XUẤT CHỌN PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG LUỒNG TÀU

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 45 - 46)

4.5.1. Nhận xét chung về chỉ tiêu kỹ thuật các phương án đề xuất

Phương án 1 : Là phương án theo thiết kế cơ sở tại FS, phương án này hoàn toàn không cải thiện độ cong luồng tàu. Luồng tàu được thiết kế đúng theo dòng tự nhiên.

Phương án 2 : Điểm khác biệt của phương án này so với phương án 1 là có cải thiện độ cong và mở rộng đáy luồng tại đoạn cong. Bán kính cong tối thiểu của phương án này là Rtk ≥ 170m, do đó điều kiện chạy tàu an toàn hơn phương án 1.

Phương án 3 : Cải thiện tốt hơn phương án 1 và 2 về các chỉ số chiều rộng luồng tàu; Bán kính cong tối thiểu tại đoạn cong R≥ 300m kết hợp mở rộng luồng tại đoạn cong. Phương án 3 có điều kiện chạy tàu an toàn hơn hai phương án 1 và 2. Là phương án đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của tiêu chuẩn kỹ thuật đường thủy nội địa.

Phương án 4 : Các chỉ tiêu luồng cơ bản như phương án 2 nhưng tuyến luồng được thiết kế phải đáp ứng điều kiện giải phóng mặt bằng thuận lợi. Vì vậy, điều kiện chạy tàu an toàn hơn phương án 1 nhưng kém phương án 3.

4.5.2. So sánh về quy mô giải phóng mặt bằng các phương án

Thiết kế luồng tàu thường gặp vấn đề mâu thuẫn giữa yêu cầu mở rộng kênh chạy tàu với yêu cầu giảm nhẹ tác động thiệt hạo đến môi trường, dân sinh. Phương án đạt yêu cầu kỹ thuật cao hơn thường phải giải phóng mặt bằng nhiều hơn. Đoạn kênh trong khu vực dân cư, đô thị thì giải phóng mặt bằng rất tốn kém, khó thực hiện.

Phương án phải giải tỏa mặt bằng nhiều nhất là phương án 3, bao gồm mặt bằng hai bên bờ cao và mặt bằng bãi chứa đất (do khối lượng đào nhiều hơn); Phương án giải tỏa mặt bằng nhỏ nhất là phương án 1, kế đó là phương án 4 và phương án 2.

4.5.3. So sánh về khối lượng nạo vét các phương án

Khối lượng nạo vét nhiều nhất là phương án 3, lần lượt nhỏ hơn là Phương án 2 – Phương án 4 – Phương án 1;

4.5.4. Chọn phương án mặt bằng luồng thiết kế

Chọn phương án bằng phương pháp chấm điểm, chỉ tiêu so sánh và điểm như sau.

Chiều rộng luồng chạy tàu ≥ 35m đạt 100 điểm;

Bán kính cong tối thiểu ≥350m và mật độ các đoạn sông cong trên tuyến luồng thiết kế (điểm cong/km luồng) nhỏ nhất.

đạt 100 điểm;

Diện tích giải phóng mặt bằng nhỏ nhất, khu vực giải tỏa ít nhà dân; Khu vực giải tỏa tập trung, không phân tán, tính khả thi giải tỏa cao

đạt 100 điểm;

Khối lượng nạo vét nhỏ nhất trong 4 phương án đạt 100 điểm;

Phương án có điểm cao nhất tương ứng là 400 điểm Chi tiết chấm điểm các phương án của hành lang 2 và 3 như sau:

Bảng chỉ tiêu so sánh chọn phương án mặt bằng tuyến luồng – Hành lang 2

TT THÔNG SỐ LUỒNG ĐIỂM

Max PHƯƠNG ÁN 1 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 2 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 3 - Cor2 PHƯƠNG ÁN 4 - Cor2 1 Chiều rộng luồng 100 85 85 85 82 2 Độ cong luồng 100 48 57 86 52 3 Giải phóng mặt bằng 100 97 77 66 100

4 Khối lượng nạo vét 100 95 93 90 100

CỘNG ĐIỂM PHƯƠNG ÁN 325 312 327 334

Trong 4 phương án, phương án cao điểm nhất là phương án 4 (334 điểm), kế đến là phương án 3 => phương án 1 và nhỏ nhất là phương án 2.

Hành lang 2 - Đề xuất chọn là Phương án 4, có số điểm 332.

Bảng chỉ tiêu so sánh chọn phương án mặt bằng tuyến luồng – Hành lang 3

TT THÔNG SỐ LUỒNG ĐIỂM

Max PHƯƠNG ÁN 1 – Cor3 PHƯƠNG ÁN 2 – Cor3 PHƯƠNG ÁN 3 – Cor3 PHƯƠNG ÁN 4 – Cor3 1 Chiều rộng luồng 100 74 74 74 74 2 Độ cong luồng 100 55 62 80 60 3 Giải phóng mặt bằng 100 100 96 84 97

4 Khối lượng nạo vét 100 95 94 85 97

CỘNG ĐIỂM PHƯƠNG ÁN 324 326 323 328

Hành lang 3 – đề xuất chọn là Phương án 4, có số điểm 328.

Một phần của tài liệu Thuyết minh chung luồng tàu HL2 và HL3 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)