- Có 26/46 bệnh nhân (chiếm 56,5%) được phẫu thuật trong 24h đầu sau chấn thương Có 1 bệnh nhân được phẫu thuật cách thời điểm tai nạn
4.2.2. Thương tổn thần kinh:
Qua bảng 3.5 thấy tổn thương thần kinh độ D chiếm tỷ lệ cao nhất: 47,8%, tổn thương thần kinh độ E: 37%, tiếp đến là tổn thương thần kinh độ A: 8,7% và tổn thương thần kinh độ B: 3%, không ghi nhận được tổn thương thần kinh độ C.
Trong nghiên cứu của Lê Ngọc Dũng (1998) tỷ lệ liệt tuỷ A 30,6%, độ B, C, D chiếm 69,4% [6].
Theo Võ Xuân Sơn và cộng sự (1998) tỷ lệ thương tổn độ A 67,3% còn lại là độ B, C, D 23,7% [22]
Theo Nguyễn Đắc Nghĩa và cộng sự (1999) tỷ lệ liệt tuỷ A 63,2%, độ B 15,8%, độ C 10,5% và độ D 10,5% [15].
Theo Dickson (2008) tổn thương thần kinh độ A 47,2%, độ B 16,9%, độ C 25,8%, độ D 10,1% [40].
Theo Davies (1980) tỷ lệ liệt thần kinh độ A 46,2%, độ B 14,7%, độ C 41,2%, độ D 2,9% [37].
Roy - Camille (1997) tỷ lệ tổn thương thần kinh độ A 46,3%, độ B, C, D 53,7% [71].
Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của các tác giả trên do các tác giả trên chọn những bệnh nhân bị chấn thương cột sống lưng – thắt lưng có liệt tủy.
4.2.3. Chẩn đoán hình ảnh
* Vị trí tổn thương trên phim chụp XQ và CT Scanner:
Trong nghiên cứu của chúng tôi ví trí đốt sống hay bị tổn thương nhất là 2 đốt D12 và L1 chiếm (80,4%), D12 chiếm 30,4%, L1 chiếm 50%.
Theo Nguyễn Đắc Nghĩa và cộng sự (1999) tổn thương D12 chiếm tỷ lệ 52,6%, L1 chiếm 31,5% [15].
Nghiên cứu của Hạ Bá Chân (2001) về đặc điểm hình ảnh chụp CHT trong chấn thương cột sống - tuỷ sống vùng lưng - thắt lưng, tổn thương D12 là 42,3%, L1 là 46,2%[5].
Theo Dương Quang Sâm và cộng sự (2002) vị trí tổn thương thường gặp nhất là D12, L1 có tỷ lệ cao 62% [21].
Theo Dickson (2008) thì tỷ lệ đốt sống tổn thương D12, L1 68,5%[40] Theo Mc Afee (2004) tổn thương D12, L1 chiếm 78,3%, D11 6,5% [59]. Theo Frankel (2011) ghi nhận tổn thương D12 , L1 chiếm 47% [42].
So sánh với các tác giả trong và ngoài nước thì nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp. Vị trí tổn thương D12 và L1 cao nhất đó là đặc điểm vùng chuyển tiếp cột sống khi chịu lực chấn thương.
* Đặc điểm tổn thương trên phim XQ cột sống:
Phim XQ quy ước đòi hòi phải chụp tối thiểu ở 2 tư thế thẳng và nghiêng. Trên phim chụp phải lấy được đầy đủ đoạn cột sống bị tổn thương, phía trên và phía dưới đều lấy đến cột sống lành. Mỗi phim đều có giá trị riêng biệt, tuy nhiên chúng tôi thấy phim nghiêng có giá trị đặc biệt bởi nó cho thấy rõ tình trạng xẹp, vỡ thân đốt sống, tình trạng trượt thân đốt, di lệch các mảnh xương vỡ, đo được góc gù thân đốt và góc gù vùng chấn thương…tương đối rõ ràng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trước phẫu thuật góc gù thân đốt trung bình là 25,120 ± 6,11, góc gù vùng chấn thương trung bình là 26,530 ± 9,5, giá trị tương ứng sau phẫu thuật là 10,250 ± 6,44 và 4,30 ± 2,18. Tỷ lệ giảm chiều cao thành trước thân đốt sống thấp nhất là 10% và giảm nhiều nhất là 53%, trung bình là 30,62%±13,21, sau phẫu thuật tỷ lệ giảm chiều cao thành trước
thân đốt thấp nhất là 5%, cao nhất là 37%, tỷ lệ giảm trung bình là 14,87±6,88.
* Đặc điểm tổn thương trên phim CT Scanner:
Trên phim chụp CT Scanner cho ta thấy chi tiết hơn các tổn thương về xương và một phần tổn thương phần mềm. trên của sổ xương giúp xác định các đường vỡ xương, tình trạng các khớp và sự hiện diện của mảnh xương trong ống sống. Từ phim chụp CT Scanner chúng tôi đo được kích thước cuống đốt sống để lựa chọn kích thước vít phù hợp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy, trên phim chụp CT Scanner có 100% trường hợp có vỡ thân đốt, 30,4% có tổn thương gãy cung sau, 28,3% có gãy mỏm ngang, mảnh xương do tổn thương đốt sống chèn vào ống sống có 32 trường hợp ( chiếm 69,6%) gây hẹp ống sống.
Theo Kiều Đình Hùng (2010) có 68,4% trường hợp có mảnh xương chèn vào ống sống thấy được trên phim chụp CT Scanner.[9]
Theo Bohlman (2012) có 83,2% trường hợp có mảnh xương chèn vào ống sống.[35]