Kiến nghị đối với Chính phủ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 83 - 87)

VIII Tổng thu nhập chịu thuế TNDN 154.408.738 273.707.902 119.299

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ.

b) Quản lý chi phí được trừ

3.3.1.Kiến nghị đối với Chính phủ.

3.3.1.1. Hoàn thiện chính sách thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu trực tiếp điều tiết thu nhập từ kết quả hoạt động SXKD của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác thuế của nước ta hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế. Chính sách thuế vẫn còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế. Chính sách chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý thuế cũng chưa qui định đầy đủ, rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của ĐTNT, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, để nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phát triển bền vững thì chính sách thuế TNDN cần phải sửa đổi để giản nghĩa vụ thuế, tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu, thống nhất nghĩa vụ thuế giữa DN trong nước với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

3.3.1.2.Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp NQD.

Môi trường pháp lý vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp NQD. Đối với lĩnh vực Thuế, quá trình nộp thuế đã đơn giản được các thủ tục nhưng cần được đơn giản hơn nữa để giảm bớt khó khăn phức tạp cho doanh nghiệp. Nhà nước vẫn chưa thực sự, đặt niềm tin trọn vẹn vào doanh nghiệp NQD, sợ các doanh nghiệp trốn, lậu thuế nên khống chế rất chặt chẽ các khoản chi phí sản xuất, định mức tiêu hao, chi trả tiền lương, tiền thưởng... VD: khống chế chi phí quảng cáo mặc dù đã tăng từ 10% lên 15% nhưng do từng loại hình kinh doanh khác nhau nên nhu cần phải quảng cáo khác nhau nên việc đưa ra tỷ lệ khống chế chung chưa thực sự hợp lý nên bỏ khống chế hoặc là qui định cụ thể mức độ khống chế cho từng loại hình kinh doanh.

Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc thực thi chính sách còn yếu kém. VD: theo quy định thì từ lúc doanh nghiệp nộp hồ sơ xin được hoàn thuế thì cơ quan thuế phải giải quyết trong thời hạn không quá 60 ngày. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp phải chờ từ 3 đến 6 tháng mới được giải quyết.

Thời gian hoàn thuế kéo dài làm cho doanh nghiệp không thể tận dụng nguồn tài chính của mình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính sách thuế không ổn định, việc hướng dẫn thực hiện chưa thực sự chi tiết, trong khi thực tiễn lại có nhiều hoạt động phát sinh dẫn đến cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, thiếu đồng bộ nên doanh nghiệp dễ bị thiệt thòi.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp như:

- Thực hiện hỗ trợ một cách gián tiếp bằng cách tổ chức các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bằng cách giảm dần và đi đến xoá bỏ các thủ tục rườm rà phức tạp không cần thiết. Các quy định trong quản lý cần rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

- Tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, qua từng chủ đề của cuộc đối thoại để tìm hiểu, phát hiện và tháo gỡ các vướng mắc và điều chỉnh chính sách kịp thời nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

3.3.1.3. Một số kiến nghị khác nhằm chống gian lận thuế TNDN tại Chi cục Hai Bà Trưng.

- Để khắc phục tình trạng các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giả để làm giảm doanh thu tính thuế và tăng chi phí được trừ thì Chị cục quận Hai Bà Trưng khẩn trương tiến hành thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử. Để làm được

điều này thì Chi cục cần phải cho các doanh nghiệp biết được các lợi ích mà nó mang lại đồng thời cơ quan thuế phải đầu tư máy móc, trang thiết bị, nâng cấp hệ thống đường truyền internet, hợp tác chặt chẽ với các hãng cung cấp giải pháp phần mềm để hoàn thiện ứng dụng; đồng thời bổ sung những quy định chi tiết cho việc triển khai hóa đơn điện tử, như quy trình thủ tục tham gia truyền, nhập dữ liệu; xuất, hủy hóa đơn…. Tóm lại để việc sử dụng hóa đơn điện tử được phổ biến rộng rãi trong toàn bộ Quận thì Chi cục phải có các chiến lược và biện pháp cụ thể đồng thời phải xin được kinh phí từ phía ngân sách nhà nước.

- Tăng cường kiểm tra đột xuất, thanh tra thường xuyên, liên tục các doanh nghiệp NQD đặc biệt là các doanh nghiệp có hiện tượng mua, bán hoá đơn khống, hạch toán sai doanh thu chi phí…

- Không chỉ các cán bộ thuế thanh tra kiểm tra mà các cán bộ thuế của các phòng ban nên tìm hiểu cũng như có những buổi khảo sát thực tế tới các doanh nghiệp .Để từ đó hiểu được các loại hình kinh doanh cũng như thuận lợi về địa hình của các doanh nghiệp để có thể dự đoán được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn để khi kiểm tra hồ sơ khai thuế dễ phát hiện ra gian lận hơn. Từ đó đề xuất kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp.

- Để giảm thiểu được tình trạng người tiêu dùng có thói quen mua hàng không lấy hóa đơn thì Chi cục nên có các giải pháp tuyên truyền để giải thích cho người dân hiểu được việc không lấy hóa đơn khi mua hàng là họ đang đánh mất quyền lợi của chính bản thân mình.Vì việc này có thể làm giảm số thu thuế vào ngân sách Nhà nước mà NSNN là để phục vụ cho dân. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hàng hóa có bảo hành thì Chi cục nên quán triệt việc sử dụng hóa đơn đồng thời là giấy bảo hành, điều này sẽ giúp hạn chế việc người tiêu dùng không lấy hóa đơn một cách rất hiệu quả.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý thuế từ trước đến nay luôn là công tác chứa đựng rất nhiều khó khăn, phức tạp vì nó liên quan đến lợi ích kinh tế của các chủ thể trong xã hội. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nói chung, công tác kiểm tra thuế nói riêng là biện pháp hết sứa quan trọng. Với sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng chất lượng của các DN NQD thì công tác quản lý thuế đối với loại hình này cần được tăng cường và chú trọng hơn nữa. Nó không chỉ đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà còn lập được trật tự, kỷ cương tạo sự bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, tạo công bằng trong xã hội.

Trong giai đoạn vừa qua quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD đã có những đóng góp to lớn trong quản lý thu thuế của ngành Thuế trên địa bàn Quận Hai Bà trưng, góp phần đảm bảo nguồn thu NSNN, hạn chế được tình trạng trốn lậu và gian lận thuế của các doanh nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục.

Để hoàn thành được bài luận văn trên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn thị Liên, cùng tập thể cô chú, anh chị ở Chi cục thuế Quận Hai Bà Trưng đá giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn này. Song trong thời gian thực tập với khả năng và trình độ có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ dẫn góp ý kiến của thầy giáo, cô giáo, các cô chú, anh chị trong Chi cục thuế Quận để đề tài của em được hoàn thiện hơn, mang tính thực tiễn cao hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn quận hai bà trưng (Trang 83 - 87)