Nguyên nhân chấn thương và hình thức vận chuyển bệnh nhân:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề lưng – thắt lưng bằng nẹp vít qua cuống (Trang 54 - 55)

- Có 26/46 bệnh nhân (chiếm 56,5%) được phẫu thuật trong 24h đầu sau chấn thương Có 1 bệnh nhân được phẫu thuật cách thời điểm tai nạn

4.1.3. Nguyên nhân chấn thương và hình thức vận chuyển bệnh nhân:

* Nguyên nhân chấn thương

Theo biểu đồ 3.2 nguyên nhân do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 65,2 %; rồi đến tai nạn sinh hoạt chiếm 23,9%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chỉ có 10,9%.

Trong nghiên cứu của Kiều Đình Hùng (2010) tai nạn lao động 64,9%, tai nạn sinh hoạt 24,3%, tai nạn giao thông 10,8% [9].

Theo Võ Xuân Sơn và cộng sự (1998) qua 150 bệnh nhân bị chấn thương cột sống lưng - thắt lưng thì tỷ lệ do tai nạn lao động gặp nhiều nhất 71,3%, trong đó ngã cao chiếm 48,6% [22].

Theo Lê Ngọc Dũng (1998) với 86 bệnh nhân chấn thương tuỷ sống thấy nguyên nhân ngã cao do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 48,98% [6].

Theo Đoàn Việt Quân (2001) nguyên nhân do tai nạn lao động (ngã cao) chiếm tỷ lệ 46,03%, tai nạn giao thông 31,7%, tai nạn sinh hoạt 23,37% [19].

Theo Dương Quang Sâm và cộng sự (2002) nguyên nhân do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ 69,2%, tai nạn giao thông 24,4%, tai nạn sinh hoạt 6,4% [21].

Theo y văn nước ngoài, đa số các tác giả thấy nguyên nhân thường gặp do tai nạn giao thông, phản ánh phần nào nền kinh tế của các nước phát triển.

Theo Marotta (2000) tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 51,5%, tai nạn sinh hoạt 16%, tai nạn lao động 11%; tai nạn do thể thao 7% [57].

Louis (1998) cho thấy tai nạn giao thông chiếm đa số, sau đó là tai nạn thể thao, cuối cùng là tai nạn sinh hoạt và lao động [56].

Roy - Camille (1998) tỷ lệ do tai nạn giao thông 47,2%, tai nạn lao động 38,2%, tai nạn sinh hoạt 14,6% [72].

Theo tác giả nước ngoài, tỷ lệ do nguyên nhân tai nạn lao động thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt là ngã cao. Điều này phản ánh thời kỳ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế công nghiệp, xây dựng nhiều nhưng công tác tuyên truyền, thực hiện phòng hộ lao động và an toàn trong sản xuất còn chưa được chú ý đúng mức.

Nguyên nhân do tai nạn giao thông, tỷ lệ của chúng tôi phù hợp các tác giả trong nước và thấp hơn so với các tác giả nước ngoài. Sự khác biệt về tỷ lệ do tai nạn giao thông có lẽ do điều kiện kinh tế và xã hội tạo ra.

Tỉ lệ do tai nạn lao động của nước ta cao. Như vậy chúng ta có thể thấy sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại với nền công nghiệp tiên tiến sẽ thay thế sức lực con người trong lao động nguy hiểm do đó làm giảm tỷ lệ tai nạn lao động. Trong khi phương tiện lưu thông nhiều, tốc độ cao sẽ gia tăng tỷ lệ chấn thương do tai nạn giao thông.

* Hình thức vận chuyển bệnh nhân

Trong nghiên cứu về hình thức vận chuyển bệnh nhân từ nơi bị tai nạn đến cơ sở y tế chúng tôi thấy có 15 bệnh nhân ( chiếm 32,6%) được vận chuyển có cáng cứng, và 31 bệnh nhân ( chiếm 67,4%) được vận chuyển không có cáng cứng. Việc vận chuyển bệnh nhân không đúng cách cũng làm tổn thương nặng thêm. Theo chúng tôi, những người đầu tiên tiếp xúc với nạn nhân phải là nhân viên y tế chứ không phải người làm cùng hay người đi qua đường, hệ thống cấp cứu nạn nhân phải được phổ cập kiến thức sơ cứu, cấp cứu trong chấn thương cột sống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống bản lề lưng – thắt lưng bằng nẹp vít qua cuống (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)