BẢNG 2.7 MÔT SỐ DN NQD KHAI GIẢM DOANH THU TÍNH TÍNH THUẾ ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 41 - 46)

VIII Tổng thu nhập chịu thuế TNDN 154.408.738 273.707.902 119.299

BẢNG 2.7 MÔT SỐ DN NQD KHAI GIẢM DOANH THU TÍNH TÍNH THUẾ ĐIỂN HÌNH

a, Quản lý doanh thu tính thuế

BẢNG 2.7 MÔT SỐ DN NQD KHAI GIẢM DOANH THU TÍNH TÍNH THUẾ ĐIỂN HÌNH

THUẾ ĐIỂN HÌNH 2013

Đơn vị: Đồng Tên doanh nghiệp Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch Cty CP TM-DL Việt Nam 285.000.000 374.238.719 89.238.719 Cty CP giải pháp và ứng dụng

CN 3S

184.180.000 291.759.817 107.579.817Cty CP ĐT-XD Minh Ký 208.516.439 276.106.714 67.590.275 Cty CP ĐT-XD Minh Ký 208.516.439 276.106.714 67.590.275 Cty TNHN TM-XD Sơn Minh

Tùng

107.005.193 181.641.293 74.636.100Cty CP HIPA Thiên Vũ 2.942.584.553 3.066.912.057 124.327.504 Cty CP HIPA Thiên Vũ 2.942.584.553 3.066.912.057 124.327.504

Nguồn số liệu: Đội Thanh Tra, Kiểm tra Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng Việc khai giảm doanh thu của các doanh nghiệp sẽ làm giảm số thuế TNDN mà DN phải nộp, làm thất thoát một phần NSNN. Qua bảng trên cho thấy nhờ công tác quản lý chặt chẽ, cán bộ thuế bổ sung vào doanh thu tính thuế một phần không nhỏ. Các doanh nghiệp vẫn thường mắc phải các sai phạm về doanh thu tính thuế như:

Hạch toán sai:

+ Hạch toán doanh thu sai thời kỳ: Các doanh nghiệp viết hóa đơn bán hàng cho những tháng cuối năm sang năm sau. Do đó làm giảm doanh thu và thu nhập chịu thuế của năm nay. Chính điều này làm ảnh hưởng đến kế hoạch

thu chi NSNN,cán bộ thuế ở Chi cục đã nhắc nhở đồng thời xử phạt nghiêm khắc để đối tượng nộp thuế thực hiện đúng quy định của luât thuế TNDN.

Ví dụ: Theo biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2013 tại công ty TNHH TM- XD Sơn Minh Tùng ( mã số thuế: 0101135211), qua đối chiếu giữa nhật ký bán hàng, sổ chi tiết phải thu của khách hàng và hóa đơn bán hàng, đoàn kiểm tra phát hiện doanh thu của đơn vị tăng 74.636.100 đồng do đơn vị bán hàng cho khách hàng vào tháng 12/2012 nhưng đơn vị lại viết hóa đơn bán hàng ghi vào tháng 2/2013.

+ Hàng hóa doanh nghiệp bán ra đã được khách hàng chấp nhận thanh toán, nhưng vẫn không hạch toán doanh thu mà treo ở tài khoản công nợ.

Ví dụ: Công ty TNHH Tân Huy Hoàng( mã số thuế: 0101821997) chuyên bán buôn bán lẻ đồ chăn ga gối đệm, đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra quyết toán thuế năm 2012. Qua việc đối chiếu giữa sổ Nhật ký bán hàng; Sổ cái; Sổ chi tiết tài khoản phải thu của khách hàng; Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng, đoàn kiểm tra phát hiện thấy công ty bán hàng cho bà Nguyễn Thị Thơm, bà chấp nhận thanh toán, nhưng công ty không hạch toán tăng doanh thu mà treo ở TK 131, số tiền: 9.570.000 đồng.

+ Doanh nghiệp áp dụng sai tỷ giá quy đổi, làm giảm doanh thu bằng ngoại tệ:

Trong trường hợp cơ sở kinh doanh, dich vụ có doanh thu bằng đồng ngoại tệ, theo pháp luật thuế TNDN đã qui định: Phải qui đổi ngoại tệ sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch liên Ngân hàng hoặc do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm thu ngoại tệ. Tuy nhiên, trên thực tế do tỷ giá giao dịch thay đổi thường xuyên, một số đơn vị đã thực hiện không đúng theo quy định, áp dụng sai tỷ giá quy đổi để làm giảm doanh thu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Ví dụ: theo biên bản quyết toán thuế năm 2012 của công ty TNHH ACPHARMA( mã số thuế: 0103001421), đoàn kiểm tra phát hiện thấy trong năm 2012 có một nghiệp vụ phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ, tuy nhiên doanh nghiệp áp dụng sai tỷ giá tại thời điểm thu ngoại tệ làm doanh thu giảm 16.167.000 đồng.

Các trường hợp hạch toán sai doanh thu tính thu nhập chịu thuế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: do đơn vị chưa nắm vững được chế độ hạch toán kế toán hiện hành hoặc cố ý làm sai quy định để trốn thuế.

Đã có những biện pháp xử lý vi phạm thật nghiên khắc đối với những hành vi phạm nhiều lần và cố ý để giáo dục những đối tượng vi phạm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Đồng thời Chi cục cũng đã tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho các đối tượng do chưa nắm rõ những quy định của pháp luật, để nâng cao hiểu biết pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thói quen tiêu dùng: lợi dụng thói quen của người dân khi mua hàng

hóa về nhằm mục đích tiêu dùng thường không lấy hóa đơn bán hàng hoặc thông đồng với người mua hàng hóa để ghi giá bán thấp hơn so với giá thực bán. Hình thức này thường diễn ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng như: ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh .... Hoặc những doanh nghiệp sản xuất cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng như: đồ gỗ, đồ nhựa, cơ khí tiêu dùng, kinh doanh nhà hàng khách sạn....Do phát sinh chênh lệch giữa số hàng bán được trong kỳ trên sổ sách với thực tế trong kho hoặc chênh lệch giữa số tiền thực tế doanh nghiệp nhận với số thực tế trên hóa đơn, các tài khoản tiền và tài khoản liên quan khác nên cán bộ thuế có thể kiểm tra số hàng tiêu thụ trong kỳ để xác định, đối chiếu trong kho đơn vị, hoặc có thể xem nhật ký bán hàng, phiếu thu, số dư tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ... để xác minh.

Ví dụ: Công ty TNHH Điểm Sáng Việt ( Mã số thuế: 0102065542), đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra quyết toán thuế năm 2012. Qua việc đối chiếu giữa nhật ký bán hàng, sổ cái, sổ chi tiết phải thu khách hàng thấy giá ghi trên nhật ký bán hàng là 20.590.000 đồng, còn trên sổ chi tiết phải thu khách hàng là 13.350.000 đồng.

Đối với các trường hợp trên, để quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu tính thuế TNDN của đơn vị, yêu cầu đặt ra là các cán bộ thuế cần phải thường xuyên nắm bắt một cách chi tiết, kịp thời thông tin về các nguồn thu, các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dó đó, đòi hỏi cán bộ thuế phải nhanh nhạy, linh hoạt trong công việc tìm kiếm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời phải quản lý việc sử hóa đơn của các doanh nghiệp cho thật tốt tránh các hiện tượng giả hóa đơn, mua bán hóa đơn trên thị trường đen.

Kê khai không đầy đủ: Một số doanh nghiệp không kê khai công trình xây

dựng cơ bản đã hoàn thành nhưng cũng không xuất hóa đơn bán hàng, không kê khai thu nhập từ hoạt động cho thuê hay nhượng bán tài sản, cũng không kê khai từ hoạt động tài chính bất thường hay các hoạt động trợ cước, trợ giá.

Ví dụ: Trích biên bản kiểm tra quyết toán thuế của công ty CP thương mại kỹ thuật An Thành (mã số thuế : 0100280745) qua đối chiếu hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho cùng các thông tin số liệu trên hóa đơn bán hàng, chứng từ vận chuyển thấy công ty xây dựng thêm kho lưu trữ hàng với trị giá 285.000.000 đồng, đến khi hoàn thành công ty không kê khai và cũng không xuất hóa đơn bán hàng.

Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp bỏ sót hóa đơn dẫn đến giảm doanh thu tính thu nhập chịu thuế.

Trong quá trình kiểm tra báo cáo quyết toán tại các đơn vị, hiện tượng bỏ sót hóa đơn không kê khai cũng là một hiện tượng khá phổ biến đối với

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, làm giảm doanh thu tính thu nhập chịu thuế. Điều đáng quan tâm là những hóa đơn bị bỏ sót thường có giá trị lớn, do đó ảnh hưởng lớn đến số thuế phải nộp của doanh nghiệp.

Hiện tượng trên có thể do công tác quản lý hóa đơn chưa chặt chẽ và việc quản lý sổ sách kế toán của doanh nghiệp chưa tốt; hoặc cũng có thể do các doanh nghiệp cố ý bỏ sót một số hóa đơn không kê khai để nhằm làm giảm doanh thu tính thuế thu nhập chịu thuế. Do đó, khi xuống kiểm tra doanh nghiệp, cán bộ thuế phải phân tích cẩn thận nguyên nhân của hiện tượng để có thể có biện pháp xử phạt hoặc cảnh cáo, nhắc nhở.

Qua những ví dụ trên ta thấy một thực trạng đó là các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách che dấu doanh thu tính thuế. Việc che dấu doanh thu không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm mục đích làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp mà cơ sở phải nộp. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là:

+ Đối tượng nộp thuế chưa có ý thức tự giác cao trong việc chấp hành luật thuế TNDN, cố tình cung cấp số liệu không chính xác với thực tế cho cơ quan thuế nhằm trốn thuế

+ Đối tượng nộp thuế không chấp hành tốt các quy định về công tác hạch toán kế toán, dẫn đến hạch toán sai doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ.

+ Đối tượng nộp thuế kê khai thiếu doanh thu của một số hoạt động, một số nguồn thu nhập.

+ Công tác quản lý hóa đơn chưa tốt, dẫn đến bỏ sót hóa đơn khi kê khai. Qua thực tế công tác quản lý thuế TNDN, việc quản lý doanh thu của các DN hết sức khó khăn vì doanh thu nhận được từ rất nhiều hoạt động, chủ thể khác nhau, từ rất nhiều các địa bàn, lĩnh vực hoạt động. Hơn nữa, việc nhận biết thay đổi doanh thu của các DN thay đổi biến động từng thời kỳ theo

quy luật của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, để quản lý chặt chẽ doanh thu tính thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải quản lý hóa đơn chứng từ và nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của DN. Cán bộ thuế kiểm tra việc ghi chép hoạt động, đối chiếu số hóa đơn đầu vào, hoa đơn đầu ra và số tồn kho... Với các trường hợp sai phạm thì Chi cục thuế căn cứ vào luật thuế TNDN, các văn bản qui định các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm thuế từ đó đưa ra các hình thức xử lý như truy thu số thuế thiếu, phạt số tiền đã gian lận ... Tuy nhiên, quản lý doanh thu tính thu nhập chịu thuế mới chỉ là một mặt của hoạt động của công tác quản lý thuế TNDN. Trọng tâm của công tác quản lý thuế TNDN chính là quản lý chi phí được trừ chúng ta sẽ nghiên cứu dưới đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 41 - 46)