KHỐI LƯỢNG NẠO VÉT LUỒNG

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 59)

Khối lượng nạo vét hành lang 2 và hành lang 3 được thống kê và chia theo từng gói thầu chi tiết thể hiện ở bảng biểu phụ lục 2.

6.4 BẢNG DIỆN TÍCH KHẢO SÁT PHỤC VỤ THI CÔNG

Khối lượng khảo sát hành lang 2 và hành lang 3 được thống kê và thể hiện chi tiết ở bảng biểuphụ lục 2.

6.5 BẢNG KHỐI LƯỢNG MẪU QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Khối lượng mẫu quan trắc môi trường hành lang 2 và hành lang 3 được thống kê và thể hiện chi tiết ở bảng biểu phụ lục 2.

6.6 ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH THI CÔNG NẠO VÉT VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG DỰ KIẾN

Kế hoạch thi công được xác định trên cở sở mặt bằng đã được giải phóng đáp ứng tiến độ yêu cầu thi công (có thể toàn bộ tuyến hoặc từng đoạn được giải phóng và giao cho nhà thầu thi công); Thiết bị chuyển đất vào bãi chứa từ sàlan hoặc ô tô được giả thiết luôn đáp ứng kịp thời theo tiến độ khối lượng nạo vét.

Tiến độ thi công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong thiết kế này xem xét để tính thời gian thi công dựa trên hai yếu tố chính là:

+ Tiến độ xây dựng bãi chứa bùn đất thải;

+ Ảnh hưởng dừng thi công để lưu thông luồng tàu (14 giờ/ngày đêm); + Năng lực thiết bị nạo vét;

6.6.1. Các hạng mục công việc thi công nạo vét

+ Đo đạc địa hình trước khi nạo vét, đóng cọc tuyến, kiểm tra trong quá trình nạo vét và đo đạc nghiệm thu.

+ Xây dựng bãi đỗ đất; + Chuẩn bị luồng đào; + Thi công nạo vét;

+ Điều tiết giao thông; + Quản lý môi trường ;

6.6.2. Tính toán năng lực của thiết bị thi công nạo vét chính

Dựa vào quá trình khoan khảo sát địa chất cho thấy tầng đất nạo vét tại hai tuyến hành lang 2 và 3 chủ yếu là lớp bùn có các chỉ tiêu về cơ lý thấp chỉ có một số vị trí qua thị trấn hoặc khu đông dân cư thì có thêm các tạp chất được hình thành do rác thải sinh hoạt và của quá trình xây dựng công trình. Hiện nay có rất nhiều thiết bị thi công nạo vét trên các tuyến đường thủy ở Đồng bằng sông Cửu long. như: Tàu hút - Xáng thổi, Xáng cạp và máy đào đất đặt trên xà lan.

Từ những đặc điểm địa chất nêu trên thiết bị phù hợp để nạo vét là các loại tàu hút(Xáng thổi) kết hợp với xáng cạp, xe cuốc và các loại xe cơ giới khác.

Dưới đây chỉ tính toán năng suất cho thiết bị chính là tàu hút (Xáng thổi) các thiết bị khác chỉ hỗ trợ cho thiết bị chính.

a. Năng suất của 1 tàu hút (xáng thổi) trong 1 ngày

Lựa chọn thiết bị tàu hút xáng thổi 1.200 CV có công suất mỗi ca 1.100m3/ca  q = 138 m3/giờ.

(Theo Quyết định số 24/2005QĐ-BXD về việc ban hành định mức dự toán xây dựng công trình phần nạo vét công trình thủy mã AB.712). Công suất bình quân theo ngày được xác định như sau:

Qngđ = c*n1*n2*n3 *q = (m3/ngày đêm) Trong đó:

+ C Số giờ làm việc trong ngày: C = 10 giờ/ngày đêm + n1 Hệ số phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: n1 = 0,85 + n2 Hệ số tác nghiệp tháo lắp, di chuyển thiết bị: n3 = 0,85 + n3 Hệ số giảm thời gian thi công do các điều kiện mặt bằng n5 = 0,85

 Qngđ = 847 m3/ngày;

b. Năng suất của 1 máy đào gầu ngoạm (xáng cạp) trong 1 ngày

Lựa chọn thiết bị xáng cạp có dung tích gầu 2,3m3 có công suất 384 m3/ca  48m3/giờ;

(theo Quyết định số 24/2005QĐ-BXD về việc ban hành định mức dự toán xây dựng công trình phần nạo vét công trình thủy mã AB.81241). Công suất bình quân theo ngày được xác định như sau:

+ C Số giờ làm việc trong ngày: C = 10 giờ/ngày đêm + n1 Hệ số phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: n1 = 0,85

+ n2 Hệ số tác nghiệp của sàlan: n3 = 0,85

+ n3 Hệ số giảm thời gian thi công do các điều kiện mặt bằng n5 = 0,85  Qngđ = 294 m3/ngày

6.6.3. Tiến độ thi công dự kiến

Bảng dự kiến tiến độ thi công nạo vét hành lang 2

Gói thầu Khối lượng

nạo vét (m3) số tàu hút (dây chuyền) số Xáng cạp (dây chuyền)

thời gian thi công (tháng)

Gói thầu NW8 từ Km00+00 đến km37+000 880.402 0 6 21

Gói thầu NW9 từ Km37+000 đến km50+500 257.821 1 2 7

Bảng dự kiến tiến độ thi công nạo vét hành lang 3

Gói thầu Khối lượng

nạo vét (m3) số tàu hút (dây chuyền) số Xáng cạp (dây chuyền)

thời gian thi công (tháng)

Gói thầu NW11 từ Km207+000 - Km238+000 872.282 2 3 16

Gói thầu NW12 từ Km238+000 - Km288+900 1.606.750 3 5 18

CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1 KẾT LUẬN

Theo nhiệm vụ thiết kế, nâng cấp đường thủy nội địa đạt yêu cầu kỹ thuật tương đương cấp III. Thiết kế này đã đáp ứng yêu cầu về cải thiện độ sâu và chiều rộng luồng chạy tàu; Cải thiện một phần các đọan sông cong của hai hành lang đường thủy theo quy mô được duyệt tại Quyết định 741/QĐ- BGTVT ngày 06/4/2007 của Bộ Giao thông Vận Tải phê duyệt đầu tư dự án Phát triển cơ sở hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long.

1) Đề xuất phương án quy họach tuyến luồng tàu hợp lý, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để xây dựng nâng cấp luồng tàu; Giảm nhỏ khối lượng nạo vét, không gia tăng khối lượng nạo vét luồng so với bước thiết kế cơ sở; Giảm tối đa quy mô thanh thải chướng ngại vật trên luồng, hai bên luồng và bờ cao. Do đó thiết kế kỹ thuật có tính khả thi cao;

2) Xác định quy mô xây dựng nạo vét luồng tàu (Nạo vét luồng, giải phóng mặt bằng hai bên bờ cao; thanh thải một số chướng ngại vật trong phạm vi luồng và nạo vét) làm căn cứ để thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công XDCT;

3) Đề xuất biện pháp thi công; Đề xuất vị trí và quy mô xây dựng bãi chứa bùn thải cùng các yêu cầu về an tòan, môi trường trong và sau thi công; Làm căn cứ để thực hiện lập biện pháp thi công; biện pháp giám sát và quản lý môi trường trong bước thi công XDCT;

4) Xác định vị trí mốc ranh giải phóng mặt bằng phục vụ thi công hai bên bờ cao, là cơ sở cắm mốc phục vụ công tác giải phóng mặt bằng hai bên kênh;

7.1.2. Quy mô xây dựng chính

+ Nâng cấp 80Km đường thủy thuộc hành lang 2 đạt yêu cầu kỹ thuật đường thủy nội địa cấp III (từ Km00 đến Km80);

+ Nâng cấp 103Km đường thủy thuộc hành lang 3 đạt yêu cầu kỹ thuật đường thủy nội địa cấp III (từ Km207 đến Km310);

+ Xây dựng nâng cấp hệ thống báo hiệu đường thủy nội địa hành lang 2 (từ Km00 đến Km80) và hành lang 3 (từ Km207 đến Km310);

+ Khối lượng nạo vét lòng sông kênh hành lang số 2 là 2.425.554 m3 và hành lang số 2 là: 3.997.107m3;

7.1.3. Quy mô xây dựng công trình hạ tầng liên quan

+ Xây dựng hoàn trả và nâng cấp 13410 m đường nông thôn do giải phóng mặt bằng để mở rộng kênh; 13409,54

+ Xây dựng hoàn trả và nâng cấp 9318 m Đê ngăn lũ, ngăn triều kết hợp đường nông thôn để giải phóng mặt bằng để mở rộng kênh;

+ Xây dựng hoàn trả và nâng cấp ABCD chiếc cầu nông thôn thay cho cầu phải giải phóng mặt bằng để mở rộng kênh;

+ Xây dựng Âu tàu Rạch Chanh;

+ Nâng cấp các cầu vượt sông (05 cầu). 7.1.4. Quy mô giải phóng mặt bằng

7.1.5. Phân chia gói thầu và tiến độ thi công xây dựng công trình

NW8 Nạo vét Hành lang 2, bắt đầu từ Km00+00 đến Km37+000 (Sông Vàm Cỏ Đông)

NW9 Nạo vét Hành lang 2, bắt đầu từ Km37+000 - đến km50+500 [Thu Thua] + Kè Thủ Thừa

NW10 Nạo vét Hành lang 2 từ Km 50+500 - đến km 80+00

NW11 Nạo vét hành lang 3 từ Km 207+000 - đến km248+500 (Ngã ba – Cổ Cò, kênh Mỹ Thanh)

NW12

Nạo vét hành lang 3 từ Km248+500 - đến km290+000 (Ngã tư kênh Bạc Liêu Cà mau, kênh cầu Sập, Kênh Dan Xoay, Phía bờ phải giáp ranh giữa Phường 8 thị xã bạc liêu và xã Long Thành huyện Vĩnh Lợi )

NW13 Nạo vét hành lang 3 bắt đầu từ km290+000 - đến km310+000 (Cầu Gia Rai)

NW14 Âu Rạch Chanh, Nhiệm vụ thi công bao gồm: Âu, phòng điều hành, cầu vượt âu và khu tiếp

giáp với kênh (khu neo đậu chờ tàu thượng lưu và hạ lưu của âu)

NW15-NW18 Các gói thầu thi công cầu đường bộ

NW19

Phao tiêu báo hiệu Mua sắm hàng hóa Phao tiêu báo hiệu cho hành lang 2 và 3 Phao tiêu báo hiệu Lắp đặt Phao tiêu báo hiệu cho hành lang 2 và 3

7.1.6. Các tồn tại trong thiết kế kỹ thuật

1) Về quy mô kích thước luồng thiết kế còn nhiều đọan sông kênh chỉ đáp ứng luồng đường thủy nội

địa cấp III hạn chế (Về bán kính cong; về chiều rộng đáy luồng; Tĩnh không cầu đường bộ); Điều này

được khắc phục đảm bảo an tòan giao thông bằng hệ thống báo hiệu đường thủy;

2) Việc thiết kế luồng căn cứ kết quả khảo địa sát địa hình sẽ không phản ánh chính xác các thông tin sau trong thiết kế, cần phải khắc phục trong giai đọan khảo sát thiết kế bản vẽ thi công, giải phóng mặt bằng, cắm mốc ranh như sau:

a) Chướng ngại vật ngầm trên luồng. Khắc phục trong giai đọan thi công xây lắp, nhất là các vật chìm trong đáy luồng sẽ được xác định thanh thải theo khối lượng thực tế;

b) Việc điều tra thu thập số liệu kỹ thuật công trình ngầm vượt sông có thể chưa đầy đủ, nhất là các công trình được xây dựng sau khi điều tra khảo sát phục vụ thiết kế kỹ thuật; Do đó nên thỏa thuận kích thước luồng với cơ quan quản lý ngành trước thực hiện thi công nạo vét nhằm đảm bảo an tòan công trình ngầm vượt sông;

c) Kết cấu công trình liền bờ hiện có tại hai bên sông kênh, nếu trong bước thiết kế kỹ thuật đã xác định cần phải thanh thải, giải phóng mặt bằng để nâng cấp luồng tàu. Giai đoạn điều tra giải phóng mặt bằng, khảo sát thiết kế bản vẽ thi công nếu nhận thấy công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường thủy (cách biên luồng tàu > 10m) và kiểm tóan công trình đó vẫn đảm bảo ổn định, an toàn trong khai thác sau khi nạo vét luồng thì kiến nghị không nên thanh thải, phá dỡ, không giải phóng mặt bằng đối với công trình đó;

d) Do sông kênh nằm trong vùng ảnh hưởng thủy triều, rất nhiều đọan sông kênh có cây ngập mặn giữ bờ nằm ngòai hành lang an tòan đường thủy. Việc khảo sát không thể xác định chính xác vị trí các bụi cây, do đó thiết kế này thực hiện xác định quy mô thanh thải bao gồm cả diện tích có cây ngập mặn. Tuy nhiên, trong quá trình cắm mốc ranh cần xác định các bụi cây nằm trong khu vực ổn định bờ thì không nên đào mái, thanh thải chúng và để nguyên hiện trạng các bụi cây để giữ ổn định bờ cao;

e) Bãi chứa đất thải được thiết kế dựa trên số liệu điều tra kết hợp bản đồ địa chính năm 2006, 2007 của các tỉnh thành dọc theo các tuyến hành lang. Trong quá trình thi công, đơn vị thi công có thể thương lượng với địa phương vị trí bãi chứa đất thải tại những vị trí khác nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như môi trường của bãi chứa đất thải nêu trong thiết kế này; f) Khu vực kênh trong thành phố chưa xác định vị trí các bãi chứa đất; bước thiết kế bản vẽ thi

7.2 KIẾN NGHỊ

7.2.1. Luồng tàu hành lang 2 đọan Km80+00 đến Km253 có chiều rộng 26m. Kiến nghị điều chỉnh kích thước đáy luồng đọan Kênh Nguyễn Văn Tiếp (Kênh Tháp Mười số 2) là 26m – (Từ lý trình Km53+850 đến Km80+00). Riêng đoạn Rạch Chanh về phía thượng lưu âu Rạch Chanh, đáy luồng được thiết kế rộng là 30m để thuận tiện cho tàu tiếp cận và rời âu.

7.2.2. Luồng tàu hành lang 3 từ Km282+400 đến Km287+500 (tổng chiều dài khoảng 5.100m) nằm trong thành phố Bạc Liêu. Đoạn này đang được tỉnh Bạc liêu đầu tư xây dựng dự án “Kè hai bên bờ sông Bạc Liêu” với các hạng mục công trình: Kè bờ, đường ven sông và công viên cây xanh. Quy mô chiều rộng đáy kênh của dự án này là Bl ≥ 28,00m.

Đây là dự án có quy mô đầu tư khá lớn, riêng khu vực chợ Bạc Liêu đang xây dựng, còn lại khu vực khác thì địa phương cũng đang tìm nguồn vốn đầu tư. Thời gian hoàn thành dự án do đó chưa xác định cụ thể.

Ngày 19/01/2011, Chủ đầu tư, Tư vấn và các sở ngành của tỉnh Bạc Liêu tiến hành họp bàn về việc phối hợp thực hiện nâng cấp đoạn sông Bạc Liêu – cuộc họp do UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì đã đi đến kết luận sau:

Dự án WB5 đoạn từ Km282+400 đến Km287+500 (tổng chiều dài khoảng 5.100m) nằm trong thành phố Bạc Liêu, được địa phương phối hợp cùng PMU SIW thực hiện giải phóng mặt bằng. Phần xây dựng luồng tàu với quy mô đáy luồng rộng 26m do PMU SIW thực hiện; Việc xây dựng của dự án “Kè hai bên bờ sông Bạc Liêu” do địa phương thực hiện, vì dự án “Kè hai bên bờ sông Bạc Liêu” có quy mô luồng rộng hơn dự án WB5.

Do đó, đoạn luồng trong thành phố Bạc Liêu được thực hiện đúng với quy mô thiết kế cơ sở được duyệt, tức là đáy luồng tàu tại đây có chiều rộng luồng là 26,00m.

7.2.3. Kênh Bạc liêu Cà mau từ Km297+300 đến Km209+600. Bên bờ phải (bờ Bắc) giáp hành lang an toàn quốc lộ 1 , do đó không thể thực hiện giải phóng mặt bằng bên bờ phải (bờ Bắc), cũng không nên đào kênh gần bờ phải (bờ Bắc) vì quốc lộ 1 là công trình có tải trọng lớn, dễ sụt lở. Bên bờ trái (bờ Nam) là tuyến giao thông nông thôn vừa được đưa vào khai thác năm 2008. Tuy nhiên để nâng cấp kênh thì bắt buộc phải giải phóng mặt bằng bên bờ Nam, xây dựng hoàn trả đường dân sinh. Đây là giải pháp đã được tư vấn thực hiện trong báo cáo này, nó có ý nghĩa giảm kinh phí đầu tư vì không giải phóng mặt bằng sẽ phải xây dựng kè, mà chi phí xây dựng kè lớn hơn.

7.2.4. Các đọan sông kênh hẹp và sông rạch tự nhiên luôn có bán kính cong nhỏ, do đó đòan sàlan đi trên các đọan sông này không sử dụng đội hình lai đẩy đôi , chỉ sử dụng đội hình tàu lai đẩy đơn hoặc tàu lai kéo;

7.2.5. Cầu Kim Sơn – Còn gọi( cầu Bạc Liêu 3 –và cầu Tôn Đức Thắng) có khoang thông thuyền hẹp và tĩnh không thông thuyền thấp, nên mở rộng khi có điều kiện;

Trên đây là nội dung của thiết kế kỹ thuật nạo vét hành lang đường thủy Quốc gia số 2 và số 3. Đơn vị Tư vấn kính trình Chủ đầu tư và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá phê duyệt để làm cơ sở tiến hành chuẩn bị đầu tư các bước tiếp theo của dự án.

Trang : 65 CÁC PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

PHỤ LỤC 1

Bảng 1.1: Địa danh hành chính hai bên bờ hành lang 2 Bảng 1.2: Địa danh hành chính hai bên bờ hành lang 3 Bảng 1.3: Thống kê các công trình ven sông hành lang 2 Bảng 1.4: Thống kê các công trình ngang sông hành lang 2 Bảng 1.5: Thống kê các công trình ven sông hành lang 3 Bảng 1.6: Thống kê các công trình ngang sông hành lang 3

Bảng 1.7: Tóm tắt chỉ tiêu cơ lý của đât trên các đoạn sông kênh thuộc hành lang 2 Bảng 1.8: Tóm tắt chỉ tiêu cơ lý của đât trên các đoạn sông kênh thuộc hành lang 3 Bảng 1.9: Đặc điểm hình dạng kích thước – hiện trạng luồng hành lang 2

Trang : 66

PHỤ LỤC 2

Bảng 2.1: Khối lượng nạo vét, giải phóng mặt bằng của hành lang 2 Bảng 2.2: Khối lượng nạo vét, giải phóng mặt bằng của hành lang 3 Bảng 2.3: Khối lượng mẫu quan trắc môi trường hành lang 2 Bảng 2.4: Khối lượng mẫu quan trắc môi trường hành lang 3 Bảng 2.5: Thống kê diện tích khảo sát phục vụ thi công

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)