Giai đoạn lập báo cáo dự án đầu tư (FS), quy mô đường thủy nội địa được xác định theo TCVN 5664- 1992 Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.
Đến nay đã có thay đổi về TCVN Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa là: Hủy bỏ TCVN 5664-1992 (tại quyết định số 3081/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009) thay bằng TCVN 5664-2009 ( công bố tại quyết định số 3082/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2009);
Theo đó, giữa báo cáo dự án đầu tư (FS); TCVN 5664-1992 và TCVN 5664- 2009 có một số thay đổi về kích thước luồng, đội tàu và phương thức tàu lai được tóm tắt tại các bảng sau:
4.1.1. Về kích thước luồng tàu
TT CÁC THÔNG SỐ TCVN 5664
-1992 (m) BÁO CÁO DAĐT -FS (m)
TCVN 5664- 2009
(m)
1 Chiều rộng đáy luồng 30 - 40 HL2= 30m / HL3= 26m > 35
2 Bán kính cong tối thiểu 300 - 500 Tính toán nạo vét theo độ cong tự
nhiên của sông kênh > 350
3 Chiều sâu luồng 2,50 – 3,00 3,00 > 3,00
4 Chiều rộng khoang thông thuyền 30,00 33 (20) > 30
5 Tĩnh không cầu 7 (6) 7 (5) 7 (6)
6 Tĩnh không dây điện 9,00 - 12 + H
7 Chiều sâu chôn cáp, ống ngầm - - 1,50
8 Mực nước cao thiết kế H p% (cao nhất)
5% (1%) 5%
9 Mực nước thấp thiết kế H p% 95% 98% 98%
Nhận xét về kích thước luồng:
+ Về chiều rộng đáy luồng tại FS được duyệt là (30m và 26m) nhỏ hơn so với TCVN 5664- 2009, riêng hành lang 2 có chiều rộng đáy luồng (30m) vừa bằng chiều rộng tối thiểu của TCVN 5664- 1992;
+ Về bán kính cong luồng tàu, FS thiết kế tuyến luồng đào theo luồng tự nhiên, không cải thiện các đoạn sông cong để có bán kính cong tối thiểu theo tiêu chuẩn.
+ Về độ sâu luồng tàu tại FS có độ sâu luồng 3m là phù hợp với các TCVN về phân cấp luồng; 4.1.2. Về kích thước tàu
Thông số kích thước tàu của FS và của TCVN 5664- 2009 về cơ bản là giống nhau, điểm khác căn bản ở đây là đoàn sàlan của TCVN 5664- 2009 có thể là lai đẩy, kéo hoặc áp mạn đẩy, còn trong FS đoàn sàlan tính toán cụ thể là đoàn sàlan đẩy.