Vốn tài liệu:

Một phần của tài liệu Tổ chức phục vụ bạn đọc tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 47)

Vốn tài liệu là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của thư viện, là cơ sở để từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Tài liệu Thư viện Trường Đại học Hùng Vương phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, bao gồm vốn tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử.

* Tài liệu truyền thống:

Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay vốn tài liệu truyền thống chủ yếu là sách, báo - tạp chí của Thư viện Trường Đại học Hùng Vương không ngừng tăng lên. Hiện nay, tài liệu bằng giấy có 13758 đầu trên tổng số 68136 cuốn sách và một số danh mục đang tiến hành thủ tục bổ sung; 158 tên báo và tạp chí.

* Tài liệu điện tử

Ngoài các tài liệu dạng sách, báo - tạp chí, Thư viện Trường Đại học Hùng Vương còn có dạng tài liệu điện tử bao gồm các ấn phẩm đa phương tiện như băng, đĩa CD - ROM, CSDL. Nguồn lực thông tin điện tử giúp công tác phục vụ bạn đọc có thêm nhiều loại hình tài liệu mới, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển xã hội thông tin hiện nay. Hiện nay, tài liệu điện tử có 19.784 file; 629 băng đĩa, 1000 CD – ROM.

Kinh phí bổ sung của Thư viện được gia tăng theo từng năm:

(Đơn vị: triệu đồng)

Kinh phí 68,918 184,124 196,740 208,100 227,220

Bảng 2.7: Kinh phí hàng năm bổ sung vốn tài liệu tại Thư viện 2.5.2. Các sản phẩm và dich vụ Thư viện:

* Các sản phẩm:

- Hệ thống mục lục: Bao gồm mục lục chữ cái và mục lục phân loại. - Thư mục thông báo tài liệu mới.

- Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là tập hợp có cấu trúc những dữ liệu về đối tượng được quản lý theo một thể thống nhất nhằm cho việc truy cập và xử lý được dễ dàng và nhanh chóng, các dữ liệu này được lưu trữ trên các vật mang tin mà máy tính có thể đọc được.

Hiện nay, Thư viện Đại học Hùng Vương triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn.

+ Cơ sở dữ liệu thư mục: Triển khai ứng dụng tối đa thế mạnh phần mềm quản trị thư viện tích hợp ILIB của công ty CMC, Thư viện Trường Đại học Hùng Vương đang xây dựng cơ sở dữ liệu thư mục.

Cơ sở dữ liệu thư mục sách: 3.723 biểu ghi.

Cơ sở dữ liệu thư mục luận án, luận văn, khóa luận, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp : 285 biểu ghi.

Cơ sở dữ liệu thư mục báo, tạp chí: 158 tên báo, tạp chí được nhập trích lọc và nhập biểu ghi (1908 biểu ghi).

+ Cơ sở dữ liệu toàn văn: Hiện nay, thư viện đã xây dựng và đưa ra phục vụ các cơ sở dữ liệu dạng số hóa gồm:

Cơ sở dữ liệu toàn văn ngành Nông - Lâm: Số lượng file là 14.784 (bao gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt) với dung lượng là 6GB. Bao gồm: các file word, file file Power Point, file video, file JPG và các loại file khác.

Cơ sở dữ liệu toàn văn dowload: 200 file.

Cơ sở dữ liệu toàn văn luận án, luận văn, khóa luận, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp : 285 tài liệu điện tử.

* Các dịch vụ của Thƣ viện: Dịch vụ tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng bao gồm:

- Dịch vụ cung cấp tài liệu:

+ Dịch vụ cung cấp tại chỗ. + Dịch vụ cung cấp về nhà.

+ Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc.

- Dịch vụ tra cứu thông tin:

+ Tra cứu tìm tin trực tuyến trên OPAC( Online Public Access

Catalog).

+ Dịch vụ hỏi đáp thông tin. + Dịch vụ Internet.

+ Dịch vụ trao đổi thông tin.

2.5.3. Trang thiết bị kỹ thuật: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thư viện được trang bị cơ sở kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, rất tiện lợi đưa tin học vào áp dụng trong các khâu công tác. Bàn ghế, giá sách đều được đầu tư mới, phù hợp với bạn đọc của từng phòng.

Thư viện có đầy đủ các trang thiết bị như máy tính, máy hút bụi, máy hút ẩm, thang máy, hệ thống chiếu sáng...

2.5.4. Cán bộ thư viện:

Hiện nay, 100% CBTV làm công tác phục vụ bạn đọc đều đã tốt nghiệp chuyên ngành thư viện thông tin. Đội ngũ cán bộ của Thư viện có chuyên môn tương đối đồng đều, thường xuyên được cập nhật kiến thức về nghiệp vụ.

Số cán bộ, công nhân viên của Thư viện là 17 người; trong đó có: 01 thạc sỹ, 07 người có trình độ Đại học, 06 người có trình độ Cao đẳng, 02 người có trình độ Trung cấp thư viện và 01 nhân viên.

2.6. Nhận xét, đánh giá công tác phục vụ bạn đọc tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng: Đại học Hùng Vƣơng:

2.6.1. Về mức độ đầy đủ của vốn tài liệu:

Nguồn lực thông tin gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, số, hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại trên phương tiện theo qui ước và không theo qui ước các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng.

Đối với mỗi cơ quan TT - TV, nguồn lực thông tin là yếu tố quan trọng cấu thành nên mọi hoạt động của thư viện. Và đó cũng là cơ sở để từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin. Vốn tài liệu của Thư viện Trường Đại học Hùng Vương khá đầy đủ và phong phú, gồm có tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử.

Hiện nay, các loại tài liệu như: Sách, luận văn, luận án tại Thư viện đều được dán mã số, mã vạch. Cùng với sự trợ giúp của phần mềm ILIB, việc in và kiểm tra mã vạch được thực hiện một cách đồng bộ.

Bảng 2.8: Đánh giá của người dùng tin về vốn tài liệu của Thư viện

Nhóm Ý kiến Tổng số phiếu Cán bộ quản lý Cán bộ

giảng dạy Sinh viên

SL % SL % SL % SL %

ThiÕu tài liệu chuyên

môn 53 37.6 2 18.2 7 28.0 44 40.4

Thiếu tài liệu nước ngoài 42 29.8 2 18.2 6 24.0 34 30.9 Theo kết quả điều tra, có 83.6% người dùng tin cho rằng vốn tài liệu đủ. Tuy nhiên có tới 37.6% người dùng tin cho rằng kho tài liệu của Thư viện còn thiếu tài liệu chuyên môn, trong đó có 18.2% người dùng tin thuộc nhóm CBQL, 28% CBGD và nhóm sinh viên chiếm 40.1%. Và 28.9% cho rằng kho tài liệu của Thư viện thiếu tài liệu nước ngoài, trong đó có 8.2% CBQL, 24% CBGD và 30.9% trong tổng số người dùng tin thuộc nhóm sinh viên cho rằng cần bổ sung thêm nguồn tài liệu nước ngoài.

Kinh phí cho hoạt động Thư viện còn hạn chế, nhất là kinh phí cấp hàng năm cho việc bổ sung vốn tài liệu chuyên môn tại Thư viện vẫn còn nghèo nàn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng tin.

2.6.2. Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Mặc dù mới được chuyển về cơ sở 1 năm 2007 nhưng Thư viện đã được đầu tư khá đầy đủ các trang thiết bị hiện đại nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu sử dụng cho người dùng tin. Việc tăng cường đổi mới về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã ngày càng thu hút được đông đảo người dùng tin tới Thư viện. Cơ sở kỹ thuật hiện đại, đầy đủ, rất tiện lợi đưa tin học vào áp dụng trong các khâu công tác, tạo mọi điều kiện giúp cán bộ, giảng viên và sinh viên tìm tòi trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Tuy nhiên, việc tổ chức, bố trí các hệ thống kho, phòng phục vụ chưa thật hợp lý, hiệu quả.

Đội ngũ cán bộ của Thư viện có chuyên môn nghiệp vụ tương đối đồng đều, thường xuyên được cập nhật kiến thức về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học. Do có được đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ vững, đồng thời nhiệt tình trong công việc nên đa số người dùng tin đánh giá cao tinh thần, thái độ phục vụ của CBTV.

Tuy nhiên, nhu cầu tin của bạn đọc ngày càng tăng, đội ngũ cán bộ của Thư viện còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả, phải làm việc với cường độ cao trong các thời điểm mượn và trả sách của sinh viên. Với số lượng cán bộ tại các phòng phục vụ còn thấp, trung bình mỗi ngày có khoảng 500 lượt bạn đọc đến Thư viện.

Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ của CBTV chưa đạt hiệu quả cao, mới chỉ có 1, 2 cán bộ có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh ở mức độ giao tiếp. Phần đông cán bộ còn lại đều chỉ ở mức độ trung bình. Do vậy, khả năng đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về các tài liệu nước ngoài, các nguồn tin điện tử trên mạng còn rất thấp.

2.6.4. Khả năng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của người dùng tin: dùng tin:

Người dùng tin của Thư viện gồm nhiều thành phần khác nhau song có điểm chung: Vừa là người khai thác sử dụng, vừa là người cung cấp thông tin nên việc đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn người dùng tin biết sử dụng các nguồn sản phẩm và dịch vụ thông tin là rất cần thiết.

Bảng 2.9: Đánh giá của người dùng tin về khả năng Tìm tài liệu tại Thư viện

Tìm dễ dàng 89 61.0

Khó tìm 23 15.8

Không tìm được 10 6.8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thỉnh thoảng tìm được 24 16.4

Người dùng tin là đối tượng khai thác thông tin và thông tin có được khai thác một cách triệt để và hiệu quả không cũng phụ thuộc từ chính bản thân họ.

Với câu hỏi: “Khi tới Thư viện Trường Đại học Hùng Vương bạn có tìm được tài liệu không?” cho thấy: 61% người dùng tin cho biết họ có thể tìm được tài liệu một cách dễ dàng; Có 15.8% người dùng tin cho biết thỉnh thoảng họ tìm được những tài liệu hay, tâm đắc ngoài cả sự mong đợi; 16.4% cho biết việc tìm tài liệu còn gặp khó khăn; 6.8% không tìm được tài liệu mong muốn.

Khi phỏng vấn trực tiếp người dùng tin về những khó khăn họ thường gặp phải trong quá trình tìm tài liệu tại Thư viện, hầu hết người dùng tin cho biết họ thực sự khó khăn khi tra tìm tài liệu trên các CSDL. Họ không biết muốn tìm tài liệu mình cần thì vào CSDL nào, lung tung trong việc chọn từ khóa sao cho tìm được những tài liệu phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Thậm chí, có những người dùng tin khi đã tìm được tài liệu mình cần thì không biết ghi ký hiệu nào. Có thể trình bày rất nhiều lý do khiến người dùng tin cho rằng họ gặp khó khăn trong tra tìm tài liệu, song tất cả các lý do này rất đơn giản vì liên quan tới các kiến thức sơ đẳng trong tìm kiếm tài liệu.

Khi trao đổi trực tiếp với người dùng tin qua câu hỏi: “Bạn có tham gia lớp hướng dẫn sử dụng thư viện và khai thác thông tin trên mạng không?” thì

hầu hết số người này cho biết họ chưa tham gia và có tham gia nhưng quyên rồi, hoặc có tham gia nhưng lớp ồn quá.

Như vậy, có thể dễ dàng hiểu được tại sao người dùng tin gặp khó khăn trong việc tìm tài liệu. Những lúc gặp rắc rối trong việc lựa chọn tài liệu nếu người dùng tin mạnh dạn trao đổi với CBTV thì mọi vấn đề đều được giải thích, hướng dẫn cặn kẽ. Vì hầu hết cán bộ làm tại các phòng phục vụ đều là những người hiểu rõ về cách bố trí, sắp xếp tài liệu tại Thư viện và biết hướng dẫn bạn đọc tra cứu, tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi Thư viện cần tăng cường các biện pháp hiệu quả trong đào tạo người dùng tin nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ của Thư viện.

Ngoài kỹ năng sử dụng các dịch vụ TT - TV của người dùng tin chưa cao làm hạn chế hiệu quả phục vụ của Thư viện thì người dùng tin vẫn chưa có ý thức cao trong việc tuân thủ các nội quy của Thư viện đề ra, vẫn còn có hiện tượng mang tài liệu ra ngoài, cắt xén hay làm rách, bẩn tài liệu.

2.6.5. Chất lượng phục vụ Thông tin - Thư viện:

Nhằm phục vụ tốt hơn cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, học tập của sinh viên, cán bộ, giảng viên trong nhà trường, Thư viện đa dạng hóa hình thức phục vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà, tổ chức các kho mở, tra cứu tìm tin trên mạng… mang lại hiệu quả trong đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc, góp phần không nhỏ trong việc tiết kiệm thời gian và hiệu quả khai thác thông tin của bạn đọc.

Các phòng phục vụ bạn đọc đều cố gắng rất lớn để phục vụ bạn đọc được tốt. Sinh viên trong trường được bao cấp về tài liệu học tập, tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo nên không mất tiền đặt cọc, lệ phí.

Việc Thư viện xây dựng theo hình thức kho mở đã đáp ứng phần nào nhu cầu bạn đọc, bởi phương pháp này đem lại rất nhiều hiệu quả: Báo và tạp chí nhận hàng ngày được xử lý và đem ra phục vụ ngay đã đáp ứng nhu cầu

tin nhanh của độc giả; Độc giả có thể tùy thích lựa chọn những tài liệu mà mình cần một cách dễ dàng; Sách trên giá tiện cho việc so sánh và tra cứu tài liệu, được tự do lựa chọn tài liệu nên đã thu hút phần lớn độc giả, chủ yếu là sinh viên trong trường.

Tuy nhiên, việc tổ chức và sắp xếp kho mượn mở tại Thư viện Trường Đại học Hùng Vương chưa thật hợp lý, tài liệu trong kho nên sắp xếp lại theo môn loại tri thức đúng trật tự khung phân loại.

Nhìn chung, việc hình thành kho mở đã đáp ứng nhu cầu của độc giả không những về học tập, nghiên cứu mà còn đáp ứng cả nhu cầu về giải trí. Việc mở rộng hình thức phục vụ đã đánh dấu một sự thay đổi lớn trong phương pháp và hiệu quả phục vụ độc giả.

Việc sử dụng kho mở, tài liệu được phục vụ trực tiếp nên rất khó khăn trong khâu quản lý do ý thức của sinh viên chưa được tốt. Họ có thể cắt xén hoặc để lẫn lộn các loại tài liệu lẫn nhau làm thủ thư rất mất công để sắp xếp lại. Thủ thư phải luôn luôn theo dõi và hướng dẫn độc giả bởi vì có những độc giả khi vào phòng không phải với mục đích là tìm tài liệu mà chỉ để xem có quyển nào hay không? Rồi quyển nào cũng lấy ra và để rất tùy tiện, làm mất thẩm mỹ của Thư viện.

Bảng số liệu dưới đây cho thấy kết quả đánh giá của người dùng về mức độ sử dụng các hình thức phục vụ của Thư viện.

Bảng 2.10: Mức độ sử dụng của người dùng tin về các hình thức phục vụ

Hình thức phục vụ Tổng số phiếu Cán bộ quản lý Cán bộ

giảng dạy Sinh viên

SL % SL % SL % SL %

Mượn về 121 82.9 8 72.7 18 72.0 95 83.3 Sao chụp tài liệu 52 35.6 1 9.1 6 24.0 45 39.5 Sao chụp tài liệu có 35.6% người dùng tin thường xuyên sử dụng, trong đó nhóm CBQL chiếm tỷ lệ khá nhỏ 9.1% vì họ cho rằng họ không có thời gian đi lại nhiều vì dịch vị còn chậm và không thuận tiện, nhóm bạn đọc là sinh viên chiếm 39.5%. Tỷ lệ này của nhóm sinh viên thấp hơn so với các hình thức phục vụ khác.

Nói tóm lại, trong những năm vừa qua Thư viện đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao cho đất nước. Tuy nhiên, trước những yêu cầu ngày càng cao

Một phần của tài liệu Tổ chức phục vụ bạn đọc tại thư viện trường đại học hùng vương (Trang 47)