4.3.1. Cơ sở quy hoạch tuyến luồng
Nhìn chung vị trí tim tuyến luồng chạy tàu được xác định trùng với tim luồng tự nhiên, có dòng chảy chính của sông kênh. Các vị trí đặc biệt cần lưu ý trong quy hoạch bao gồm:
+ Các đoạn sông có bán kính cong tự nhiên dưới 300m thì việc cải thiện độ cong sẽ có nhiều phương án quy hoạch vị trí và chiều rộng luồng tại đây;
+ Đoạn sông có cầu đường bộ, thì tim tuyến luồng được đặt trùng tim khoang thông thuyền;
+ Các đoạn giao nhau của các sông kênh (ngã ba, ngã tư sông kênh) thì luồng tàu được quy hoạch theo thứ tự ưu tiên sông kênh cấp lớn hơn;
+ Trong quy hoạch tuyến luồng cũng cần chú ý: Giảm thiểu giải phóng mặt bằng hai bên bờ cao; Bảo đảm an toàn các công trình ven sông, khu nước bến bãi ...
Trong hành lang 2 với tổng chiều dài 80 km, có một số đoạn sông kênh hiện đang không thoả mãn yêu cầu kích thước luồng cấp III, có yêu tố địa hình phức tạp cần nghiên cứu các phương án quy hoạch tuyến là: Km 23-Km24 và Km27-Km30 có độ cong tự nhiên nhỏ; Đoạn Kênh Thủ Thừa dài 10km, Kênh Nguyễn Văn Tiếp có mặt kênh hẹp, khó mở rộng do giải phóng mặt bằng dài 11,6 km. Tỷ lệ các đoạn sông kênh phải nghiên cứu quy hoạch tuyến là 26,0km / 80km 32,5% chiều dài tuyến thiết kế. Được tóm tắt trong bảng sau:
KÍCH THƯỚC HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN SÔNG KÊNH HÀNH LANG 2
LÝ TRÌNH TÊN SÔNG KÊNH
KÍCH THƯỚC HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN SÔNG KÊNH(m)
CHIỀU DÀI ĐỌAN CHIỀU RỘNG GIỮA HAI BỜ CAO
CAO ĐỘ ĐÁY TIM LUỒNG BÁN KÍNH CONG TIM LUỒNG Km 23+100 - Km 24+300 Sông Chợ đệm - Bến Lức 1.200 52 - 59 (-3.50) – (-2.50) 150 - 250 Đoạn sông phải nạo vét, độ cong nhỏ, có nhiều nhà hai bên bờ - Cần quy hoạch tuyến luồng
với nhiều bán kính cong và chiều rộng đoạn cong khác nhau để chọn phương án hợp lý.
Km 27+500 - Km 29+900
Sông Chợ đệm - Bến Lức 3.400 51 - 84 (-4.32) – ( -6.80) 180 - 250 Đoạn sông phải nạo vét, độ cong nhỏ, có nhiều nhà hai bên bờ - Cần quy hoạch tuyến luồng
với nhiều bán kính cong và chiều rộng đoạn cong khác nhau để chọn phương án hợp lý.
Km 37+200 - Km 48+000
Kênh Thủ Thừa 10.800 50 - 52 (-3.20) – (-4.85) 120 - 250 Đoạn sông phải nạo vét, mặt kênh hẹp, có nhiều nhà hai bên bờ - Cần quy hoạch tuyến luồng
để giảm thiểu giải phóng mặt bằng. Đoạn cong nối tiếp với Sông Vànm Cỏ có bán kính cong nhỏ.
Hiện đã có dự án xây dựng kè bờ bên khu chợ (bờ phía thị trấn Thủ Thùa) đang được UBND tỉnh Long an thẩm định chuẩn bị đầu tư xây dựng.
Km 68+400 - Km 80+00
Kênh Nguyễn Văn Tiếp 11.600 37 - 47 (-3.00) – (-3.80)
Đoạn sông phải nạo vét, mặt kênh hẹp, có nhiều nhà, đường và cầu nông thôn hai bên bờ - Cần quy hoạch tuyến luồng, chiều rộng luồng để giảm thiểu giải phóng mặt bằng.
Tương tự trong hành lang 3, có một số đoạn sông kênh hiện không thoả mãn yêu cầu kích thước luồng cấp III, có yêu tố địa hình phức tạp được tóm tắt trong bảng sau:
KÍCH THƯỚC HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN SÔNG KÊNH HÀNH LANG 3
LÝ TRÌNH TÊN SÔNG KÊNH
KÍCH THƯỚC HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN SÔNG KÊNH(m)
CHIỀU DÀI ĐỌAN (m) CHIỀU RỘNG GIỮA HAI BỜ CAO CAO ĐỘ ĐÁY TIM LUỒNG BÁN KÍNH CONG TIM LUỒNG Km227+500 - Km228+500 Rạch Thạnh Lợi 1.000 (57 – 75) (-1,80) – (-3,10) 150 - 282 Đoạn sông phải nạo vét, mặt sông không rộng, độ cong nhỏ – Nghiên cứu phương cải thiện giảm
độ cong để chọn phương án hợp lý.
Km230+000 - Km234+500
Rạch Ba Xuyên Dừa Tho 4.500 (86 – 100) (-2,80) – (-3.15) 105 - 210 Đoạn sông phải nạo vét, mặt sông không rộng, độ cong nhỏ với nhiều đoạn cong nối tiếp và ngược chiều – Nghiên cứu phương án cắt cong hoặc phương án cải thiện giảm độ cong để chọn
phương án hợp lý.
Km236+200 - Km236+900
Rạch Ba Xuyên Dừa Tho 700 (70-84) (-2.9) – (-4.7) 185 - 300 Đoạn sông phải nạo vét, mặt sông không rộng, độ cong nhỏ – Nghiên cứu phương cải thiện giảm
độ cong để chọn phương án hợp lý.
LÝ TRÌNH TÊN SÔNG KÊNH
KÍCH THƯỚC HIỆN TRẠNG TỰ NHIÊN SÔNG KÊNH(m)
CHIỀU DÀI ĐỌAN (m) CHIỀU RỘNG GIỮA HAI BỜ CAO CAO ĐỘ ĐÁY TIM LUỒNG BÁN KÍNH CONG TIM LUỒNG Km243+600
Đoạn sông rộng, sâu và không nạo vét, độ cong nhỏ – Xem xét yếu tố chiều rộng sông, bán kính cong tim luồng và yếu tố thủy lực chọn vị trí luồng và độ cong luồng tàu hợp lý.
Km254+600 - Km257+500
Sông Cổ Cò 2.900 70-117 (-4.5) – (12.5) 170-315
Đoạn sông rộng, sâu và không nạo vét, độ cong nhỏ – Xem xét yếu tố chiều rộng sông, bán kính cong tim luồng và yếu tố thủy lực chọn vị trí luồng và độ cong luồng tàu hợp lý.
Km265+300 - Km 266+100
Kênh Vàm Lẻo - Bạc Liêu 800 40-65 (-2.5) – (-3.6) 300-950 Đoạn sông nạo vét không nhiều, mặt sông không rộng, độ cong nhỏ – Nghiên cứu phương cải
thiện giảm độ cong để chọn phương án hợp lý.
Km282+300 - Km 284+400
Kênh Bạc Liêu - Cà Mau 2.100 45-49 (-1.95) – (-3.1) 150 -350 Đoạn sông trong thành phố có nhiều nhà và công trình hai bên bờ cao, phải nạo vét, mặt sông hẹp – Nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến luồng, chiều rộng luồng để giảm thiểu giải phóng mặt
bằng.
Km284+400 – Km285+400
Kênh Bạc Liêu - Cà Mau 1.000 40-51 (-2.0) – (-3.0)
Đoạn sông trong thành phố có nhiều nhà và công trình hai bên bờ cao, có hai cầu vượt sông, phải nạo vét, mặt sông hẹp – Nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến luồng, cải thiện độ cong, chiều
rộng luồng để giảm thiểu giải phóng mặt bằng.
Hiện đã có dự án xây dựng kè bờ hai bên bờ khu vực phường 2 và phương 5 Tp. Bạc Liêu. Dư án đang được UBND tỉnh Long an thẩm định chuẩn bị đầu tư xây dựng và thỏa thuận vị trí tuyến với
cục đường thủy.
Km285+400 - Km305+300
Kênh Bạc Liêu - Cà Mau 19.900 67-92 (-3.5) – (- 5.3)
Đoạn sông giáp Quốc lộ 1, có nhiều nhà và công trình hai bên bờ cao, phải nạo vét, mặt sông hẹp – Nghiên cứu phương án quy hoạch tuyến luồng, chiều rộng luồng để giảm thiểu giải phóng mặt
bằng.
+ Hành lang 3 có 06 đoạn cong cần cải thiện độ cong, với tổng chiều dài sông kênh có đoạn cong là 12.200m và 03 đoạn kênh hẹp phải mở rộng ra hai bên lấn vào khu dân cư nhà ở hai bên bờ cao có chiều dài 22.000 m; Tỷ lệ các đoạn sông kênh phải nghiên cứu quy hoạch tuyến là 24,2km / 103km 23,5% chiều dài tuyến thiết kế.
4.3.2. Quy hoạch tuyến luồng trên hành lang 2
a. Phương án 1 – Cor2 - tuyến theo FS
Phương án này có chiều rộng luồng 30m chạy suốt trên chiều dài 80km; Tim tuyến luồng thiết kế cơ bản trùng với lòng dẫn của dòng sông kênh tự nhiên; Hoàn toàn không có cải thiện giảm độ cong tại các đoạn cong gấp, không mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong.
Đây là phương án hạn chế tối đa diện tích giải phóng mặt bằng mở rộng kênh, nhất là tại đoạn sông cong; Tim luồng tàu thường nằm trùng với lòng dẫn, vì vậy tại các đoạnh phải mở rộng kênh, phạm vi giải phóng mặt bằng phân bố cả hai bên bờ kênh, diện tích và vị trí giải phóng mặt bằng phân tán, nhiều khoảng nhỏ, khó thực hiện giải phóng mặt bằng.
Hình Đoạn sông cong tại Km23 – Km24, có bán kính cong tim luồng tàu R = 150m.
Hình Đoạn sông cong tại Km27 – Km30, có bán kính cong tim luồng tàu R = 180m
Hình Đoạn sông cong tại Km48 – nối Kênh Thủ Thừa với Vàm Cỏ Tây, bán kính cong tim luồng tàu được quy hoạch là R = 130m
b. Phương án 2 – Cor2
Nguyên tắc vạch tuyến và chiều rộng luồng tàu như Phương án 1. Khác biệt của phương án này là các đoạn sông cong được cải thiện độ cong với mức độ hạn chế R > 170m (Chưa đạt bán kính cong R ≥ 300m), có mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong. Ưu điểm của phương án là điều kiện chạy tàu cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên diện tích giải phóng mặt bằng nhiều và phức tạm hơn phương án 1.
c. Phương án 3 – Cor2
Đây là phương án hoàn thiện hơn hai phương án 1 và 2; Luồng đảm bảo chiều rộng đáy là 30m, tuyến luồng trên đoạn sông kênh thẳng cơ bản trùng với dòng động lực tự nhiên; Các đoạn sông cong được cải thiện độ cong thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn phân cấp đường thủy nội địa là bán kính cong thiết kế R ≥ 300m, mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong. Phương án đặt ra để có số liệu đánh giá quy mô đầu tư xây dựng khi đầu tư luồng đạt các yêu cầu tối thiểu của quy định về cấp luồng tàu nội địa cấp III. Do vậy đây là phương án thỏa mãn yêu cầu chạy tàu tốt nhất, nhưng có khối lượng nạo vét và diện tích giải phóng mặt bằng nhiều nhất.
d. Phương án 4 – Cor2
Với đặc điểm người dân đồng bằng Nam bộ thường làm nhà ven sông kênh, lấy sông kênh làm kế sinh sống đã lâu đời. Hai bên tuyến luồng trong phạm vi nghiên cứu vì vậy cũng rất nhiều nhà dân ven bờ và lấn chiếm mặt kênh, ngoài ra hai bên kên cũng nhiều công trình bến bãi, kè v.v…. (xem mục 3.3). Vì vậy giải phóng mặt bằng không những tốn nhiều tiền mà còn làm thay đổi đời sống dân sinh vùng dự án. Mặt khác việc giải phóng mặt bằng phải thực hiện rất nhiều thủ tục pháp lý, đôi khi giải phóng mặt bằng không được sẽ phá vỡ dự án, dự án không thể xây dựng hoàn thành.
Kênh Nguyễn Văn Tiếp đoạn từ Km80+00 đến Sông Tiền đã được thiết kế luồng có chiều rộng đáy là 26m trong giai đoạn 1. Với mục đích toàn bộ tuyến kênh Nguyễn Văn Tiếp có chiều rộng đáy luồng tương đương nhau và giảm thiểu diện tích giải phóng mặt bằng hai bên bờ cao. Đề nghị giai đoạn Km62 – Km80 thiết kế luồng có đáy rộng 26m.
Sau các kỳ báo cáo phương án thiết kế tuyến luồng của hai hành lang đường thủy tại các năm 2010 và 2011. Tư vấn thiết kế đã nhận được nhiều ý kiến tham gia của Chủ đầu tư, cơ quan quản lý khai thác, bộ phận điều tra giải phóng mặt bằng tái định cư v.v… Tư vấn thiết kế tiếp tục đề xuất phương án 4. Phương án 4 – Cor2 có khác biệt với 3 phương án trên là:
Tại các đoạn luồng mở rộng phải giải phóng mặt bằng, thì điều chỉnh vị trí luồng sao cho chỉ giải phóng mặt bằng một bên bờ sông kênh, không giải phóng cả hai bên bờ tại mỗi đoạn kênh; Mục đính là giảm vương mắc trong giải phóng mặt bằng, nhất là các khu vực sông kênh là ranh giới phân cách phường xã, quận huyện, tỉnh ….
Tại đoạn sông cong có nhiều nhà và công trình ven kênh thì có thể hạn chế cải thiện độ cong và chấp nhận đọn cong có bán kính cong tối thiểu R ≥ 150 m; Mục đích hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng nơi có nhiều dân cư làm nhà ven sông.
Luồng tàu trên đoạn từ Âu Rạch Chanh (Km51) đến hết chiều dài Rạch này (hết Km61) có chiều rộng đáy luồng là 30m; Luồng tàu trên đoạn kênh Nguyễn Văn Tiếp (Km62 – Km80) có chiều rộng đáy luồng là 26m; Phù hợp với chiều rộng đáy luồng đã thi công giai đoạn 1.
Bảng thống kê các thông số quy hoạch tuyến luồng Hành lang 2 của 4 phương án
TT THÔNG SỐ LUỒNG PHƯƠNG ÁN
1 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 2 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 3 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 4 - Cor2
1 Chiều rộng đáy luồng (m) 30 30 30 26 - 30
2 Mái dốc đào nạo vét m = H : L 2,50 – 3,00 2,50 – 3,00 2,50 – 3,00 2,50 – 3,00
3 Bán kính cong nhỏ nhất (m) ≥ 130 ≥ 170 ≥ 300 ≥ 150
4 Mở rộng đáy luồng tại đoạn cong (m) Không mở rộng Mở rộng 7m Mở rộng 7m Không mở rộng
4.3.3. Quy hoạch tuyến luồng trên hành lang 3
Bốn phương án quy hoạch tuyến luồng của hành lang 3 có giải pháp quy hoạch tương tự 4 phương án quy hoạch đã đề xuất tại hành lang số 2. Điểm khác biệt chính là hành lang số 3 có chiều rộng đáy luồng đều bằng 26 m;
a. Phương án 1 – Cor3 - tuyến theo FS
Phương án này có chiều rộng đáy luồng 26m chạy suốt trên chiều dài 103km (Km207 – Km310). Hành lang 3 có nhiều đoạn là sông rạch tự nhiên, nhiều đoạn cong gấp, nhất là đoạn có tên Sông Cổ Cò. Phương án FS có tim tuyến luồng thiết kế trùng với tim tuyến sông kênh tự nhiên, hoàn toàn không có cải thiện giảm độ cong tại các đoạn cong gấp. Cũng theo FS thì phương án này không mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong. Hình dạng tuyến luồng tại một số đoạn cong gấp như sau:
Hình Đoạn sông cong tại Km230, có bán kính cong tim luồng tàu R = 180m
Hình Đoạn sông cong tại Km232, có bán kính cong tim luồng tàu R = 130m
Hình Đoạn sông cong tại Km257, có bán kính cong tim luồng tàu R = 160m
Đoạn sông cong tại Km286 trong thành phố Bạc Liêu, có bán kính cong tim luồng tàu R = 180m
b. Phương án 2 – Cor3
Phương án 2 – Hành lang 2 có đặc điểm đáy luồng rộng 26m; Các đoạn sông cong được cải thiện độ cong với mức độ hạn chế R > 170m (Chưa đạt bán kính cong thiết kế là R = 300m), có mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong.
c. Phương án 3 – Cor3
Phương án 3 – Hành lang 2 có đặc điểm đáy luồng rộng 26m; Các đoạn sông cong được cải thiện độ cong thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn phân cấp đường thủy nội địa là kính cong thiết kế R ≥ 300m, mở rộng đáy luồng tại đoạn sông cong.
d. Phương án 4 – Cor3
Phương án 4 – Hành lang 3 được xem xét với mục đích để giảm diện tích giải phóng mặt bằng hai bên bờ cao tại các đoạn cong gấp có mật độ cao dân cư xây dựng nhà ở hai bên kênh. Nó là phương án 2 nhưng hạn chế giải phóng mặt bằng tại đoạn cong với bán kính R ≥150m ; không mở rộng đáy kênh trên các đoạn cong và hạn chế việc đồng thời giải phóng mặt bằng cả hai bờ.
Bảng thống kê các thông số quy hoạch tuyến luồng Hành lang 3 của 4 phương án
TT THÔNG SỐ LUỒNG PHƯƠNG ÁN 1
– Cor3 PHƯƠNG ÁN 2 – Cor3 PHƯƠNG ÁN 3 – Cor3 PHƯƠNG ÁN 4 – Cor3
1 Chiều rộng đáy luồng (m) 26 26 26 26
2 Mái dốc đào nạo vét m = H : L 2,50 2,50 2,50 2,50
3 Bán kính cong nhỏ nhất (m) ≥ 130 ≥ 200 ≥300 ≥ 150
4 Mở rộng đáy luồng tại đoạn cong (m) Không mở rộng Mở rộng 4 – 6 m Mở rộng 4 – 6 m Không mở rộng