5.3.1. Mục tiêu và yêu cầu điều tiết giao thông thủy
Trong thời gian thi công nạo vét, do bố trí nhiều phương tiện thi công trên sông, để đảm bảo an toàn cho công trường thi công và phương tiện giao thông qua lại. Nhà thầu phải có trách nhiệm điều tiết giao thông. Việc này nên phải thống nhất phương án điều tiết giao thông với các cơ quan quản lý đường thủy nội địa như các Đoạn, Trạm Quản lý đường sông trước khi thi công nhằm mục tiêu chính là:
Đảm bảo an toàn thi công về: Thiết bị, nhân lực, công trình v.v...;
Đảm bảo an toàn giao thông thủy;
Giảm thiểu tác động của việc xây dựng công trình đến yêu cầu lưu thông vận tải thủy qua khu vực dự án;
Để thực hiện mục tiêu trên, tại mỗi khu vực, mỗi đoạn kênh có thi công cần thực hiện:
Thông báo kế hoạch và thời gian thi công trên phương tiện thông tin đại chúng (Truyền hình, Báo địa phương, đài phát thanh v.v...) cho mỗi đoạn kênh nạo vét có chiều dài 2 – 4 km;
Đặt bảng thông báo công trình thi công thủy, các biển hiệu, báo hiệu phù hợp theo luật đường thủy nội địa trước các đoạn sông thi công nạo vét.
Lập trạm điều tiết giao thông thủy trước mỗi đoạn kênh nạo vét, bao gồm : Nhà trạm trên phao nổi để công nhân điều tiết trực suốt 24h/ngày. Ca nô phục vụ điều tiết khống chế;
Tùy theo yêu câu điề tiết, có thể kết hợp trạm điều tiết, biển báo và phao giới hạn luồng v.v... để tàu đi qua khu vực thi công được an toàn.
Tùy theo kích thước sông kênh, mật độ phương tiện, quy mô nạo vét, xây dựng có thể áp dụng các yêu cầu điều tiết khác nhau nhằm thuận lợi cho thi công và lưu thông đường thủy. Phương án điều tiết giao thông thủy trong có thể tham khảo đề xuất được trình bày dưới đây:
Cắt ngang đê bao
5.3.2. Điều tiết giao thông trên đoạn sông kênh rộng Giải pháp này chỉ áp dụng cho đoạn Kênh Tẻ, Kinh Đôi.
Bố trí các chốt điều tiết tại hai đầu trong đoạn thi công nạo vét. Gắn các biển thông báo chỉ dẫn, phao giới hạn khu nước v.v... để tàu, sà lan tính toán có thể đi qua khu vực đang thi công với tôc độ hạn chế. Phương tiện nhỏ có thể đi lại bình thường trong thời gian thi công.
Tại đoạn sông kênh có nhánh lưu thông khác thì phải bố trí trạm điều tiết tại đầu ngã ba, ngã tư, kèm theo biển chỉ dẫn đặt trước tuyến vào ngã ba, ngã tư.
Phương tiện lớn phải nằm ngoài công trường cho đến khi có thông báo mở luồng hàng ngày thì mới qua công trường và đi tuần tự theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý đường thủy nội địa. Dự kiến thời gian mở luồng cho tàu lớn đi qua từ 11h00 – 13h00 và 18h00 đến 06h00 hàng ngày. Tổng cộng thời gian dừng thi công nạo vét hàng ngày là 14 giờ/ngày.
Xem sơ đồ các chốt điều tiết giao thông qua công trường nạo vét
5.3.3. Điều tiết giao thông trên đoạn sông kênh hẹp
Giải pháp này có thể áp dụng cho các đoạn nạo vét trên các sông kênh: Chợ Đệm Bến Lức; Rạch Chanh – Nguyễn Văn Tiếp và toàn bộ Hành lang 3.
Bố trí các chốt điều tiết tại hai đầu trong đoạn thi công nạo vét. Gắn các biển thông báo chỉ dẫn, Biển cấm lưu thông. Tại đoạn sông kênh có nhánh lưu thông khác thì phải bố trí trạm điều tiết tại đầu ngã ba, ngã tư, kèm theo biển chỉ dẫn đặt trước tuyến vào ngã ba, ngã tư.
Các phương tiện chỉ có thể lưu thông qua đoạn thi công trong thời gian mở luồng, thời gian mở luồng cho tàu đi qua từ 11h00 – 13h00 và 18h00 đến 06h00 hàng ngày. Tổng cộng thời gian nạo vét hàng ngày là 10 giờ/ngày. Xem sơ đồ các chốt điều tiết giao thông qua công trường nạo vét
5.3.4. Thiết bị tại các chốt điều tiết
Trạm điều tiết:
Nhà nổi trên phao 60 tấn (Hoặc tàu 33CV) làm trạm điều tiết : 02 trạm; Trạm được kéo tới vị trí và neo đậu bên ngoài phạm vi luồng chạy tàu, cách vị trí thi công trên 300m.
Trên trạm có đặt biển thông báo công trình thi công, kế hoạch thi công v.v… theo quy định chung; Lắp đặt các biển báo hiệu : C 1.8 ; C2.3 ; C3.1 hoặc C1.1.1a tùy theo hình thức điều tiết trên sông kênh. Vị trí biển đặt vuông góc với tuyến sông, chiều cao và vị trí đặt theo quy tắc báo hiệu đường thủy nội địa; Trên trạm có bố trí phòng làm việc, nơi ăn nghỉ cho công nhân điều tiết 24 giờ/ngày đêm.
Ca nô cao tốc:
Mỗi trạm phải bố trí 01 cano cao tốc thường trực để chỉ dẫn, xử lý tình huống trên tuyến. Dự kiến cano công suất 50CV.
Thả phao hướng dẫn luồng qua khu vực thi công
Thả 02 bộ phao báo hiệu 1200mm điều khiển sự đi lại hai đầu khu vực thi công; 5.3.5. Các yêu cầu khi thi công
Nhà thầu cần tiến hành định vị tim luồng và thi công chính xác với hồ sơ thiết kế được duyệt. Khi xác định vị trí khu đổ đất, nhà thầu phải kết hợp với chủ đầu tư và chính quyền địa địa phương. Đê bao phải được đầm lèn kỹ, khi đắp không được để tạo lỗ trống.
Thiết lập hệ thống mốc định vị chính xác với sự trợ giúp của thiết bị định vị GPS để đảm bảo đúng toạ độ tim luồng và chuẩn tắc luồng thiết kế.
Đổ vật liệu nạo vét đúng nơi quy định sau khi được sự thoả thuận của chủ đầu tư và chính quyền địa phương đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường.
Bố trí các cửa xả trên tuyến đê bao và mương thoát nước phù hợp với công suất xáng hút khi nạo vét để tránh lượng bùn đất theo nước trở lại sông.
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và phương tiện nạo vét.
Đảm bảo được an toàn giao thông hiện tại của tuyến luồng trong suốt quá trình thi công nạo vét.
Phải lập biện pháp tổ chức thi công chi tiết phù hợp đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và tiến độ đề ra.
Kiểm tra thường xuyên các kích thước luồng đào, đảm bảo sai số trong phạm vi cho phép theo quy định của dự án và theo quy định tại TCVN 4447-1987. Đặc biệt không cho phép thi công quá bề rộng thiềt kế
hoặc không đảm bảo mái dốc để tránh sự cố sụt lở các công trình hai bên bờ kênh, đặc biệt khu vực tuyến đi qua khu dân cư.
5.3.6. Giới hạn hành lang thi công hai bên bờ cao
Để đảm bảo an toàn cho công trình và thiết bị thi công, giới hạn an toàn thi công là khoảng đề nghị phải mở rộng thêm 2m tính từ biên nạo vét thiết kế đối với công trình kiến trúc và 4m đối với đường giao thông.