộ tài Chính như thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các quy định khác về tiền lương. Bên cạnh đó có không ít các doanh nghiệp tìm mọi cách gian lận làm tăng các khoản chi phí về tiền lương, tiền công nhằm mục đích giảm thiểu số thuế phải nộp như: các doanh nghiệp lợi dụng trình độ hiểu biết của người lao động để thanh toán tiền lương thực tế chênh lệch hợp đồng đã ký, hoặc doanh nghiệp khai khống tăng số lượng lao động thực có trong doanh nghiệp bằng cách có tên người lao động trong bảng chấm công thanh toán lương, nhưng thực tế thì không tồn tại số lượng thực lao động trên. Hoặc doanh nghiệp khai khống thời gian lao động của người lao động, khai khống khối lượng công việc để tăng lương cho người lao động nhưng trên thực tế lại không chi, khai chi trả tiền ăn giữa ca cho công nhân viên nhưng thực tế lại không chi hoặc chi thì thấp hơn rất nhiều so với chi phí tính cho việc nộp thuế. hoặc công ty phân bổ chi phí chi trả tiền lương tiền công cho công nhân viên, chủ sở hữu hay chi trả cho các bộ phận khác không hợp lý.

Ví dụ: theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế cuả công ty CP thời trang Quốc tế năm 2012(MST: 0101740071), cán bộ thanh tra của Chi cục đã đối chiếu xem xét các bảng tính và phân bổ tiền lương tiền công của từng bộ phận thì thấy tiền lương tăng 45.275.400 đồng là do đơn vị chi trả tiền lương ngoài hợp đồng lao động.

Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Khoản tiền sử dụng để phục vụ cho qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh , thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng số tiền này không nằm trong số tiền mua nguyên vật liệu hay tài sản mà nó là khoản tiêu dùng chi trả cho tiền điện , nước, điện thoại, phụ cấp tàu xe, công tác phí … Thực tế chi phí dịch vụ mua ngoài là hoạt động diễn ra không thường xuyên, nhỏ lẻ. chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng việc khó kiểm soát hay nhiều cái nhỏ gộp lại thành cái lớn,như tiền điện nhiều doanh nghiệp đã có hóa đơn nhưng trên hóa đơn lại không ghi mã số thuế của doanh nghiệp, hoặc chi phí thuê sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn được phân bổ cho năm sau nhưng doanh nghiệp hạch toán luôn một lần; hoặc đi thuê TSCĐ đã ký hợp đồng với bên cho thuê khai số tiền tăng hơn số thực có; trường hợp trả tiền thuê tài sản cố định trong nhiều năm thì phải phân bổ cho số năm sử dụng.

Để kiểm tra sai phạm trong công việc kê khai các khoản chi phí được trừ, các cán bộ thuế phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế các khoản mục hay xảy ra sai phạm trong sổ cái các tài khoản chi phí: 621, 622, 627, 641, 642,…Đây là một công việc rất khó khăn, phức tạp, chính vì vậy, để giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ thuế thì cần thiết phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của ĐTNT.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của công ty TNHH SXKD và XNK Hoàng Hải năm 2013 (MST: 0100267932), cán bộ thanh tra Chi cục đã căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định thấy doanh nghiệp sữa chữa lớn TSCĐ theo nguyên tắc phải phân bổ thì doanh nghiệp lại phân bổ 1 lần hết toàn bộ số tiền là 46.705.000 đồng.

Chi phí trích trước.

Qua công tác kiểm tra của cơ quan thuế đã phát hiện không ít doanh nghiệp để giảm số thu nhập chịu thuế thì trong kỳ đã trích chi phí bảo hành

sản phẩm cao hơn thực tế, trích trước lãi vay quá cao so với số phải trả, thậm chí không vay vốn kinh doanh nhưng lại lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán chi phí lãi vay, hoặc trích trước chi phí sữa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế lại không chi.

Cán bộ thuế có thể xác minh dựa trên lãi suất cơ bản và mức doanh nghiệp thực tế chi trả lãi vay, nếu doanh nghiệp lập chứng từ vay khống để hạch toán chi phí lãi vay thì căn cứ theo số tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, và các nghiệp vụ liên quan đến chi tiền để xác minh doanh nghiệp có thực sự vay hay không.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của công ty CP TM &

DV ô tô D.N.T ( MST: 0101740071) năm 2011, căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận và tỷ lệ lãi suất tiền vay tại thời điểm vay, cán bộ quản lý thấy lãi tiền vay công ty khai tăng lên 23.245.600 đồng không được tính vào chi phí được trừ bởi doanh nghiệp trích trước lãi tiền vay cao hơn lãi suất cho phép tại thời điểm vay.

Chi phí trích lập dự phòng.

Đây là khoản chi mang tích chất chủ quan, khó kiểm soát và không ít các doanh nghiệp trích lập sai nguyên tắc. Hiện nay theo thông tư số: 89/2013/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể về chế độ trích lập và sử dụng các khoản trích lập dự phong sửa đổi, bổ sung cho thông tư 228 năm 2009, tuy nhiên có không ít doanh nghiệp trích lập sai nguyên tắc như: Đối với trích lập giảm giá hàng tồn kho thì trích lập vượt số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp, vật tư hàng hóa trích lập dự phòng nhiều hơn thực tế ở trong kho, hoặc có vật tư hàng hóa nhưng không có giấy chứng minh giá vốn vật tư hàng hóa đó…

Chi phí bằng tiền khác.

Qua kiểm tra thì có rất nhiều khoản chi phí không tên, không liên quan tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có những khoản chi vượt định mức theo quy định, hoặc có những khoản chi mà chứng từ không hợp pháp, hợp lệ như: chi tiền liên hoan của doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm lễ tết, may đồng phục cho công nhân viên, phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ vượt quá định mức cho phép, sử dụng các chứng từ của các doanh nghiệp bỏ trốn, mua hóa đơn của doanh nghiệp khác, hoặc những khoản tiền phạt vi phạm giao thông hay vi phạm hành chính...

Ví dụ: theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế của công ty CP Việt Hà

( MST: 0101527034),căn cứ vào hóa đơn tiền nộp phạt, sổ chi tiết phải trả phải nộp khác, báo cáo tài chính số tiền nôp phạt 13.531.000 đồng do vi phạm hành chính không được tính vào chi phí được trừ.

Qua việc thanh tra thuế tại doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp NQD nói riêng có một số doanh nghiệp kê khai không chính xác chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế, có thể rất nhiều doanh nghiệp muốn làm tốt nghĩa vụ thuế của mình nhưng lại không biết đâu là khoản chi phí được trừ hay

không nắm rõ mức chi phí khống chế theo quy định. Cũng có thể do trình độ kế toán của một số doanh nghiệp còn hạn chế nên đã kê khai sai chi phí được trừ, nhưng cũng không ít các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để gian lận trong kê khai chi phí được trừ này.

Như vậy, nhờ công tác kiểm tra quyết toán thuế được thực hiện tốt đã giúp truy thu và làm tăng NSNN một phần không nhỏ. Công thức kiểm tra cũng đã phát hiện ra nhiều trường hợp vi phạm luật thuế, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời đồng thời cũng giúp rút ra được nhiều kinh nghiện quí báu trong công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, cũng thấy rằng nội dung kiểm tra còn phụ thuộc vào nội dung khai báo của NNT, thời gian qui định cho một cuộc kiểm tra còn ít so với khối công viêc cần kiểm tra (qui định không qua 5 ngày tại DN bị kiểm tra).

Các ví dụ trên đã phản ánh được phần nào tình hình về công tác quản lý các khoản chi phí được trừ, những hiện tượng trên đòi hỏi pháp luật thuế TNDN cần được sớm hoàn thiện hơn nữa, tránh những chồng chéo gây khó khăn cho cán bộ quản lý thuế. Đồng thời, cán bộ thuế cũng cần tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt hơn trong việc kiểm tra quyết toán thuế TNDN.

C, Quản lý thu nhập chịu thuế

Để phát hiện sai phạm trong kê khai thu nhập khác cũng rất khó khăn và phức tạp vì thường những khoản này DN sẽ cố tình che dấu. Tại cơ quan thuế, sau khi nhận được tờ kê khai trong báo cáo quyết toán thuế để phát hiện ra những sai sót trong quá trình kê khai của DN cũng như kiểm tra sơ bộ tính chính xác của các chỉ tiêu trên tờ khai. Cụ thể là kiểm tra số liệu ghi trên báo cáo quyết toán thuế với số liệu ghi trên tờ khai thuế TNDN năm đó., báo cáo tài chính năm. Cán bộ thuế đã tiến hành yêu cầu NNT photo toàn bộ sổ sách chứng từ để kiểm tra. Qua đó, sẽ xuất hiện những đối tượng là những DN kê

khai man để giảm thuế, trốn thuế. Một số chỉ tiêu sau cần phải kiểm tra: các hóa đơn chứng từ liên quan đến khoản thu nhập khác; sổ cái các tài khoản 515, 711 kết hợp kiểm tra tại các đơn vị có liên quan.

Ví dụ: căn cứ sổ chi tiết thu nhập hoạt động tài chính và thu nhập khác

(TK515,711) của công ty TNHH ô tô Đồng Tâm (MST: 010236919), trong sổ ngoại tệ thấy thấp hơn so với số kiểm tra 47.035.670 đồng. Nguyên nhân là do doanh nghiệp hạch toán tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá phương pháp nhập trước xuất trước mà doanh nghiệp áp dụng.

Qua trên ta thấy đã tồn tại không ít những gian lận xảy ra và rất nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách để trốn thuế. Để hạn chế những sai sót này, những năm qua, Chi cục đã sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế những gian lận trên như: Mở sổ theo dõi nắm chắc tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý; tăng cường công tác xác minh hóa đơn, chứng từ và rà soát lại hóa đơn để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng hóa đơn trái phép và tổng cục thuế đã ban hành việc thí điểm ở một số địa bàn về việc sử dụng hóa đơn điện tử để hạn chế trường hợp sử dụng hóa đơn trái phép.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 47 - 54)