105.Khung pháp lý và chính sách để giải quyết những tác động tái định cư của Dự án Bắc sông Chu, Nam sông Mã được lập trên cơ sở các chính sách và luật có liên quan của Chính phủ Việt Nam và Chính sách Tái định cư không tự nguyện của ADB (SPS 2009). Phần dưới đây trình bày các chính sách và luật liên quan và nhấn mạnh những điểm khác biệt, và trình bày các chính sách và nguyên tắc sẽđược áp dụng trong Dự án.
A. CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á VỀ TÁI ĐỊNH CƯKHÔNG TỰ NGUYỆN VÀ DÂN TỘC BẢN ĐỊA KHÔNG TỰ NGUYỆN VÀ DÂN TỘC BẢN ĐỊA
Chính sách của Ngân hàng Phát triển Châu Á về tái định cư không tự nguyện
106. Mục tiêu chung của chính sách ADB là phải bồi thường và hỗ trợ người BAH để khôi phục lại mức sống của họ tương đương với, nếu không được tốt hơn, với mức sống của họ trước khi có dự án.
107.Mục tiêu và nguyên tắc của chính sách tái định cư, như sau.
i. Sàng lọc dự án sớm để xác định những tác động và rủi ro về tái định cư bắt buộc trước đó, hiện tại, và tương lai. Quyết định qui mô lập kế hoạch tái định cư thông qua khảo sát và/hoặc điều tra dân số người BAH, kể cả phân tích giới, đặc biệt liên quan tới tác động và rủi ro tái định cư.
ii. Thực hiện tham vấn đúng nghĩa với người BAH, cộng đồng nhận tái định cư, và các tổ chức phi chính phủ liên quan. Thông báo cho tất cả những người BAH về quyền họđược hưởng và các phương án tái định cư. Đảm bảo sự tham gia của họ vào lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá các chương trình tái định cư. Đặc biệt chú ý đến nhu cầu của nhóm dễ bị tổn thương. Thành lập cơ chế giải quyết khiếu nại để nhận và tạo điều kiện giải quyết những quan tâm của người BAH. Hỗ trợ các thiết chế văn hoá và xã hội của những người phải di dời và cộng đồng nhận tái định cư.
iii. Cải thiện, hoặc ít nhất là phục hồi, sinh kế của tất cả những người BAH qua (i) các chiến lược tái định cư dựa vào đất nếu nguồn sinh kế BAH dựa vào đất, nếu có thể, hoặc bồi thường bằng tiền mặt với giá trị thay thếđối với đất nếu việc mất đất đó không làm ảnh hưởng tới sinh kế, (ii) nhanh chóng thay thế tài sản bằng việc có được tài sản có giá trị bằng hoặc cao hơn, (iii) nhanh chóng bồi thường theo chi phí thay thế đầy đủ cho tài sản không thể phục hồi, và (iv) nguồn thu và dịch vụ bổ sung qua hệ thống chia sẻ lợi ích, nếu có thể.
iv. Cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các đối tượng phải di dời cả về vật chất và kinh tế, bao gồm những hỗ trợ sau: (i) nếu phải di dời, đảm bảo quyền sử dụng an toàn đối với phần đất chuyển đến, điều kiện nhà ở tốt hơn tại các khu tái định cư với cơ hội việc làm và sản xuất tương đương như trước khi di dời, giúp đối tượng phải tái định cư hội nhập về kinh tế và xã hội với cộng đồng sở tại, mang những lợi ích của dự án tới cộng đồng sở tại; (ii) hỗ trợ trong giai đoạn chuyển đổi và hỗ trợ xây dựng, như chuẩn bị hạ tầng, tín dụng, đào tạo, hoặc tạo cơ hội việc làm, và (iii) cung cấp cơ sở hạ tầng dân sinh và dịch vụ cộng đồng theo yêu cầu.
Trang 51
v. Cải thiện mức sống của người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương khác bị BAH, kể cả phụ nữ, ít nhất đạt mức chuẩn tối thiểu của quốc gia. Ở những vùng nông thôn, cần đảm bảo các đối tượng này được tiếp cận đất đai và nguồn lực một cách hợp pháp và với chi phí hợp lý, ở khu vực thành thị cần đảm bảo cho họ nguồn thu nhập phù hợp và điều kiện tiếp cận nhà ở một cách hợp pháp và chi phí hợp lý.
vi. Xây dựng các qui trình, thủ tục minh bạch, nhất quán và công bằng nếu công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng biện pháp thương lượng, để đảm bảo những đối tượng đồng ý di dời có thể duy trì mức thu nhập và sinh kế bằng hoặc tốt hơn.
vii. Đảm bảo sao cho các đối tượng phải di dời không có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai hoặc quyền sử dụng đất được pháp luật công nhận cũng được hỗ trợ tái định cư và đền bù đối với tàn sản không phải là đất.
viii. Lập kế hoạch tái định cư trong đó nêu rõ về quyền những người BAH được hưởng, chiến lược khôi phục thu nhập và sinh kế, các sắp xếp thể chế, khung giám sát và báo cáo, kinh phí, kế hoạch thực hiện có giới hạn.
ix. Kịp thời công khai dự thảo kế hoạch tái định cư, kể cả tài liệu về quá trình tham vấn, trước khi thẩm định dự án, ở nơi dễ tiếp cận và theo hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối với người BAH và những bên liên quan khác. Công khai kế hoạch tái định cư cuối cùng và các thông tin cập nhật cho những người BAH và những bên liên quan khác.
x. Xây dựng và thực hiện một kế hoạch tái định cư bắt buộc như một phần của dự án hoặc chương trình phát triển. Đưa vào kế hoạch tất cả các chi phí tái định cư trong phần trình bày về chi phí và lợi ích của dự án. Đối với dự án có tác động lớn về tái định cư bắt buộc, phải xem xét thực hiện hợp phần tái định cư bắt buộc của dự án như một dự án riêng. xi. Chi trả bồi thường và các chếđộ chính sách tái định cư khác trước khi thực hiện di
dời tài sản hoặc kinh tế. Thực hiện kế hoạch tái định cư với sự giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình thực hiện dự án.
xii. Giám sát và đánh giá các kết quả về tái định cư, tác động của tái định cư tới mức sống của người BAH, và đánh giá xem đã đạt được các mục tiêu của kế hoạch TĐC hay chưa, bằng cách xem xét các điều kiện cơ bản trước khi tái định cư và kết quả giám sát tái định cư. Công khai các báo cáo giám sát.
Chính sách của Ngân hàng Phát triển châu Á về người bản địa
108.Theo tuyên bố chính sách bảo trợ của ADB, thuật ngữ dân tộc bản địa được dùng theo nghĩa rộng để chỉ một nhóm văn hóa, xã hội, dễ bị tổn thương, khác biệt có các tính chất sau ở những mức độ khác nhau:
i. Tự xác định mình là thành viên của một nhóm văn hóa riêng biệt và điều đó được các nhóm khác công nhận;
ii. Gắn bó tập thể tới môi trường sống riêng biệt về mặt địa lý và hoặc lãnh thổ của tổ tiên để lại nằm trong vùng dự án và cùng chung nguồn tài nguyên thiên nhiên trong những môi trường và lãnh thổđó;
iii. Có các thể chế văn hóa, kinh tế, xã hội hay chính trị, phong tục tập quán riêng biệt khác với phong tục tập quán của xã hội và văn hóa chủđạo; và
iv. Có ngôn ngữ riêng biệt, thường khác với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hay của vùng.
Trang 52
109.Chính sách bảo trợ xã hội số 3 của ADB đã đưa ra những yêu cầu bắt buộc bên vay/ khách hàng phải đáp ứng trong việc cung cấp các biện pháp bảo vệ người dân bản địa cho các dự án được ADB. Nó cũng đề cập đến các mục tiêu của một EMDP và phạm vi áp dụng, và nhấn mạnh các yêu cầu liên quan đến (i) thực hiện đánh giá tác động xã hội và quá trình lập kế hoạch, (ii) chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động xã hội và các văn bản tài liệu về dự án; (iii) công bố thông tin và thực hiện tham vấn, bao gồm cả việc xác nhận sựđồng ý của cộng đồng dân tộc bản địa bị ảnh hưởng với các hoạt động của dự án được lựa chọn; (iv) thành lập một cơ chế khiếu nại, và (v) giám sát và báo cáo. Những điều trên đã thiết lập các yêu cầu chính sách sẽ bảo vệ quyền của các dân tộc dân thiểu số nhằm duy trì, giữ gìn bản sắc văn hóa của họ, thực hành, và môi trường sống và để đảm bảo rằng các dự án ảnh hưởng đến họ sẽ có biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền này.
B. CÁC LUẬT VÀ QUI ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÁI ĐỊNH CƯ KHÔNG TỰNGUYỆN VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ NGUYỆN VÀ DÂN TỘC THIỂU SỐ
Quy định của Chính phủ Việt Nam về tái định cư
110.Các tài liệu chính liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm:
i. Luật đất đai số 13/2003/QH11, qui định về quản lý đất đai. Luật đất đai năm 2013 thay thế cho những luật đã ban hành trước đây vào năm 1987 và 1993.
ii. Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ chi tiết một số điều trong Luật Khiếu nại.
iii. Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, các qui định liên quan đền bù và di dời của người bịảnh hưởng do giải phóng mặt bằng đểđầu tư các dự án.
iv. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/04/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành qui định về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn yêu cầu về tham vấn và tham gia của người dân trong xã.
v. Nghịđịnh 16/2005/NĐ-CP, về việc thực hiện Luật Xây dựng.
vi. Nghị định 182/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
vii. Nghịđịnh 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai.
viii. Nghịđịnh 188/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004 qui định các phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
ix. Thông tư 145/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 hướng dân thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Nghịđịnh 123/2007/NĐ-CP.
x. Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
xi. Nghị định 131/2006/NĐ-CP, về quản lý và sử dụng Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
xii. Nghị định 123/2007/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
Trang 53
xiii. Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 qui định bổ sung về việc cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại vềđất. xiv. Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 qui định bổ sung về qui hoạch đất, giá
đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
xv. Thông tư số 14/2009/TT-TNMT ngày 01/10/2009 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP và Nghịđịnh 69/2009/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trình tự và thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
xvi. Nghị định 70/2001/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành luật Hôn nhân và gia đình trong đó có qui định những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất phải đứng tên cả hai vợ chồng.
xvii. Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ngày 27/11/2009.
xviii. Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 11 năm 2012 về Chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
xix. Nghị định 42/2012/NĐ-CP, ngày 11/05/2012 qui định về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.
Luật và qui định của chính phủ về Người dân tộc thiểu số
111.Chính phủ Việt nam ban hành rất nhiều chính sách về DTTS, trong đó có thể gộp lại thành 3 nhóm chính sách cơ bản như sau: (i) Nhóm chính sách liên quan đến tạo điều kiện cho việc định canh định cư cho dân tộc thiểu số; (ii) Nhóm thứ hai liên quan đến tạo điều kiện phát triển kinh tế- văn hoá - xã hội nói chung cho dân tộc thiểu số; và (iii) Nhóm thứ 3 liên quan đến giao đất và quản lý đất ở vùng miền núi và có dân tộc thiểu sốđang sinh sống.
Nhóm thứ nhất gồm các chính sách cụ thể như sau:
i.Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010. ii. Quyết định số 134/2004/QĐ_TTg ban hành ngày 20/07/2004 của Thủ tưởng chính phủ về các chính sách hỗ trợđất sản xuất, đất nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (hay còn gọi là Chương trình 134)
iii. Nghị quyết số 24/ND-TW ban hành ngày 12/03/2003 của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng về nhiệm vụ của các dân tộc thiểu số.
iv. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 393/TTg ngày 10/06/1996 về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng và sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và miền núi.
Nhóm thứ 2 gồm các chính sách cụ thể như sau:
i. Quyết định 551/QD-TTg ban hành ngày 2013/04/04 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợđầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất của các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các xã trong vùng an toàn khu (trong thời gian chiến tranh Pháp), làng khó khăn (gọi tắt là Chương trình 135).
Trang 54
ii. Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý để tăng cường nhận thức và hiểu biết về pháp luật về người dân tộc thiểu số nghèo tại các huyện nghèo trong giai đoạn 2011-2020.
iii. Quyết định số 236/QĐ-UBDT ban hành ngày 30/07/2009 bởi Uỷ Ban Dân tộc về việc thành lập Ban nghiên cứu và phát triển các chương trình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 đối với các xã và thôn/bản khó khăn nhất tại vùng núi và vùng dân tộc
iv. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc ban hành một số chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
v. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 về việc ban hành một số chính sách hỗ trợđồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách. hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân.
vi. Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 525/TTg ban hành ngày 02/11/1993 về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế xã hội miền núi.
Nhóm thứ 3 gồm các chính sách cụ thể như sau:
i. Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 132/2002/QĐ-TTg ngày 8/10/2002 về giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗở Tây Nguyên.
ii. Nghịđịnh của Thủ tướng chính phủ số 163/CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
iii. Quyết định của Hội đồng bộ trưởng số 327-CT ngày 15/9/1992 về quy định một số chủ trương, chính sách sử sụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước (hay còn gọi là Chương trình 327)
C. SO SÁNH GIỮA CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á