TRÌNH TỰ THI CÔNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 48 - 49)

Ngòai việc khảo sát đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường trước, trong và sau thi công. Rà phá bom mìn tại một số vị trí dự báo có bom mìn do chiến tranh (bao gồm dưới kênh và phần bờ cao phải đào luồng). Việc nạo vét luồng được thi công theo trình tự sau:

Bước I. Căn cứ giới hạn giải phóng mặt bằng của bước thiết kế kỹ thuật này, Chủ đầu tư phối hợp

với tư vấn thiết kế cắm mốc ranh giải tỏa, phối hợp với địa phương thực hiện lập và thỏa thuận công tác giải phóng mặt bằng. Địa phương nơi có công trình thực hiện giải phóng mặt bằng mặt nước, mặt đất hai bên bờ cao tại vị trí luồng mở rộng lên bờ cao;

Bước II. Sau khi đã được địa phương giao mặt bằng, thực hiện đo đạc hiện trạng công trình trước

thi công; Thiết kế bản vẽ thi công nạo vét và các công trình giao thông nông thôn bị giải tỏa; Xác định vị trí và quy mô nạo vét, diện tích giải phóng mặt bằng v.v… thực tế.

Bước III. Nhà thầu xây lắp thực hiện thỏa thuận các bãi chứa bùn đất nạo vét, kênh thoát nước thải;

Bồi hoàn hoa màu, vật nuôi cho diện tích các bãi thải đất;

Bước IV. Thanh thải vật cản trên luồng, hai bên bờ; Thực hiện định vị tuyến luồng, nạo vét theo thiết

kế; Xây dựng các công trình giao thông nông thôn bị giải tỏa; 5.1.1. Giải phóng mặt bằng phục vụ thi công luồng

Cônt tác tư vấn đã thực hiện cắm cọc giải phóng mặt bằng, xác định phạm vi giải phóng mặt bằng để cung cấp cho Chủ đầu tư, địa phương có công trình thực hiện điều tra khảo sát và lập báo cáo chi tiết giải phóng mặt bằng.

Mặt bằng hai bên luồng được giải phóng để thi công xây dựng luồng khi mái dốc đào kênh theo thiết kế đã lấn vào bờ cao. Diện tích giải phóng mặt bằng là diện tích tính từ mép bờ cao về hai phía, cộng thêm khoảng an toàn thi công là 2,00m.

Không giải phóng mặt bằng tại vị trí đỉnh mái dốc kênh đào trùng mép bờ cao hiện hữu.

Không giải phóng mặt bằng tại vị trí có kè bảo vệ bờ, bến bãi đã được kiểm định đánh giá đảm bảo ổn định trong và sau khi đào luồng. (Giai đoạn thiết kế kỹ thuật chỉ điều tra khảo sát đo đạc kích thước nổi của công trình kè, bến. do đó chưa có đủ số liệu kiểm toán sự ổn định của các công trình này. Bước thiết kế bản vẽ thi công và công tác bồi hoàn cần điều tra hiện trạng công trình, kèm thu thập hồ sơ thiết kế để kiểm tra ổn định các công trình này).

Với đoạn sông kênh có trồng cây giữ bờ hoặc rừng tự nhiên ngập mặn thì khuyến nghị hạn chế giải phóng phần diện tích có cây bảo vệ mái đào.

5.1.2. Mặt bằng chứa đất thải

Bước thiết kế kỹ thuật dựa vào việc thị sát hiện trạng tuyến luồng kèm số liệu điều tra của bản đồ địa chính hai bên tuyến (số liệu 2006 – 2007) để xác lập vị trí chứa đất thải.

Nguyên tắc chung về chọn nơi chứa đất thải như sau: Các hồ vũng gập triều không có sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, không nằm trên lưu vực cấp thoát nước tự nhiên; Các hồ vũng nuôi trồng thủy sản đã không được sử dụng hoặc có quy hoạch sử dụng đất chuyển đổi sang trồng cây, nhà ở, làm vườn v.v…; Các ruộng vuờn có năng xuất khai thác kép hiệu quả. Các vị trí chứa đất đều có điều kiện xây dựng hồ lắng bùn và mương thoát nước thải ra tuyến sông nạo vét.

Với đất nông nghiệp hiện đang canh tác, sẽ thương lượng và đền bù thiệt hại về đất trong thời gian sử dụng tạm thời đất nông nghiệp của dân để xây dựng bãi đổ, sau khi thi công sẽ trả lại đất cho dân để tiếp tục canh tác. Với đất có cây trồng lâu năm, thời gian thiệt hại lớn nên phải thương lượng với dân mới đổ lên được, không làm xáo trộn đời sống đang ổn định của dân cư địa phương. Đất thải thường là đất chua phèn có pH lớn, vì vậy phải xây dựng các bãi đổ đất vững chắc không thấm nước. Xây dựng các đê bao và hệ thống thoát nước nhằm đảm bảo đất chua phèn sau khi đổ vào bãi đổ vẫn trong tình trạng bão hoà sau khi hoàn thành nạo vét.

Các vị trí có độ phèn cao hoặc đất có ô nhiễm nhiều (đất kênh Tẻ, Kênh Đôi) được trình bày trong báo cáo tác động môi trường kèm the hướng dẫn xây dựng quản lý bãi chứa bùn đất.

Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, Nhà thầu xây lắp cần khảo sát cụ thể vị trí quy mô bãi chứa đất. thương lượng với các chính quyền địa phương để có vị trí đổ đất phù hợp với nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch của địa phương như quy hoạch khu dân cư vùng lũ, quy hoạch giao thông v,v… Dự án sẽ đỗ đất vào các vị trí có quy hoạch sẵn của địa phương và các khu dân cư tôn nền chống lũ. Khối lượng đất thừa còn lại, yêu cầu nhà thầu sẽ phải thương lượng với dân để có địa điểm đỗ đất hợp lý.

Thiết kế kỹ thuật này nêu cấu tạo và quy mô xây dựng bãi chứa đất – tại mục 5.2.

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 48 - 49)