- Có 26/46 bệnh nhân (chiếm 56,5%) được phẫu thuật trong 24h đầu sau chấn thương Có 1 bệnh nhân được phẫu thuật cách thời điểm tai nạn
4.4.3. Kết quả xa: * Phục hồi thần kinh:
* Phục hồi thần kinh:
Bảng 3.21 cho thấy trong 35 bệnh nhân được khám trên 6 tháng sau phẫu thuật, có 28 bệnh nhân ( chiếm 80%) có cải thiện độ Frankel so với trước mổ, và 29/35 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn về thần kinh so với trước mổ.
Sự hồi phục về thần kinh của những bệnh nhân chấn thương cột sống lưng – thắt lưng được phẫu thuật là quá trình lâu dài hàng tháng, hàng năm, đặc biệt với liệt không hoàn toàn còn hy vọng phục hồi dần với sự kết hợp tập và điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, cùng sự chăm sóc của gia đình.
Dương Quang Sâm (2002) hồi cứu 78 trường hợp phẫu thuật CTCS lưng - thắt lưng có liệt tuỷ, tỷ lệ phục hồi vận động chiếm 27,9% [21].
Lê Ngọc Hợi (1994) mổ 50 trường hợp gẫy cột sống theo phương pháp Luqué với khung Hartshill. Nhóm Frankel A không phục hồi thần kinh, nhóm Frankel B, C, D có 11 trường hợp phục hồi vận động chiếm 22%, trong đó 4 trường hợp phục hồi hoàn toàn và 7 trường hợp phục hồi không hoàn toàn.[10]
Võ Xuân Sơn và cộng sự (1998) ghi nhận tỷ lệ phục hồi thần kinh 13,3% [22]. Nguyễn Hùng Minh (2010) nghiên cứu 37 trường hợp có gẫy cột sống có nhận xét tỷ lệ phục hồi thần kinh 22% [12].
Theo Gabriel và cộng sự (2012) sự cải thiện chủ yếu ở các bệnh nhân là tăng lên 1 độ Frankel [43].
Mc Afee và cộng sự (2004) nghiên cứu 48 bệnh nhân có liệt tuỷ giải ép đường trước thấy nhóm liệt tủy không hoàn toàn đa số các bệnh nhân cải thiện 1 độ Frankel [59].
Theo Benson (1988) khi nghiên cứu 250 bệnh nhân chấn thương cột sống lưng - thắt lưng có 39 bệnh nhân (15,6%) cải thiện 1 độ, 21 bệnh nhân cải thiện 2 độ (8,4%), 12 bệnh nhân cải thiện 3 độ (4,8%) [33].
* Kết quả về nắn chỉnh cột sống:
Qua bảng 3.22 cho thấy, kết quả xa so với sau mổ: góc gù thân đốt giảm từ 10,250±6,44 về 9,600±6,14, và góc gù vùng chấn thương tăng lên từ 4,30±2,18 đến 4,40±2,33. Tỷ lệ góc gù thân đốt sau phẫu thuật và kết quả khám lại xa có sự khác biệt, góc gù vùng chấn thương không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Điều này chứng tỏ kết quả nắn chỉnh về giải phẫu khá ổn định sau mổ.
Theo Nguyễn Hoàng Long (2006) góc gù thân đốt, góc gù vùng chấn thương sau mổ và kết quả xa không có sự khác biệt.[29]
* Phục hồi rối loạn cơ tròn:
Trong 12 trường hợp có rối loạn tiểu tiện, có 10 trường hợp được hồi phục hoàn toàn, còn 2/12 trường hợp chưa hồi phục hoàn toàn về tiểu tiện
Theo Nguyễn Đắc Nghĩa (2004): sau 12 tháng có 3/31 trường hợp( 9,7%) còn rối loạn cơ tròn.[28]
4.5. Kết quả chung:
Dựa vào kết quả xa, chúng tôi xây dựng lên kết quả chung dựa vào các tiêu chí: mức độ hồi phục vận động, cảm giác, cơ tròn, kết quả nắn chỉnh cột sống và các biến chứng xa gặp phải sau mổ.
- Kết quả tốt: có 28 bệnh nhân ( chiếm 80%), phục hồi hoàn toàn
- Kết quả khá: có 5 bệnh nhân ( chiếm 14,3%) hồi phục không hoàn toàn về vận động và cảm giác.
- Kết quả trung bình: có 2 bệnh nhân (chiếm 5,7%) không cải thiện về vận động và cảm giác, còn rối loạn cơ tròn
- Không có kết quả xấu.
Theo Nguyễn Hoàng Long (2006): kết quả tốt 78,9%, khá 13,2%, trung bình 5,3%, xấu 2,6%.[29]
KẾT LUẬN
Nghiên cứu 46 trường hợp chấn thương cột sống đoạn bản lề lưng – thắt lưng, được điều trị phẫu thuật bằng nẹp vít qua cuống tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng, từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2014, chúng tôi có những nhận xét như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh của chấn thương cột sống
đoạn bản lề lưng – thắt lưng
* Đặc điểm lâm sàng
Nguyên nhân chấn thương chủ yếu là do tai nạn lao động ( 65,2%), có 32,6% bệnh nhân được vận chuyển bằng cáng cứng tới cơ sở y tế, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới ( tỷ lệ nam/nữ là: 1,875/1), 78,3% thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 59 tuổi.
Tất cả các bệnh nhân đều có đau vùng cột sống lưng – thắt lưng sau chấn thương, có 19,6 % có rối loạn cảm giác, 26,1 % có rối loạn cơ tròn và 63% có rối loạn vận động 2 chi dưới ( từ yếu đến liệt hoàn toàn)
Theo phân độ Frankel ( ASIA, 2011) lúc vào viện có 47,8% độ D, 37% độ E, 8,7% độ A, 3% độ B
* Chẩn đoán hình ảnh
Về vị trí đốt sống bị tổn thương hay gặp nhất là D12 và L1 với tỷ lệ 80,4% Trên phim chụp XQ đo được tỷ lệ giảm chiều cao thành trước trung bình là 30,6%±13,21, góc gù thấn đốt sống trung bình là 25,120 ± 6,11 và góc gù vùng chấn thương 26,530±9,5
Trên phim chụp CT scanner phát hiện tổn thương cung sau đốt sống, và mảnh xương vỡ từ thân đốt sống chèn vào ống sống gây hẹp.