ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CHUNG VÀ NHÂN KHẨU HỌC

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (REMDP (Trang 28)

A. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ NHÂN KHẨU HỌC CẤP TỈNH1 VÀ CẤP HUYỆN2.

32. Thanh Hóa cách thủđô Hà Nội 150 km về phía nam. Phía bắc của tỉnh giáp với 3 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía nam giáp tỉnh Nghệ An và phía tây giáp với biên giới nước Lào và đông tiếp giáp biển đông. Thanh Hóa có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 2 thị xã, 24 huyện, 28 thị trấn và 585 xã.

33. Với nhiều hệ thống giao thông quan trọng đi qua địa bàn như hệ thống quốc lộ 1A, quốc lộ 10,45,47, 217, đường Hồ Chí Minh, hệ thống đường sắt Bắc Nam, sân bay Sao vàng, và cảng biển nước sâu Nghi Sơn, Thanh Hóa trở thành một vùng kinh tế và giao thông trọng điểm, có tiềm năng phát triển cao, kết nối khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Trung bộ và với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.

34. Đứng hàng thứ tư trong nước sau các tỉnh Nghệ An, Gia Lai và Đắc Lắk, diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa là 1,113,220 km2 . Trong đó 53.8% là đất lâm nghiệp; khoảng 23% là đất canh tác nông nghiệp. Phần còn lại là đất chuyên dùng và đất ở.

35. Về dân số, Thanh Hóa đứng hàng thứ 3 trong nước, chỉ sau thành phố HCM và Hà Nội. Số dân toàn tỉnh là 3,426,600 người, tương đương với 912,027 hộ gia đình. Mật độ dân số là 308 người/ km2. Đa số dân số sinh sống tập trung ở các huyện đồng bằng ven biển như Hoằng Hóa, Nga Sơn,Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống và một số huyện trung du bán sơn địa như Thọ Xuân, Yên Định và Ngọc Lặc.

36. Thanh Hóa là quê hương của 28 dân tộc cùng sinh sống3. Trong đó, có 7 dân tộc chiếm tỷ lệ tương đối lớn như người Kinh, Mường, Thái, Dao, Mông, Thổ, Khơ-mú. Người Kinh chiếm khoảng 81,8% dân số cả tỉnh. Các DTTS còn lại bao gồm Mường (10,6%); người Thái (6.5%) đa số và thường cư trú ở các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Hóa. Người Dao chiếm 0.18% và thường cư trú ở 3 huyện Cẩm Thủy, Ngọc Lặc và Mường Lát. Người Mông (0.43%) và Khơ- Mú cư trú ở Mường Lát và người Thổ thường cư trú ở Huyện Như Xuân. Người Mường cũng là DTTS đông nhất trong 5 huyện thuộc phạm vi của NCSMRP.

37. Tính đến năm 2013, công nghiệp- xây dựng là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng lớn nhất (43.9%) trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (Biểu đồ 1); Tỷ lệ dịch vụ chiếm 36.1% và nông nghiệp chiếm 20%. Báo cáo tình hình-Kinh tế- xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2013 của UBND

1 Số liệu công bố trên Website của Tổng cục Thông kê Việt Nam (ww.gso.gov.vn), tính đến 31/12/2012- Phần đơn vị hành chính, Đất

đai và Khí Hậu.

2 Số liệu thống kê kinh tế-xã hội do tư vấn độc lập thu thập từ các huyện và UBND các xã, tháng 6/2013

3 Số liệu cung cấp của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa trên Website www.thanhhoa.org.vn, truy cập ngày 28/4/2014.

20 43.9 36.1

Bi? u d ? 1. Co c?u kinh t? t?nh Thanh Hóa, 

nam 2013

Nông lâm Nghi?p Công nghi?p‐XD D?ch v?

Trang 29

tỉnh cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa năm 2013 đạt 11,2% và cao gấp hơn 2 lần tốc độ bình quân chung của cả nước (5.4 %). Một số ngành thế mạnh của tỉnh là công nghiệp hóa dầu, nuôi trồng và khai thác hải sản, phát triển du lịch, trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp.

38. Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh năm 2013 là 1,180 USD4. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 20.37% năm 2011 xuống còn 16.56% năm 2012 và 13.55% năm 2013. Tỷ lệ hộ cận nghèo cuối năm 2012 là 11.85%5. Những hộ nghèo tại các huyện thường là các hộ cao tuổi đơn thân, ốm đau lâu ngày và thiếu vốn cũng như kiến thức làm ăn. Tuy tỷ lệ hộ nghèo có giảm, Thanh Hóa vẫn còn tới 7 huyện miền núi trong danh sách 62 huyện nghèo nhất nước. Các hộ nghèo đa số là các hộ DTTS sinh sống ở những vùng khó khăn của tỉnh. Hy vọng trong những năm tới, NSCSMRP khi hoàn thành sẽ cung cấp thêm lượng nước tưới, tăng thêm mùa vụ và sản lượng lương thực cho dân cư nông thôn khu vực phía tây của tỉnh, góp phần giảm thiểu số hộ nghèo và cận nghèo.

39. Về giáo dục, Thanh Hóa là tỉnh có truyền thống hiếu học với nhiều học sinh đoạt giải quốc gia. Tính đến cuối năm học 2012, toàn tỉnh có 547.840 học sinh các cấp và học sinh dân tộc thiểu số là 104.939 người, chiếm 19.2%. Tỷ lệ học sinh nam và nữ ở tiểu học là tương đương. Tuy nhiên, càng lên cao, tỷ lệ học sinh nữ càng giảm. Lý do chính là vì trẻ em gái khó thi đỗ vào cấp 3 nên thường phải ở nhà lao động. Trẻ em gái các DTTS ở một số huyện miền núi thường kết hôn sớm.

40. Y tế và vệ sinh, Thanh Hóa có tới 687 cơ sở y tế phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong đó, tỉnh có 36 bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện cấp tỉnh và cấp huyện); 12 phòng khám khu vực, 1 bệnh viện điều dưỡng và 637 trạm y tế cấp phường và cấp xã. Tính đến cuối năm 2012, số nhân viên y tế toàn tỉnh là 1991 bác sỹ; 2876 y sỹ; 2160 y tá và 583 nữ hộ sinh6. Như vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bình quân chỉ có 5.8 bác sỹ làm công tác chăm sóc sức khỏe cho 10,000 dân. Tỷ lệ giường bệnh/ 1 vạn dân là 20.7. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 18.7% và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là 16. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 77%.

41. Huyện Ngọc Lặc nằm về phía Tây của thành phố Thanh Hóa. Phía đông giáp huyện Thọ Xuân, tây giáp huyện Lang Chánh, nam giáp huyện Thường Xuân và phía bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ.

Với 40,1% diện tích được bao phủ bởi đồi núi, Ngọc Lặc được coi là huyện trung du miền núi, thích hợp cho cây lâm nghiệp và cây công nghiệp như mía, luồng, cao su. Thu nhập bình quân/ đầu người của huyện Ngọc Lặc 14,1 triệu đồng/ng/năm.

4 Báo cáo Tình hình kinh tế- xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa (www.Thanhhoa.gov.vn; truy cập ngày 20/12/2013).

5 Quyết định số 749/QĐ-LĐTBXH của MOLISA về phê duyệt kết quả điều tra, rà soạt hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2012, ban hành ngày 13/05/2013. Tiêu chuẩn hộ nghèo ở nông thôn là thu nhập BQ đầu người 400.000đ/ tháng/ người (500.000 đ/ người ởđô thị và hộ cận nghèo ở Nông thôn là có thu nhập bình quân/ đầu người từ 401.000 đồng trở lên đến 520.000 đồng/ tháng. Ởđô thị, hộ nghèo có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/ người/ tháng và hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập BQ/người từ

501.000 đến 650.000 đồng/ người/ tháng.

Trang 30

Diện tích tự nhiên và các số nhân khẩu học và kinh tế của Ngọc Lặc được trình bày trong bảng dưới đây.

Bảng III-1: Dân số và số liệu nhân khẩu học của huyện Ngọc Lặc

Huyện Các đơn vị Diện tích (km2) Dân số năm 2012 (người) Số hộ gia đình Số hộ nghèo Tỷ lệ % hộ nghèo Xã Thị trấn Ngọc lặc 21 1 495.53 139,557 32,947 7,209 22.13%

*Nguồn: số liệu kinh tế-xã hội do Hội LHPN huyện cung cấp, 6/2013

4,5% dân số sống ở khu vực đô thị, tập trung ở thị trấn Ngọc Lặc. Buôn bán nhỏ, lao động làm thuê và lương là những nguồn thu nhập chính của các hộ dân cư ở thị trấn. Ở nông thôn, thành phần dân cư chủ yếu là nông dân với canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp mía, đường, cao su và phát triển trồng rừng như cây keo, luồng và các loại cây lấy gỗ khác. Một tỷ lệ nhỏ các hộ dân ở các xã có kinh doanh buôn bán các mặt hàng xén, đồ thủ công, may quần áo, bán các sản phẩm bia, bánh kẹo, nước ngọt.

70,4% dân số huyện Ngọc Lặc là dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Mường, tiếp theo là người Thái. Người Thái cư trú ở xã Phùng Minh, các xã còn lại chủ yếu là người Mường. Phần lớn người dân tộc Mường và Thái đều nói được tiếng Việt và tiếng Việt được sử dụng như là ngôn ngữ giao dịch hành chính chính thức. Tiếng Mường và Thái được sử dụng trong cộng đồng và hộ gia đình.

Thu nhập bình quân đầu người của toàn huyện là 14,1 triệu đồng/ năm. Đây là một mức thu nhập chưa cao. Mặc dù tỷ lệ buôn bán giao dịch chiếm nhiều nhất trong cơ cấu kinh tế của toàn huyện, khoảnh 46%, nhưng ở các xã, tỷ lệ nông lâm nghiệp vẫn cao nhất trong cơ cấu kinh tế. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện tương đối cao, chiếm 22.13% dân số, tương 30,247 người.

B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC XÃ VÙNG DỰ ÁN7

42. Trong 4 xã bịảnh hưởng của Ngọc Lặc, Nguyệt Ấn là xã có diện tích tự nhiên rộng nhất (gần 3.200ha) với dân số là 10,766 người, xấp xỉ với dân số của xã Kiên Thọ (là xã có diện tích tự nhiên lớn thứ 2 (2.965 ha). Phúc Thịnh là xã có diện tích tự nhiên nhỏ nhất (1.407 ha) và dân số cũng ít nhất trong 4 xã của vùng dự án.

43. Điều kiện kinh tế xã hội của 4 xã được trình bày tóm tắt trong Bảng III-2. Theo đó, cả 4 xã đều có tỷ lệ lớn là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là Mường). Xã có tỷ lệ dân số là người dân tộc thấp nhất là Kiên Thọ (60%) và xã cao nhất là Phùng Giáo (90%). Đây cũng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất (47,7%) trong khi ba xã còn lại, tỷ lệ này trong khoảng 29-33%. Hoạt động kinh tế của người dân 4 xã chủ yếu là làm nông-lâm nghiệp.

44. Điểm khác biệt ở Kiên Thọ so với 3 xã còn lại là tỷ lệ lao động nông nghiệp thấp nhất (60%) và là nơi có số lượng lao động di cư cao nhất (riêng phụ nữđã có tới 1.875 người đi làm ăn xa). Tỷ trọng kinh tế ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của xã cao nhất trong 4 xã (27% so với từ 5 đến 15% ở các xã còn lại). Thu nhập bình quân/ người ở Kiên Thọ đạt 12,9 triệu đồng/ng/năm, cao nhất trong nhóm 4 xã.

Trang 31

45. Nguyệt ấn: Các hoạt động kinh tế chính của người kinh là kinh doanh, buôn bán và làm các dịch vụ khác. Còn đối với người DTTS chủ yếu là làm nông nghiệp, không còn duy trì các nghề như: May, đan lát…. Bình quân thu nhập đầu người ở Nguyệt Ấn ở mức 12,0 triệu đồng.

46. Ở Phùng Giáo: Về cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành chủ yếu , chiếm 85 % ở Phùng Giáo. Sinh kế của người Kinh, Mường và Thái chủ yếu dựa vào đất. Cây nông nghiệp và lâm nghiệp chính của cả 2 xã là lúa, mía, luồng và keo. Khoảng 60% các hộ dân ở xã có nguồn thu từ nông nghiệp và mía, và luồng. Các sản phẩm luồng và keo được tư thương thu mua tại địa bàn. Mía (285 ha) và luồng (47 ha) là cây trồng cho thu nhập chính của người dân Phùng Giáo. Nhà máy đường Lam Sơn bao tiêu toàn bộ lượng mía trồng cho các hộ dân. Một số hộở các thôn trung tâm thường tham gia buôn bán nhỏ lẻ lương thực, thực phẩm, đồ tạp hóa, xay xát thóc gạo và ngô và làm thuê cho các hộ khác. Thu nhập bình quân/người theo tính toán của xã đạt mức 11,25 triệu, thấp nhất trong các xã bịảnh hưởng.

47. Phúc Thịnh nằm phía Tây của huyện, với 911 hộ dân, người Mường chiếm đa số (86% số hộ). Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông-lâm-thủy sản(79,9%), công nghiệp xây dựng chiếm 13,9% và chưa phát triển về dịch vụ thương mại (chỉ chiếm 6,2% trong cơ cấu kinh tế của xã). Ngành sản xuất chính là trồng lúa, mía, sắn , luồng… Tiểu thủ công gồm một số nghề chính như: xay xát, mộc dân dụng, đan lát. Một số hộ ven lộ hoặc khu trung tâm xã, gần trường học có mở các tiệm tạp hóa, buôn bán nhỏ. Bình quân thu nhập đầu người/năm ở Phúc Thịnh đạt 13 triệu đồng.

Nghèo đói.

48. Phùng Giáo là xã nghèo nhất trong 4 xã, là nơi có tỷ lệ người dân tộc cao nhất, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế cũng cao nhất. Số hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 50% số hộ toàn xã. Khoảng 15% người dân ở Phùng giáo vẫn còn thiếu ăn ít nhất 1 tháng trong năm. Những hộ này khi thiếu ăn thường nhận được lương thực hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ của Chính Phủ theo quy định. Theo số liệu kinh tế xã hội của xã, tuy thương mại dịch vụ chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp cao nhưng Kiên Th cũng là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 2 trong 4 xã vùng dự án (33,12%) sau Phùng Giáo (47,7%).

49. Phúc Thịnh còn 214 hộ nghèo, chiếm 23,5%. Trong đó, hộ người dân tộc là 199 (chiếm 93% số hộ nghèo). Nhóm hộ cận nghèo còn 226 hộ (24,8%), trong đó có 210 hộ dân tộc. Nguyệt Ấn là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ 3 trong 4 xã dự án (31%) nhưng là xã đông dân nên số hộ nghèo và cận nghèo cũng tương đương tổng số hộ của Phúc Thịnh hoặc Phùng giáo.

50. Các hộ DTTS nghèo thường chiếm tỷ lệ cao trên 60% của tổng số các hộ nghèo của mỗi xã. Nguyên nhân nghèo của các hộ DTTS được đặt ra trong các cuộc thảo luận nhóm thường bao gồm: Sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, đặc biệt là vấn đề nước tưới. Ruộng chỉ cấy được một vụ nên năng suất thấp. Thu nhập từ mía thì không ổn định do giá nông lâm sản lên xuống thất thường; Thiếu đất canh tác và thiếu vốn sản xuất; Thiếu kiến thức làm ăn, không nhạy bén; Gia đình neo đơn, cao tuổi hoặc có người ốm đau lâu dài trong hộ Hoặc do phụ nữ làm chủ hộ và có đông con, đông người ăn theo.

Giáo dục và y tế.

51. Các xã trong vùng dự án đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em đến tuổi được đến trường khá cao. Thấp nhất là xã Kiên Thọđạt 95% các em trong độ tuổi 5-15 được đến trường. Tuy nhiên, tỷ lệ nhập học đối với cấp học trung học phổ thông thì

Trang 32

thấp hơn, do các trường cấp 3 thường chỉ có ở các thị trấn và nhiều học sinh không đủ điểm thi vào cấp 3 hoặc nhà nghèo, trường xa nên phải thôi học sớm.

52. Các xã đều có trạm y tế xã. Với đội ngũ cán bộ y tế 5-6 người/trạm với trình độ chuyên môn bác sỹ, y sỹ, y tá và hộ lý đang quản lý và thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary health care) như tiêm chủng, phòng chống suy dĩnh dưỡng cho trẻ em; khám thai; phòng chống dịch, tuyên truyền về sự cần thiết gìn giữ vệ sinh môi trường. Tại các xã cũng có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tư nhân, chủ yếu là chăm sóc y tế theo phương thức truyền thống. Tất cả phụ nữ dân tộc thiểu sốđều sinh con tại trung tâm y tế xã. Người dân ở các thôn/bản đều có thể tiếp cận dễ dàng tới trạm y tế xã hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác.

53. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng khá cao ở cả 4 xã (từ 15% trở lên). Riêng Phúc Thịnh, có 19,8% không đạt chuẩn về cân nặng và 30,9% trẻ dưới 5 tuổi không đạt chuẩn về chiều cao. Riêng xã Phùng Giáo, từ năm từ năm 2014 được xét vào diện xã khó khăn và được hưởng trợ cấp của chương trình 135. Chính phủđã trợ cấp cho xã 1 tỷđồng/ năm đểđầu

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH TÁI ĐỊNH CƯ VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC THIỂU SỐ (REMDP (Trang 28)