0
Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN (Trang 49 -55 )

4. Công ty TNHH Vina Kyung Seung Sản xuất sản phẩm may mặc Kiểm toán BCTC

2.2.1.5. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Do khách hàng đã được Công ty IMMANUEL kiểm toán năm trước nên không cần phải xem lại tính đúng đắn của số dư đầu kỳ. Việc phân tích

giúp KTV có thể nhận biết đươc những thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, xác định trọng tâm của việc kiểm toán, góp phần tăng thử nghiệmcơ bản cho chỉ tiêu đáng chú ý. Cuối cùng là so sánh sự biến đổi đó có sự khác thường nào có thể xảy ra trong kỳ hạch toán, để xây dựng những thủ tục cần thiết, tìm ra những sai sót, gian lận có thể có. Kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2013. Dưới đây là giấy tờ làm việc:

Bảng 2.3: Giấy tờ làm việc “Phân tích sơ bộ DTBH và cung cấp dịch vụ”.

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL

IMMANUEL AUDITING COMPANY LIMITED

Tên khách hàng: Công ty ABC

Niên độ kế toán : 1/1/2013 – 31/12/2013

Nội dung: Phân tích sơ bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tham chiếu:

Tên Ngày

Người thực hiện M.Trung 10/02/2013 Người soát xét 1 Mr.Ngọc 13/02/2013 Người soát xét 2

Mục tiêu: Phân tích biến động của Doanh thu và giá vốn.

Sai phạm có thể xảy ra ở cơ sở dẫn liệu: hiện hữu, đầy đủ, tính toán.

Nguồn: Sổ chi tiết TK 511, TK 632; Bảng cân đối phát sinh

Thực hiện: So sánh biến động tăng / giảm của doanh thu và giá vốn, giải thích các chênh lệch.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

So sánh Năm nay với Năm trước Chênh lệch tuyệt

đối Chênh lệch tương đối

(1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (5)=(4)/(2) 1. Doanh thu bán hàng 15.684.901.880 24.133.433.510 8.448.531.630 54% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - 3. Doanh thu thuần 15.684.901.880 24.133.433.510 8.448.531.630 54% 4. Giá vốn hàng bán 12.671.374.076 16.832.443.481 4.161.069.405 32,84% 5. Lợi nhuận gộp 3.013.527.804 7.300.990.029 4.287.462.225 142%

Nhận xét:

So với năm 2012, Doanh thu năm 2013 của Công ty tăng 8.448.531.630 triệu đồng,tương ứng tăng 48,83% Tương ứng với tốc độ tăng của Doanh thu thuần do cả trong 2 năm công ty đều không có giảm giá hàng bán. Điều này chững tỏ công y luôn đàm bao chất lượng trong các công trình, trong từng lô hàng xuất ra. Doanh thu của công ty tăng mạnh do trong năm Công ty nhận được 1 số đơn đặt hàng có giá trị lớn từ Lotte Mart. Lượng hàng tồn kho của công ty đã xuất bán cho các doanh nghiệp nhỏ được rất nhiều.

Giá vốn hàng bán trong năm 2013 cũng tăng so với năm 2012 là 4.161.069.405 tương ứng tăng 32,84% Tỷ trọng GVHB/ DTT năm 2013 là 69,75% so với năm 2012 tỷ trọng này giảm 11,04% (tức là 80,79% năm 2011), điều đó cho thấy để đạt được 100 đồng Doanh thu thuần, công ty phải bỏ ra chi phí về giá vốn ít hơn. Theo đó mà lợi nhuận gộp của công ty năm 2013 cũng tăng đáng kể 4.287.462.225 đồng tương ứng với mức tăng 142%

=> Đây là một biểu hiện tốt đối với tình hình hoạt động của công ty. Kết luận: Đã đạt được mục tiêu kiểm toán.

Sau khi phân tích sơ bộ, KTV tiến hành soát xét HTKSNB của khách hàng và đánh giá RRKT. Để có được thông tin ban đầu về cơ cấu KSNB của khách hàng, KTV tiếp xúc với nhân viên của đơn vị ở các cấp quản lý và giám sát khác nhau, đặt ra các câu hỏi đối với nhân viên về HTKSNB, nghiên cứu những ghi chép, tài liệu của đơn vị về KSNB như điều lệ công ty, sơ đồ tổ chức, sổ tay kế toán…

Kết quả được thể hiện ở Bảng soát xét HTKSNB và Bảng đánh giá rủi ro:

Bảng 2.4 : Bảng soát xét HTKSNB

Trước hết là bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ tại phòng kế toán:

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Ko Ko AD

1. Các chức danh bộ máy kế toán có hợp lý không? V 2. Công việc được phân công, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán có được quy định bằng văn bản không? V

3. Những thay đổi trong công việc được phân công (nếu có) có được cập nhật thường xuyên không?

V 4. Kế toán trưởng có được đào tạo theo đúng chuyên

5. Kế toán tổng hợp có được đào tạo theo đúng chuyên ngành kế toán, tài chính hay không?

V 6. Các nhân viên khác thuộc bộ phận kế toán, tài chính có được đào tạo về chuyên ngành mà mình đang làm việc

V 7. Công ty có quy định khi nghỉ phép, các nhân viên chủ

chốt phải báo cáo trước ít nhất là 1 ngày cho cấp lãnh đạo V 8. Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhận hay không?

V 9. Các nhân viên có được gửi đi đào tạo lại hoặc tham gia các khoá học cập nhật các kiến thức mới về tổ chức kế toán, thuế hay không?

V 10. Mọi thư từ, tài liệu gửi đến bộ phận kế toán có được Ban lãnh đạo xem xét trước khi chuyển tới các bộ phận thực thi hay không?

V 11. Công ty có quy định khi cung cấp các tài liệu, thông

tin tài chính kế toán ra bên ngoài phải được sự phê chuẩn của cấp lãnh đạo không?

V

Tiếp theo là bảng câu hỏi về chính sách bán hàng và ghi nhận doanh thu:

Câu hỏi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Có Ko Ko AD

1. Các chính sách bán hàng có được quy định thành văn

bản không? V

2. Có lập kế hoạch bán hàng theo tháng, quý, năm không?

V 3. Các hợp đồng bán hàng đã ký có được lưu trữ khoa

học và sẵn sàng khi cần đến không?

V 4. Công ty có thực hiện đánh số liên tục các hợp đồng bán hàng theo thời gian không?

5. Các thông tin trong hợp đồng có được giữ gìn và bảo mật để tránh sự xâm phạm của những người không được

V 6. Các hoá đơn bán hàng chưa sử dụng có được giao cho nhân viên riêng nắm giữ hay không?

V 7. Việc ghi hoá đơn bán hàng có được giao riêng cho một

người hay không?

V 8. Người viết hoá đơn bán hàng đồng thời là người giao

hàng không?

V 9. Các hoá đơn bán hàng bị huỷ bỏ có được lưu giữ đầy đủ tại các liên quyển không?

V 10. Có quy định bắt buộc chữ ký của người mua hàng trên các hoá đơn không?

V 11. Có quy định hàng bán bị trả lại được lập thành biên bản không?

V 12. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán có được báo cáo bằng văn bản và kiểm tra lại với các quy định của Công ty ít nhất hàng tháng không?

V 13. Công ty có hồ sơ theo dõi các lô hàng đã gửi đi bán cho tới khi nhận được thông báo chấp nhận của người mua không?

V 14. Doanh thu bán hàng có được theo dõi chi tiết cho

từng loại sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá và phân tích các biến động hàng tháng không?

V

15. Các nguyên nhân gây biến động doanh thu (đặc biệt là giảm so với kế hoạch hoặc cùng kỳ) có được báo cáo ngay với Ban lãnh đạo để có biện pháp điều chỉnh hay không?

V 16. Có theo dõi riêng biệt từng khoản phải thu khách hàng hay không?

V 17. Các khoản công nợ được đối chiếu 1 tháng 1 lần V 18. Các bản đối chiếu công nợ có được Ban lãnh đạo xét

19. Người chịu trách nhiệm ghi sổ kế toán theo dõi công nợ có tham gia trực tiếp vào việc bán hàng hay không?

V 20. Doanh thu đã phát sinh có được ghi nhận ngay trong vòng 1 ngày không?

V 21. Hàng tuần, tháng… kế toán có thực hiện đối chiếu và khớp sổ TK 511 với các sổ liên quan quan không? V

Dựa trên các công việc đã thực hiện, kiểm toán viên đưa ra kết luận các

thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp và được vận hành một cách có hiệu quả trong suốt năm; cho phép ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót đáng kể phát sinh đối với khoản mục doanh thu. Như vậy rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp.

Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán

Đối với khoản mục doanh thu tại công ty ABC, việc đánh giá rủi ro thực hiện theo quy trình chung như sau

Đánh giá rủi ro tiềm tàng: thông qua sự tìm hiểu về đặc điểm hoạt động

kinh doanh của công ty ABC, công tác kế toán cũng như cơ cấu tổ chức, kết hợp với báo cáo kiểm toán năm trước và phân tích sơ bộ báo cáo tài chính năm nay cho thấy không có những rủi ro tiềm tàng với khoản mục doanh thu, doanh số năm nay cũng tăng không đáng kể so với năm ngoái.

Đánh giá rủi ro kiểm soát: theo như tài liệu lưu trong hồ sơ kiểm toán của năm

trước, kiểm toán viên tiền nhiệm đã lập một bảng câu hỏi để tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của ABC và đánh giá là rủi ro kiểm soát ở mức thấp.

Như vậy, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm soát đều được đánh giá ở mức trung bình và thấp. Điều này cho phép rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức thấp và rủi ro phát hiện ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN IMMANUEL THỰC HIỆN (Trang 49 -55 )

×